Nhân vật 09/08/2021

Hom Nguyen và câu chuyện về những bức chân dung

Bài ELLE Man

Sinh ra và lớn lên tại Pháp, cái nôi của nhiều tên tuổi danh tiếng trong làng nghệ thuật, Hom Nguyen như người đi trên cây cầu độc mộc bởi câu chuyện sự nghiệp khác biệt và truyền nhiều cảm hứng khi trở thành người nghệ sĩ ghi dấu ấn với dòng tranh chân dung khắc họa cảm xúc đa dạng.

Từ khi là một cậu bé 5,6 tuổi, Hom Nguyen sớm bộc lộ niềm yêu thích và tài năng hội họa từ khi mới 5, 6 tuổi. Hom Nguyen đã vẽ rất nhiều, vẽ những nét nguệch ngoạc các khuôn mặt và phong cảnh bằng bút chì lên sổ tay, góc bàn, khăn giấy… Thế nhưng, sự khốn khổ nghèo đói của một gia đình chỉ 2 mẹ con, người mẹ gặp tai nạn và không biết tiếng Pháp, đã ép Hom Nguyen phải sớm trưởng thành, nghỉ học và lăn lộn kiếm sống ở thế giới ngoài kia.

Tuy vậy, niềm đam mê với nghệ thuât luôn âm ỉ trong lòng trái tim người nghệ sĩ này. Dường như điều may mắn mà anh có được trong tuổi thơ đầy bất hạnh này chính là niềm yêu thích sân khấu từ người bạn của mẹ, từ đó Hom Nguyen ý thức và giữ gìn được việc nuôi giữ ước mơ nghệ thuật một cách nghiêm túc trong cuộc sống xô bồ với những vấn đề tiên quyết là cơm áo gạo tiền.

Hom Nguyen và BST Hidden gồm 3 bức tự họa chính bản thân.
Hom Nguyen và BST Hidden gồm 3 bức tự họa chính bản thân.

Bên cạnh việc mưu sinh và nuôi mẹ, Hom Nguyen tự mày mò học vẽ. Sau bao năm tích cóp và dành dụm, anh đã rong rủi tới Tokyo để học hỏi từ những bậc thầy về hình xăm ở Shibuya, quan sát thế giới và phát triển kỹ thuật của riêng mình. Khi quay về Pháp, Hom Nguyen vận dụng những gì đã cảm thụ và tập trung vào kỹ thuật patina (làm màu trên da giày), màu sắc và chất liệu. Và con đường trở về thế giới nghệ thuật của Hom bắt đầu từ đây.

Hom

Anh đã đi từ Patina đến nghề thủ công như thế nào?

Hom Nguyen: Tôi đã bán và đánh giày. Và không lâu sau đó, vì yêu thích màu sắc nên tôi đã bắt đầu việc mài da với các màu khác nhau. Tôi vẽ trên những đôi giày và kiếm sống từ nó. Dần dà tôi tạo được nhiều người chú ý hơn, có nhiều đơn đặt hàng và có nhiều người chờ đợi những sản phẩm của mình. Sau 6 hoặc 7 tháng, việc kinh doanh đã phát triển khởi sắc một cách kinh ngạc. Tôi đã tạo dựng nên cho bản thân danh hiệu “một nghệ nhân Patina” chứ không đơn thuần là nghề đánh giày nữa.

Từ thành công đó, tại sao anh không tiếp tục kinh doanh và tạo dựng nên thương hiệu giày da riêng?

Hom Nguyen: Tôi không còn nghiên cứu tài chính nữa và tôi không muốn phát triển công việc kinh doanh của mình bằng cách thuê nhiều nhân viên. Quá trình chuyển đổi trong sự nghiệp của tôi diễn ra muộn hơn một chút, đặc biệt là ngày tôi gặp một nhà thiết kế người Pháp, người đã đề nghị hợp tác nghệ thuật với tôi. Vào năm 2004, tôi đã bắt đầu hiểu rõ bản thân mình hơn. Và sau đó mọi thứ cứ thế mà diễn ra rất nhanh, cả về bản thân tôi nhận thức được mình muốn gì, đặc biệt là nhờ vào nghiên cứu trên internet. Khi đó, tôi đã chứng minh cho bản thân thấy rằng tôi có khả năng vẽ tranh.

