Xử lý những thay đổi trong công việc là điều mà bạn phải gặp ít nhất một lần trong sự nghiệp. Nó có thể thuộc vào các trường hợp như người quản lý của bạn bị thay đổi bởi nhân vật mới, thay đổi môi trường làm việc, nhận việc mới, đảm đương khối lượng công việc lớn hơn khi công ty tiến hành cắt giảm nhân viên. Điều này thường khiến chúng ta dễ gặp căng thẳng, không biết xử lý như thế nào. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu cách để bạn đối mặt với tình trạng trên.
1. Nhận biết được sự thay đổi
Bước đầu tiên để đối phó với sự thay đổi trong công việc là chấp nhận rằng điều đó không thể tránh khỏi. Bạn hãy thử tạo ra một lời khẳng định tích cực mà bản thân có thể lặp đi lặp lại khi nghĩ về nó. Ví dụ như. “Điều đó đang diễn ra, rồi cũng sẽ ổn thôi”. Sau khi chấp nhận được sự thật, bạn có thể cảm thấy ít căng thẳng hơn.
2. Đánh giá mức độ kiểm soát của bạn
Khi nhận ra sự thay đổi đang diễn ra tại nơi làm việc, bạn hãy tự hỏi bản thân xem có thể kiểm soát được bao nhiêu trong tình huống đó. Hiểu được mức độ trách nhiệm cá nhân đối với sự thay đổi có thể giúp bạn đưa mọi thứ vào đúng vị trí. Nếu nhận ra rằng bạn có ít hoặc không có quyền kiểm soát thay đổi, hãy tự nhủ bản thân hãy bình tĩnh cho đến khi có vấn đề gì đó mà bạn có thể can thiệp nhiều hơn.
3. Giữ lịch trình đều đặn nhất có thể
Khi thời điểm thay đổi đến gần hơn như sếp mới chuẩn bị nhận việc hoặc cắt giảm nhân sự, hãy cố gắng duy trì thói quen hàng ngày để giúp bạn cảm thấy bản thân mình vẫn kiểm soát được một số khía cạnh nhất định trong cuộc sống và công việc. Ví dụ, nếu bạn có thói quen cho mèo ăn vào mỗi sáng, hãy duy trì thói quen đó với những hoạt động nhỏ khác mà bạn thường làm trong ngày. Khi lên công ty, nếu bạn vẫn dùng cà phê vào buổi chiều, hãy tiếp tục thực hiện nó. Điều này giúp chúng ta cảm thấy hài lòng và an tâm phần nào.
4. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh công việc
Đôi khi mọi người sử dụng thực phẩm để mang lại sự thoải mái khi đối mặt với thay đổi đột ngột về công việc. Để đảm bảo bạn đang có chế độ ăn uống lành mạnh, đồng thời cân nhắc ghi lại nhật ký thực phẩm trong suốt một ngày. Trước khi đi ngủ, bạn có thể xem và suy ngẫm về sự lựa chọn thực phẩm của mình. Khi đã nhận thức được những gì đang ăn, bạn sẽ đưa ra quyết định về bữa ăn lành mạnh hơn cho ngày hôm sau.
5. Đừng quên thêm việc tập thể dục vào thói quen của bạn
Khi gặp những thay đổi trong công việc một cách đột ngột, nó không chỉ ảnh hưởng đến lịch hoạt động, chế độ ăn, mà còn cả việc tập luyện. Nếu tập thể dục chưa phải là một phần trong thói quen, bạn hãy cân nhắc. Hoạt động này có thể giúp chúng ta giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Một số bài tập cũng sẽ khiến bạn cảm thấy tích cực và hạnh phúc hơn. Hãy dành một vài ngày trong tuần để trải nghiệm hoạt động mà bạn có thể cảm thấy thích thú, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, bơi lội, hoặc yoga.
6. Tìm kiếm sự giúp đỡ công việc
Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn hoặc choáng ngợp về một thay đổi liên quan đến công việc, hãy nhờ bạn bè, đồng nghiệp hoặc gia đình hỗ trợ. Việc tìm kiếm sự giúp đỡ cho thấy bạn đang thoải mái với chính mình, đồng thời bạn biết khi nào thì cần sự tư vấn của người khác để cải thiện trạng thái tinh thần. Ví dụ, nếu bạn biết rằng người quản lý sắp rời khỏi công ty và bạn không chắc nhóm sẽ hoạt động như thế nào nếu không có họ, hãy nói chuyện với quản lý hoặc đồng nghiệp để chia sẻ mối quan tâm đó. Họ sẽ cho bạn lời động viên, hoặc cung cấp những thông tin hữu ích để bạn cảm thấy thoải mái hơn.
7. Hãy là người chủ động
Chủ động nghĩa là bạn sẽ thực hiện các bước phòng bị để xử lý những thách thức trước khi nó xảy ra. Ví dụ, bạn có thể nghe một đồng nghiệp nói rằng công ty đang tìm kiếm một nhân viên nội bộ cho vai trò lãnh đạo mà bạn quan tâm. Nếu chủ động, bạn có thể thực hiện các bước cần thiết để đủ điều kiện và phù hợp với vai trò này, chẳng hạn như phát triển chuyên môn, bổ sung chứng chỉ, bằng cấp cần thiết, cập nhật vào sơ yếu lý lịch.
8. Nhận thức về sự tích cực công việc
Sẽ rất hữu ích nếu bạn nhận ra một số điều tích cực về sự thay đổi trong công việc. Có thể vị trí mới sẽ cho bạn một mức lương cao hơn, hoặc người quản lý mới là một nơi lý tưởng để bạn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Bất kể sự thay đổi nào bạn đang phải đối diện, hãy luôn nhìn thấy những mặc tích cực.
9. Quản lý sự căng thẳng
Bạn có thể dành vài phút để thử một số bài tập hít thở sâu khi cảm thấy căng thẳng. Bạn cũng có thể tìm một số nơi yên tĩnh và thiền định để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực. Hơn thế nữa, hãy cho mình chút thời gian rảnh rỗi, thực hiện những điều bạn thích như đọc sách, thưởng thức cà phê mà không bị phân tán suy nghĩ. Điều quan trọng nhất là bạn phải cố gắng nghỉ ngơi ít nhất bảy tiếng mỗi đêm để có thể chuẩn bị tinh thần và đón chào một ngày mới tiếp theo với tinh thần tích cực, sảng khoái hơn.
_______
Bài: An An
Tham khảo: