Đã đến lúc nhìn nhận lại tầm quan trọng của thế hệ Millennials trong môi trường công việc

Bài ELLE Man

Thế hệ Millennials (hay còn gọi là Thế hệ Thiên Niên Kỷ) là lớp người sinh ra và lớn lên vào những năm cuối cùng của thiên niên kỷ trước. Họ sống và trưởng thành trong thời kỳ bùng nổ của cách mạng truyền thông xã hội nên mang những sự giao thoa thú vị giữa mới và cũ. Ấy vậy mà trong những con mắt khắc khe của thế hệ cũ, giá trị và vai trò của họ trong xã hội dường như vẫn chưa được nhìn nhận đúng mực. Nhưng nhanh chóng thôi, đây chính là trở thành nguồn lực lao động chính trên toàn thế giới trong tương lai. Đã đến lúc nhìn nhận lại vai trò của thế hệ Thiên Niên Kỷ!

Nhiều năm trước, giá trị của thế hệ Millennials (1980-1995) trong các công ty thường không được đánh giá cao vì sự cách biệt và định kiến giữa các thế hệ. Millennials không chỉ là thế hệ của “những cái Tôi quá lớn” hay “chỉ biết hưởng thụ và sống không mục đích” như ta thường nghe, cũng đã qua lâu rồi cái thời họ là “thế hệ học việc non trẻ” trong con mắt của các nhà tuyển dụng, mà ngày nay thế hệ Millennials đang mang những giá trị cao hơn thế cũng như cáng đáng những chức vụ quan trọng. Đã đến lúc cần nhìn lạ và hỏi rằng, liệu ai mới là người đang mang lại những ý tưởng sáng tạo và sở hữu nhiều kỹ năng đa dạng nhất hiện nay? Là tầng lớp lãnh đạo cũ hay chính là thế hệ Millennials?

Ảnh: ART + Marketing
Ảnh: ART + Marketing

Theo phân tích của Manpowergroup (tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực nhân sự lớn thứ ba trên thế giới) thì vào năm 2020, những người thuộc thế hệ Millennials sẽ chiếm khoảng 35% lao động thế giới và trở thành nguồn lực lao động chính, trong khi đó thế hệ Z (những người sinh từ năm 1995-1996 trở đi) là 24%. Nhưng từ nhiều năm về trước và thậm chí là đến ngày hôm nay, công dân thế hệ Millennials không được coi trọng hay nói cách khác họ bị “hoảng loạn” vì các công ty không sẵn sàng làm mọi thứ theo một cách khác.

Theo như Emma Gannon – tác giả của The Multi-Hyphen Method – cuốn sách nói về bức tranh môi trường làm việc trong tương lai – chia sẻ rằng thế hệ Millennials thường bị “gắn mắc” là những nhân viên nhận lệnh, vai trò của họ bị hạn chế trong những môi trường làm việc cứng nhắc và lỗi thời. Đó là những nơi có những lãnh đạo quá an toàn, họ không dám và không có khả năng thực hiện công việc một cách khác biệt.

Ảnh: YouGov
Ảnh: YouGov
Thế

Như đã nói, Millennials là một thế hệ sinh ra và trưởng thành trong thời khắc giao thoa của những giá trị cũ và mới, thời điểm bùng nổ của kỹ thuật số. Họ được tiếp cận nhiều với những phát minh mới mẻ của nhân loại. Họ sinh ra khi công nghệ bắt đầu phát triển, và lớn lên khi các phương tiện truyền thông xã hội là công cụ kết nối mọi người. Thế hệ Millenials là những người luôn trải nghiệm và thử giải quyết vấn đề với nhiều cách khác nhau ngay từ khi rất nhỏ.

Emma Gannon nói rằng: “Thế hệ Millennials đối với tôi (cũng là millennials) là những người được trải nghiệm tiên phong từ rất sớm, tôi lớn lên trong việc làm quen và gắn bó với MySpace, tự dạy bản thân viết code, học HTML cơ bản, thử tạo ra những hình ảnh trực quan thú vị trên các nền tảng kỹ thuật thú vị. Hầu hết bạn bè của tôi cũng vậy, chúng tôi thường tụ tập sau giờ học và mày mò tạo các trang website, hay trải nghiệm những điều mới mẻ như chụp ảnh lẫn nhau, vọc các phần mềm chỉnh sửa rồi đăng lên internet”. 

Nhưng khi áp dụng những kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề vào trong công việc, thế hệ Thiên Niên Kỷ thường sẽ “hoảng loạn” và chán chường khi nhận ra rằng các công ty không sẵn sàng tiếp nhận các cách giải quyết của họ, hay môi trường làm việc họ đang gắn bó không chịu “mở mang” để thay đổi và sẵn sàng phá vỡ hiện trạng vốn sẵn có.