Hom Nguyen vẽ chân dung.
Kể từ khi nhận ra khả năng của bản thân,  Hom Nguyen dành cả tâm hồn và cơ thể cho hội họa.

Mặc dù Hom Nguyen trì hoãn con đường đến với nghệ thuật đến năm 2009, tức là đã gần 40 tuổi, nhưng chỉ 2 năm sau khi bắt đầu mở xưởng vẽ tại Bagnolet, Hom Nguyen đã tự khẳng định tên tuổi của mình trong giới thiết kế nghệ thuật khi bắt tay với NTK Ora-Ito vào năm 2011.

Con đường đến với nghệ thuật thường gian truân, dù ở bất kỳ nơi đâu hay đối với bất kỳ ai, chính là bởi bản chất nghệ thuật thì luôn bay bổng, rất khó phân định đúng sai, và lại càng không “ổn định” cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Khi bạn yêu nghệ thuật, thì đôi khi chỉ cần những trạng thái cảm xúc và kiến thức nhất định là đủ để cảm nhận và giao tiếp với tác phẩm, nhưng sống với nghệ thuật thì lại đòi hỏi bạn phải luôn luôn đặt vào chúng nhiều vào cảm xúc, sự dũng cảm kiên định và nhiều kiến thức làm nền cho sáng tạo, và hơn hết, bạn phải luôn bền bỉ và không ngừng luyện tập để sáng tạo. Và Hom Nguyen chính là một cá thể định nghĩa cho sự sống hết mình vì nghệ thuật.

Kỹ năng xăm khi học ở Tokyo đã giúp Hom Nguyen biến những vật dụng quen thuộc như Sofa trở thành một tác phẩm độc đáo.
Kỹ năng xăm khi học ở Tokyo đã giúp Hom Nguyen biến những vật dụng quen thuộc như Sofa trở thành một tác phẩm độc đáo. 

Chân dung – Dấu ấn bản thân và cũng là cánh cổng giao tiếp với thế giới bên ngoài từ thế giới quan của chính mình

Tài năng hội họa của Hom Nguyen luôn khiến người ta ngỡ ngàng và không thốt nên lời. Được công nhận với những đường nét chứa đầy năng lượng và bản năng, Hom là cha đẻ của thứ kỹ thuật mà nơi đó thể hiện sự tự do di chuyển giống như nghệ thuật đường phố. Nghệ thuật của anh, là giao lộ của tượng hình và trừu tượng, là một lời mời gọi đi thâm nhập vào chiều sâu của tâm hồn.

Khả năng truyền tải đa nghĩa có thể tìm thấy trong các bức chân dung của Hom Nguyen chính là minh chứng cho tài năng hội hoa của anh. Thoạt nhìn, bức tranh trông rất trừu tượng, ban đầu rất khó để phân biệt khuôn mặt, bàn tay và cơ thể. Sau đó, các phác thảo dần dần thành hình. Cách anh chơi đùa với hình bóng buộc chúng ta phải dành nhiều thời gian để hiểu và tự vấn bản thân. Khả năng tương tác tự nhiên mà chúng ta thường trải qua trong giao tiếp thường ngày bỗng trở nên mạnh mẽ hơn, để có thể đánh giá đầy đủ những bức chân dung, về tính năng lẫn tinh thần được truyền tải.

BST Woman là series được Hom Nguyen ưu ái dành tặng cho người yêu tranh Việt Nam.
BST Woman là series được Hom Nguyen ưu ái dành tặng cho người yêu tranh Việt Nam.

Nếu để nói về đối tượng sáng tác, Hom là ví dụ điển hình của việc trung thành với những hình mẫu người châu Á cùng khổ, đồng thời đem đến rất nhiều khía cạnh, cả về cảm xúc, tính cách, và lồng ghép những vấn đề chính trị.

