Kỹ năng 27/10/2024

5 cách giải quyết xung đột tại nơi làm việc

Bài Tuan Anh

xung đột
Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc, nơi mọi người đến từ nhiều vùng miền với quan điểm và tính cách khác nhau. Làm sao giải quyết các xung khắc đó? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

 

Xung đột tại nơi làm việc là điều không thể tránh khỏi, và có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này như: Hiểu lầm hoặc kỹ năng giao tiếp kém; khác biệt về ý kiến, quan điểm hoặc tính cách; những thành kiến, khuôn mẫu; dự khác biệt trong phong cách làm việc, xử lý vấn đề,… Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể gây ra tổn thất về năng suất và sự không hài lòng của nhân viên, đồng nghiệp. Làm sao để khắc phục các mâu thuẫn một cách tốt nhất? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Né tránh những xung đột không cần thiết

 

Né tránh xung đột là chiến lược phù hợp nhất, phù hộp trong những tình huống mà mối quan hệ đó không quá quan trọng.

 

Mặc dù bạn khó có thể gặp phải tình huống này tại nơi làm việc, nhưng chúng có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chiếc xe buýt công cộng và người hành khách bên cạnh bạn nói chuyện ầm ĩ. Bạn có thể không bao giờ gặp lại người đó nữa, thì việc tránh xung đột bằng cách làm ngơ, bỏ qua tiếng ồn là điều hợp lý.

 

Tuy nhiên trong môi trường làm việc, việc tránh né có thể gây bất lợi vì bạn cần duy trì mối quan hệ lâu dài với đồng nghiệp. Bạn chỉ nên né tránh xung đột tạm thời, sau đó vẫn cần tìm kiếm biện pháp giải quyết gốc rễ vấn đề.

xung đột
Ảnh: Unsplash

2. Cạnh tranh

 

Cạnh tranh là một chiến lược khi bạn biết mình phải ra quyết định vì mục tiêu chung và bỏ qua sự khó chịu, bất hợp tác của đối phương. Ví dụ: Khi cần đưa ra một quyết định về sự kiện nào đó khi làm việc, vì mục tiêu chung, bạn chấp nhận bỏ qua sự cáu kỉnh của đồng nghiệp để giúp mọi chuyện trôi chảy.

 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng phương pháp cạnh tranh trong những tính huống quan trọng, và nó xảy ra sai sót, nó làm tổn hại đến công việc chung.

 

3. Nhượng bộ xung đột

 

Nhượng bộ là một chiến lược giải quyết xung đột trong đó bạn chấp nhận nhu cầu hoặc ý kiến của bên kia, khi mối quan hệ quan trọng hơn mục tiêu cá nhân của bạn.

 

Chiến lược này hữu ích khi bạn đưa ra một ý tưởng trong một cuộc họp và đồng nghiệp phản bác rằng nó có thể gây tác động tiêu cực. Bạn có thể chọn từ bỏ ý tưởng của mình để giữ gìn mối quan hệ. Ngoài ra, phương pháp này có thể giúp giảm bớt căng thẳng, đặc biệt nếu người khác đang tức giận hoặc thù địch.

 

Mặc dù nhượng bộ có thể là một cách tiếp cận hiệu quả trong nhiều tình huống, nhưng cần cân nhắc liệu bạn có đang sử dụng nó để tránh xung đột hay không. Việc luôn luôn chấp nhận ý kiến của người khác có thể dập tắt cơ hội cho sự đổi mới và giải quyết vấn đề sáng tạo.

 

Nếu là một nhà lãnh đạo, hãy chú ý đến việc nhân viên của bạn có thường xuyên phải nhượng bộ hay không. Nếu bạn tạo ra một môi trường an toàn, bạn sẽ khuyến khích tranh luận lành mạnh để đi đến sự hợp tác tốt hơn và tìm ra giải pháp sáng tạo.

công việc
Ảnh: Unsplash

4. Thỏa hiệp

 

Thỏa hiệp là chiến lược giải quyết xung đột trong đó cả hai bên đều từ bỏ một số nhu cầu để đạt được thỏa thuận. Đây được xem là chiến lược “lose-lose” vì không bên nào hoàn toàn đạt được mục tiêu.

 

Chiến lược này hiệu quả khi cả hai bên đều quan tâm vừa phải đến mục tiêu và mối quan hệ. Ví dụ, nếu bạn và đồng nghiệp cùng muốn lãnh đạo một dự án, cả hai có thể thỏa hiệp để cùng lãnh đạo hoặc luân phiên lãnh đạo.

 

Thỏa hiệp đòi hỏi bạn phải suy nghĩ xa hơn và chấp nhận rằng sẽ không thể đáp ứng mọi nhu cầu của mình. Lợi ích của thỏa hiệp là cả hai bên đều coi trọng mối quan hệ của mình và sẵn sàng hy sinh để đạt được một giải pháp mà cả hai có thể chấp nhận.

 

5. Hợp tác xung đột

 

Hợp tác là chiến lược giải quyết xung đột lý tưởng, nơi cả hai bên cùng làm việc để tìm ra giải pháp đáp ứng nhu cầu của cả hai. Đây là một chiến lược đôi bên cùng có lợi, khác với thỏa hiệp, nơi cả hai bên đều không đạt được mục tiêu đầy đủ.

 

Hợp tác hữu ích trong tình huống mà cả hai bên đều có mục tiêu quan trọng và cần duy trì mối quan hệ tích cực. Ví dụ, nếu một nhân viên không hoàn thành tốt vai trò, việc hợp tác tìm ra giải pháp sẽ cải thiện hiệu suất và duy trì mối quan hệ.

 

Chiến lược này cho phép các bên tìm ra nguyên nhân xung đột và tìm ra giải pháp sáng tạo, đồng thời củng cố tinh thần đoàn kết trong đội nhóm.

xung đột

_______

Bài: Thùy Dung

No more