khủng hoảng
Mệt mỏi vì khủng hoảng là trạng thái kiệt sức và căng thẳng do phải đối mặt với các biến cố kéo dài hoặc lặp lại. Trong thời đại mạng xã hội và truyền thông bão hòa, con người liên tục tiếp xúc với những vấn đề tiêu cực toàn cầu, khiến việc thoát khỏi áp lực trở nên khó khăn.
Tình trạng khủng hoảng này dần ảnh hưởng đến sức khỏe, biểu hiện qua sự suy nhược thể chất, tách biệt tinh thần và thờ ơ trước các biến động xã hội. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu cách giúp bạn ổn định tinh thần hơn qua bài viết sau.
1. Cho phép bản thân được nghỉ ngơi
Dù việc này có vẻ khó khăn, nhưng chúng ta hãy hiểu tầm quan trọng của việc tạm ngưng tiếp nhận thông tin từ tin tức và mạng xã hội. Có thể bạn đang mong muốn trở thành một người tham gia tích cực, có trách nhiệm với những sự kiện đang diễn ra, nên việc tạm ngắt kết nối đôi khi khiến bạn thấy không thoả đáng.
Tuy nhiên, việc ưu tiên bảo vệ sức khoẻ tinh thần sẽ giúp bạn có khả năng hỗ trợ các phong trào hiệu quả hơn so với việc bạn đang kiệt sức vì mệt mỏi. Cập nhật tin tức là điều cần thiết, nhưng quan trọng là bạn phải cho bản thân mình khoảng nghỉ trước những luồng sự kiện căng thẳng liên tục.
2. Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng
Giảm thiểu sự tiếp nhận các tin tức cụ thể liên quan đến cuộc khủng hoảng có nghĩa là bạn không cần thiết phải theo dõi mọi diễn biến dù là nhỏ nhất. Nếu bạn quan tâm, chỉ cần cập nhật để biết những gì đang diễn ra, tránh việc khiến bản thân mình bị quá tải. Bạn có thể đặt giới hạn về thời gian xem tin tức cũng như các phương tiện truyền thông để đạt được điều này.
3. Quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn
Bạn nên dành thời gian để thư giãn và chăm sóc bản thân. Mệt mỏi do khủng hoảng có thể sẽ khiến bạn kiệt sức, vì vậy quan tâm đến bản thân là rất quan trọng. Hãy đảm bảo bạn ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
4. Điều chỉnh lại tình thế
Thay đổi cách suy nghĩ có thể tác động đáng kể đến cảm nhận của bạn về tình hình lúc đó. Kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức thường được sử dụng trong liệu trình của các chuyên gia trị liệu, nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể tự thực hành phương pháp này.
Khi đối mặt với tình huống gây căng thẳng và mệt mỏi, bạn hãy tự nhắc mình rằng, tình trạng khủng khoảng này chỉ xảy ra tạm thời chứ không kéo dài mãi mãi.
5. Hãy hành động khủng hoảng
Mệt mỏi vì khủng hoảng đôi khi dẫn đến cảm giác không thể làm được gì. Bạn có thể muốn giải quyết vấn đề, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu hoặc làm thể nào để đóng góp cho đại cuộc. Cảm giác bất lực này sẽ làm tăng cảm giác căng thẳng mệt mỏi.
Thay vì khiến bản thân kiệt sức thêm vì cập nhật tin tức liên tục trên mạng xã hội, hãy tìm kiếm hành động thiết thực mà bạn có thể thực hiện để tạo ra sự thay đổi cho cộng đồng. Bạn nên nhớ bạn không thể giải quyết mọi vấn đề một mình, và cũng không ai kỳ vọng điều đó ở bạn cả. Nhắc nhở bản thân rằng, ai cũng có những kỹ năng, tài năng và tri thức nhất định để đóng góp cho thế giới này.
6. Học cách nói chuyện với người khác
Nói chuyện với bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi mọi việc đang trở nên quá tải. Nếu thật sự cần hỗ trợ, bạn cũng có thể tìm đến chuyên gia về sức khoẻ tinh thần để nhận được lời khuyên đúng đắn.
7. Thiết lập ranh giới
Những thay đổi tại nơi làm việc nghĩa là nhiều người đang làm việc từ xa, điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Việc tạo ra ranh giới rõ ràng như thiết lập không gian làm việc riêng, tránh làm việc ngoài giờ, tìm cách đánh dấu sự rõ ràng giữa mốc thời gian bạn làm việc và khi bạn không làm việc, điều này có thể giúp ích rất nhiều để giảm bớt sự mệt mỏi vì khủng hoảng.
8. Tuân thủ lịch trình cụ thể khủng hoảng
Khi bạn đang đối mặt với nhiều khủng hoảng, việc duy trì thói quen thường xuyên có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Khi có một thói quen và được lặp đi lặp lại, bạn sẽ kiểm soát được căng thẳng và lo lắng. Ngoài việc thúc đẩy những việc lành mạnh, lịch trình này cũng hỗ trợ bạn cảm thấy được năng suất hiệu quả và tập trung dễ dàng hơn.
9. Trò chuyện cùng chuyên gia trị liệu
Nếu bạn đang vật lộn với tình trạng mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động thông thường, thì đã đến lúc bạn tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ một chuyên gia. Từ đó, bạn có cơ hội để nói ra những cảm xúc, và chuyên gia sẽ đưa đến cho bạn liệu pháp phù hợp để gắn kết hơn với thế giới xung quanh.
______
Bài: Mẫn An
Tham khảo: indeed