Mặc dù đôi khi ta thấy được nàng thơ hội hoạ của Hom Nguyen là những gương mặt người nổi tiếng, nhưng tinh thần chung và đại đa số các tác phẩm của anh là sự hiện diện của những gương mặt Á Đông.

Sự tươi vui là điều hiếm hoi khi ngắm nhìn tranh của Hom Nguyen. Thậm chí những nụ cười trong tranh của Hom đều chất chứa nhiều tâm sự, những đôi mắt thường ánh lên nỗi niềm.

Phong cách của Hom Nguyen chính là bản năng, nhưng đồng thời lại rất tài năng. Bản năng ở chỗ “ý tưởng không nhất thiết phải có ngay từ đầu, mà nó có thể hình thành trong quá trình vẽ tranh”. Tác phẩm là một mớ những đường nét chồng chéo lên nhau không hồi hết và hỗn độn, nhưng từ chính trong mớ hỗn độn ấy đã bộc lộ ra tài năng của người nghệ sĩ, bởi thông qua đó, ta nhận ra được mớ bòng bong trong suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật thông qua ngôn ngữ hội hoạ và cách diễn giải nghệ thuật bằng tất cả tâm ý à tình cảm của Hom Nguyen. Một bức chân dung là một đại diện nghệ thuật của người tạo ra nó, không chỉ là sự yêu thích của họ mà còn về sở thích, mối quan tâm, là nền tảng và di sản của họ.

Tác phẩm thuộc BST Sans Reperes (Inner Cry) về những đứa trẻ châu Á không có tiếng nói.
Tác phẩm thuộc BST Sans Reperes (Inner Cry) về những đứa trẻ châu Á không có tiếng nói.

Liệu rằng liệu anh có phải là một nghệ sĩ đường phố?

Hom Nguyen: Nghệ thuật của tôi thường xuyên gắn liền với đường phố, tôi thường được rủ rê và yêu cầu vẽ trang bích họa (Graffiti). Tôi vừa là một nghệ sĩ đường phố cũng đồng thời là một họa sĩ. Có lẽ sự chuyển động trong tác phẩm của tôi có tinh thần gần gũi với nghệ thuật đường phố. Ngay nhìn thấy bút, Posca, mực… mọi người sẽ liên tưởng đến phong ngay tagging trong Graffiti và nó có ảnh hưởng đáng kể đến nghệ thuật đường phố.

Nghệ

Nguồn gốc Việt Nam có liên quan gì đến những sáng tác của anh?

Hom Nguyen: Hiện tại thì có! Trong các tác phẩm của tôi thường hiện diễn những người phụ nữ, thiếu niên và trẻ nhỏ châu Á. Thông qua các bức chân dung khác nhau của tôi, người xem có thể đoán được các đặc điểm khuôn mặt của người châu Phi và châu Á. Tôi không chỉ có tình cảm riêng với châu Á, nhưng tôi cảm thấy có nhiều cảm xúc trước chân dung của một người châu Á. Bởi vì nguồn gốc tác động rất nhiều đến tôi, và nhiều dự án của tôi có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến châu Á.

Anh yêu thích kỹ thuật hội hoạ nào giữa than, bút và phấn màu?

Hom Nguyen: Tôi thích tranh sơn dầu vì nó rất phức tạp. Tôi cũng thích than bởi vì nó là nền tảng sơ khai của hội họa, người họa sĩ luôn thực hiện các bản phác thảo của mình bằng than. Còn về bút mực thì thật là điên rồ! Tôi bắt đầu vẽ bằng phấn đen, sau đó dùng phấn màu và cuối cùng là bút mực.

Tác phẩm có nền đen và chất liệu acrylic trắng giản đơn thể hiện ước muốn vươn lên vượt ra khỏi bóng tối của con người (thuộc BST Ligne de Vie (Lifeline)).
Tác phẩm có nền đen và chất liệu acrylic trắng giản đơn thể hiện ước muốn vươn lên vượt ra khỏi bóng tối của con người (thuộc BST Ligne de Vie (Lifeline)).

Anh đã bao giờ vẽ các bức tranh cỡ lớn bằng bút chưa?

