Kỹ năng 20/10/2024

7 phương pháp chi tiêu giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính

Bài Tuan Anh

chi tiêu
Hiện nay, rất nhiều phương pháp chi tiêu thông minh giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

 

Việc lập bảng thống kê chi tiêu có thể giúp bạn theo dõi tình hình tài chính của mình. Ngoài ra, nó cũng góp phần để bạn quản lý số tiền tiết kiệm cũng như dự đoạn các sự kiện khác trong đời.

 

Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu các phương pháp chi tiêu thường thấy giúp bạn quản lý tốt và đạt được mục tiêu tài chính của bản thân.

body language

1. Phương pháp chi tiêu truyền thống

 

Đây có thể là phương pháp hiệu quả nếu bạn chú trọng đến chi tiết và tính toán từng mục riêng biệt. Cụ thể, bạn sẽ tính tổng số tiền phải trả cho từng mục cụ thể như tiền lương, tiền lãi, khoản thế chấp, hàng tiêu dùng, những tiện ích sử dụng, chi phí điện nước,…

 

Khi bạn cộng tổng số tiền chi tiêu xong, hãy so sánh với thu nhập. Dựa theo mục tiền muốn tiết kiệm, bạn sẽ cân đo từng hạng mục phải trả để chừa ra khoảng cần thiết cho dự phòng.

chi tiêu
Ảnh: Unsplash

2. Đặt mục tiêu tiết kiệm

 

Với phương pháp này, nghĩa là bạn tiết kiệm phần lớn thu nhập trước, rồi dùng phần còn lại để trang trải các chi phí và nhu cầu giải trí. Nó bao gồm các bước:

 

– Tính tổng lương của bạn.

 

– Tính số tiền tiết kiệm mà bạn muốn có trong nửa năm, một năm.

 

– Tính tiền tiết kiệm mà bạn phải bỏ mỗi tháng.

 

– Láy tiền lương trừ đi phần tiết kiệm đó. Còn lại bạn có thể dùng cho chi tiêu hàng ngày.

 

3. Chi tiêu theo phương pháp phong bì

 

Đây là phương pháp cho phép bạn chia nhỏ thu nhập hàng tháng thành các danh mục khác nhau.

 

Cụ thể, bạn sẽ lấy một vài chiếc phong bì với những danh mục chi phí cụ thể, như tiền nhà, tiền hàng hoá tiêu dùng, tiền thanh toán khoản vay. Ví dụ, bạn cần mua sắm thực phẩm, hãy lấy số tiền từ phong bì đã phân loại trước đó để sử dụng.

 

Phương pháp này giúp bạn tránh việc dùng quá mức trong bất kì danh mục nào. Nếu trường hợp chi tiệu quá mức xảy ra, bạn cần phân bổ lại số tiền đã để trong các phong bì khác. Hãy cân nhắc sử dụng phương pháp này để xác định các khoản chi có giá trị nhất, cả những lĩnh vực mà bạn muốn tiết kiệm nhiều trong tương lai.

tài chính
Ảnh: Pexels

4. Phương pháp chi tiêu 50/30/20

 

Nguyên tắc 50/30/20 yêu cầu bạn phân bổ 50% ngân sách cho các chi phí bắt buộc, 30% cho các khoản phát sinh, 20% cho khoản tiết kiệm và thanh toán các khoản nợ.

 

Cách này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang lập ngân sách chi tiêu lần đầu vì nó cho phép chúng ta xác định những khoản nào là cần thiết. Bạn có thể áp dụng và điều chỉnh mục tiêu tài chính vào những mục đích quan trọng.

 

5. Phương pháp tài khoản phụ

 

Phương pháp này khuyến khích bạn mở nhiều tài khoản tiết kiệm để tách riêng số tiền đang có. Việc làm này giúp bạn đạt được những mục đích khác nhau như tiền tiết kiệm bệnh tật, tiền để dành đi du lịch,… Bạn có thể chia tổng số tiền cho số tháng bạn cần để đạt được mục tiêu, sau đó tìm ra số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng.

chi tiêu
Ảnh: Pexels

6. Phương pháp chi tiêu 60%

 

Bạn sẽ phân bổ 60% thu nhập cho các khoản chi tiêu thiết yếu. Thay vì dùng 20% để tiết kiệm, trong giải pháp này bạn sẽ chia 40% thu nhập để tiết kiệm. Trong 40% đó, bạn có thể chia thành các mục: hưu trí, tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm dài hạn, thu nhập khả dụng.

 

7. Phương pháp 80/20

 

Với phương pháp này, bạn sẽ dành 20% tiền lương thực lĩnh vào tiết kiệm, 80% còn lại để chi tiêu. Ví dụ, nếu thu nhập hàng tháng của bạn là 15 triệu, bạn có thể gửi 3 triệu vào tài khoản tiết kiệm. Số tiền này sẽ giúp bạn có 12 triệu cho các khoản chi tiêu, bao gồm cả nhu cầu và mong muốn của bản thân.

 

Đối với phương pháp lập ngân sách này, hãy cân nhắc thiết lập lệnh rút tiền tự động từ tài khoản thanh toán của bạn. Điều này giúp dòng tiền của bạn luôn ổn định.

chi tiêu
Ảnh: Tư liệu

________

Bài: An An

Tham khảo: indeed

No more