Thệ hế này, với cách làm việc “bùng nổ” và biết nhiều hướng giải quyết cho một vấn đề nhanh gọn, như một mặt tương phản hoàn toàn với những thế hệ khác. Tính cách này ảnh hưởng bởi chính thời kỳ mà họ sinh trưởng với sự bùng nổ của công nghệ số với sự dung nạp của rất nhiều trào lưu văn hóa. Emma nói rằng: “Millennials là lớp người sinh trưởng gắn liền với việc tự học nhiều thứ, nên đối với họ, việc bị quăng vào một môi trường có văn hóa làm việc cứng nhắc đã tồn tại trong 50 năm thì chẳng khác gì một nhà tù cả, bởi vì phần đông họ biết rằng luôn có những con đường tắt khách nhau, ngắn hơn và hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề. Nhưng đó cũng là lý do khiến cho họ không được lòng lớp lãnh đạo và nhà tuyển dụng già cỗi. Họ cũng chán ngán những công việc họp hành vô bổ và tốn kém thời gian. Họ thích làm hơn nói”.

Nhưng dường như mọi thứ đang có sự chuyển biến tích cực, như quy luật vận động của thời cuộc thì văn hóa công sở cũng đã dần thay đổi khi nhiều nơi đã nhìn nhận đúng mực vai trò của thế hệ Millennials. Mục tiêu và định hướng nghề nghiệp của thế hệ Millennials không giống như thế hệ Z (sinh sau 1995) hay Baby Boomers (sinh trong giai đoạn 1946 – 1964). Họ không đi theo lối mòn của cha ông khi đi theo mô-típ “mong muốn một công việc lương ổn, thăng chức và tăng lương đều đặn theo quy trình là xong một đời”. Như Emma Gannon ghi rất rõ trong cuốn sách của mình, cô nói rằng thế hệ này sẵn sàng nhận một mức lương thấp hơn so với tính chất công việc miễn là họ được làm việc trong một công ty có môi trường làm việc tốt, đem lại cho họ không gian thăng hoa sáng tạo, có cơ hội phát triển kỹ năng bản thân và được đánh giá đúng với năng lực và cố gắng của bản thân, và quan trọng hơn hết là họ phải có được một chất lượng cuộc sống tốt và cân bằng đi kèm.

Ảnh: IndustryWeeks
Ảnh: IndustryWeeks

Một tiêu chí khác của thế hệ Millennials mong muốn ở nơi làm việc chính là yếu tố đa dạng. Đa dạng ở đây là thấu đáo, cởi mở, tôn trọng sự khác biệt của từng cá nhân của lãnh đạo cấp trên và đồng nghiệp công ty. Thế hệ Millennials luôn mong muốn ý kiến của mình được lắng nghe, thấu hiểu và đánh giá khách quan. Kết quả nghiên cứu của Deloitte cho thấy các doanh nghiệp có tính đa dạng cao sẽ thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài hơn so với những công ty kém đa dạng. Báo cáo năm 2017 của Deloitte về chủ đề “Tính đa dạng và hòa nhập trong công ty” kết luận: “Doanh nghiệp cần xem xét thực hiện những thay đổi về cấu trúc, ứng dụng các giải pháp minh bạch và hướng đến thông tin. Lãnh đạo doanh nghiệp cần cọ xát với thực tiễn để nhận ra các thành kiến có ảnh hưởng như thế nào tới việc đưa ra quyết định kinh doanh, quyết định tuyển dụng và kết quả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp”.

Ảnh: diversifiedus.com
Ảnh: diversifiedus.com

Năm 2018 chúng ta vừa đón một làn sóng những “tân binh” sinh năm 97 – 98 bước vào thị trường lao động. Nghĩa là chẳng bao lâu nữa lực lượng ứng viên trẻ này sẽ trở thành lao động chủ lực, là đối tượng chủ yếu mà các nhà tuyển dụng tiếp xúc mỗi ngày.

Dòng chảy công nghệ, xã hội và các trào lưu chưa bao giờ diễn ra nhanh đến như vậy, việc vận động không ngừng là điều bắt buộc để không bị rơi vào vòng xoáy đào thải. Không còn vị trí cho những suy nghĩ thủ cựu, những lớp đi trước dần nhìn nhận và quay ngược trở lại học hỏi thế hệ trẻ hơn để tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp mang sự giao hòa và tôn trọng giữa kinh nghiệm của cái cũ và sáng tạo của cái mới.

Millennials là một thế hệ dung nạp, là kết quả của một xã hội không ngừng chuyển động. Với tinh thần YOLO (you only live once), Millennials vẫn được nhìn nhận là thế hệ của hy vọng và là bản lề của tương lai với chức năng trở thành cầu nối truyền thụ lại cho thế hệ Z tiếp theo. Millennials đang sống theo một cách khác biệt, nhưng đồng thời cũng đem đến những giá trị khác biệt cho xã hội và mong muốn được đón nhận và cống hiến cho sự phát triển chung.

Thế

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Lược dịch: Vanielice (nguồn tham khảo: Mashable)

No more