Hom Nguyen: Đây là chất liệu mà vẫn còn nhiều điểm chưa được khai thác hết. Tôi luôn chìm đắm về các tính năng của nó khi tôi bắt đầu muốn đi sâu hơn. Nó giống như khi vẽ, tôi sẽ đánh dấu cho đến khi có được một hình dáng, sử dụng lực, để tạo ra sự tương phản. Đó là những gì tôi làm trong các bức vẽ của mình và đó là những gì tạo ra khuôn mặt. Bóng đổ tạo hình dạng cho chân dung. Thoạt nhìn, có vẻ như chỉ là cái nét nguệch ngoạc và khi bạn nhìn xa hơn một chút, bạn thực sự thấy một khuôn mặt.

Anh có thường tìm đến những người mẫu để vẽ chân dung?

Hom Nguyen: Nếu nói về tính cách thì có, nhưng thường thì chân dung đến từ trong đầu tôi, là sự hiện hữu tinh thần trong tâm trí tôi. Tôi sẽ vẽ một khuôn mặt nhưng tôi không nhất thiết phải biết nó đến từ đâu. Khi bản vẽ tiến triển, tôi bắt đầu tạo ra một hình dáng và sẽ không bao giờ xóa những đường thẳng đã vẽ. Tôi càng ít nhấn vào nó, hiệu ứng sẽ như kiểu chỗ ấy bị xóa đi, trong khi bằng cách khắc sâu vào nó, tôi sẽ tạo ra được điểm đậm. Cứ như thế, tạo dần thể hiện ra được khuôn mặt đang có trong tâm trí của mình.

Trung bình, anh cần bao lâu để hoàn thành một bức chân dung?

Hom Nguyen: Tôi có thể dành một năm, một tháng hoặc hai tuần trên cùng một bức tranh. Phải mất 5 năm để có được kỹ thuật mà tôi sử dụng như ngày hôm nay. Lúc đầu, tôi đã thử nghiệm mọi thứ nhưng tôi không thể ôm đồm hết được. Sự phát triển xảy ra một cách tự nhiên. Cuối cùng, nó không nhất thiết phải là kỹ thuật hoặc sự độc đáo tạo ra sự khác biệt mà là những gì được thể hiện qua các bức tranh.

Hom Nguyen ghi dấu ấn với những bức chân dung khổ lớn.
Hom Nguyen ghi dấu ấn với những bức chân dung khổ lớn.

Nếu anh phải định nghĩa vũ trụ của mình trong một vài từ?

Hom Nguyen: Chắc chắn là “Con người”, “Cuộc hành trình”, “Ý thức chính trị”. Tôi không tiếp xúc trực tiếp với chính trị, nhưng hội nhập là điều gì đó nói lên tôi.

Những tác phẩm nào của anh khiến mình tự hào nhất?

Hom Nguyen: Nói chung, tôi không phải là một fan hâm mộ lớn của các tác phẩm của chính mình …Có thể là một ngày nào đó…

Có thể nói rằng, tài năng của Hom Nguyen không chỉ nằm ở khả năng hội họa mà xuất phát từ chính bản chất đam mê sống vì nghệ thuật, kiên trì với ước muốn của bản thân và bất chấp để sống một cuộc đời mà mình mong muốn.

Đối với những người bình thường, việc dấn thân và gắn bó lâu dài với con đường nghệ thuật không nhiều, huống gì đối với một người nghèo khó sống trên đất Pháp và anh thậm chí còn tạo nên tên tuổi trên thế giới khiến bao người khâm phục. Ngay từ câu chuyện tự học của Hom Nguyen đã là một con đường không tưởng, để đến bây giờ nhìn lại chặng đường sự nghiệp tự tạo nên dấu ấn đặc trưng trong nghệ thuật chân dung, lại càng khiến chúng ta cảm thấy khả năng của con người là vô tận. Hơn hết, những giá trị mà Hom Nguyen đã và đang đóng góp cho làng nghệ thuật là không thể bàn cãi, là sự phản ánh và kết nối của mọi tâm hồn cảm xúc của con người.

Cyril

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

cùng chuyên mục

No more