Sức khỏe 08/02/2019

An toàn thực phẩm: Sự thật đằng sau quy tắc 5 giây

Bài ELLE Team

An toàn thực phẩm luôn là môt trong những lưu ý hàng đầu trong trong các bữa ăn hằng ngày nhằm đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể. Nếu chúng ta không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, điều này sẽ nảy sinh ra nhiều loại bệnh gây nguy hiểm cho con người. Và chắc hẳn bạn từng nghe qua "quy tắc 5 giây", liệu quy tắc này có thực sự đúng?

Chắc hẳn ai cũng từng nghe đến quy tắc 5 giây trong an toàn thực phẩm. Quy tắc 5 giây từng được rất nhiều người áp dụng cho trường hợp họ vô tình làm rơi rớt thức ăn xuống đất và nhanh chóng lượm chúng lên trong vòng 5 giây. Bởi vì tin rằng quá trình vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn là 5 giây, vì vậy mà nhiều người đã tiếc “của” và không ngần ngại nhặt thức ăn vừa làm rơi, phủi phủi vài cái và đưa vào miệng để tiêu hóa.

an toan thuc pham elle man
Ảnh: Getty Images

Trên thực tế, quy tắc 5 giây chưa được các chuyên gia xác định rõ cũng như áp dụng trong các quy tắc an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, nó có rất nhiều biến thể của quy tắc này (quy tắc 10 giây, quy tắc 15 giây,…) và chắc chắn rằng chúng không hề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chút nào cả.

Quy tắc 5 giây có đúng không?

Không biết từ bao giờ mà quy tắc 5 giây xuất hiện và phổ biến đến mọi người như thế. Tuy nhiên, theo Paul Dawson và Brian Sheldon, Tiến sĩ – nhà khoa học thực phẩm và là tác giả của cuốn sách Did You Just Eat That? đã khẳng định: “Kết luận cuối cùng chính là khi thức ăn tiếp xúc với bề mặt nhiễm bẩn, vi khuẩn đã xâm nhập vào thực phẩm ngay lập tức”. Họ đã ví von quy tắc 5 giây này tương tự với việc lái xe mà không thắt dây an toàn, bạn có thể sẽ không bị cả nếu làm vậy nhưng bạn luôn luôn phải đối diện với sự nguy hiểm nếu không thắt dây an toàn.

an toan thuc pham elle man
Ảnh: Pinterest

Năm 2006, Dawson đã xuất bản nghiên cứu đầu tiên được đánh giá ngang hàng với Quy tắc 5 giây, điều tra xem khoảng thời gian mà thực phẩm tiếp xúc với một bề mặt dơ bẩn có ảnh hưởng đến việc vi khuẩn tiếp xúc vào thức ăn hay không. Các nhà khoa học đã thử nghiệm quy tắc này bằng cách làm nhiễm bẩn ba bề mặt khác nhau – gạch, thảm và gỗ, với salmonella (một virus nhiễm khuẩn). Lần lượt thả rơi bò bằm và bánh mì lên 3 bề mặt khác nhau và đo lượng vi khuẩn có được trong thức ăn trong 3 khung thời gian là 5 giây, 30 giây và 60 giây.

Kết quả cuộc thí nghiệm cho thấy rằng, vi khuẩn tiếp xúc với bò bằm chỉ sau 5 giây và không an toàn để có thể ăn. Một số người thì cho rằng thức ăn khi tiếp xúc nhiều trên bề mặt đất, thì mới nhiều vi khuẩn được truyền vào đó. Tuy nhiên, đây chỉ là lời nguỵj biện cho quy tắc 5 giây vì họ không thay đổi được thực tế là vi khuẩn đã xâm nhập vào thực phẩm.

Một phát hiện khác của Tiến sĩ Dawson khi cho thấy rằng, vi khuẩn salmonella vẫn tồn tại trên bề mặt gạch trong vòng 1 tháng – mặc dù không có dấu hiệu trực quan về điều đó. Các vi khuẩn vẫn có khả năng hình thành các bào tử tồn tại được trong vòng nhiều năm trời.

Đây không phải là cuộc thí nghiệm duy nhất để bác bỏ quy tắc 5 giây trong thức ăn. Năm 2016, một nhóm nghiên cứu thứ hai của Đại học Rutgers đã có những phát hiện tương tự, mặc dù chúng bao gồm nhiều loại thực phẩm hơn thí nghiệm 1 như dưa hấu, bánh mì trơn, bánh mì bơ thậm chí cả bánh gấu, và được thực hiện trên nhiều loại bề mặt khác nhau. Thí nghiệm này cũng đưa ra một kết luận tương tự, vi khuẩn di chuyển rất nhanh qua độ ẩm, và dưa hấu hút nhiều vi khuẩn nhất.

an toan thuc pham elle man
Ảnh: Shutterstock

Vậy quy tắc 5 giây đến từ đâu?

Không ai biết rõ vì sao quy tắc 5 giây lại được hình thành, nhưng có thể là do nền văn hóa khác nhau đã giúp duy trì định luật này. Nhiều ý kiến cho rằng niềm tin thực phẩm có thể sử dụng sau khi làm rơi xuống sàn nhà có thể liên quan tới “Quy tắc Khan” – một suy nghĩ an toàn thực phẩm cổ xưa liên quan tới một trong những lãnh tụ Mông Cổ lẫy lừng – Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn). Ông quy định thức ăn rơi xuống sàn và để ở đó miễn là ông muốn trong bao lâu cũng được, cho dù là 5 giờ hay hơn 1 ngày với suy nghĩ rằng bất kỳ thực phẩm nào được chuẩn bị cho ông đều đủ sạch sẻ, đủ dinh dưỡng để mọi người cùng thưởng thức.

Rõ ràng vị Đại Hãn này không có nhiều kiến thức hiểu biết an toàn thực phẩm cũng như về các vi sinh vật. Bên cạnh đó, trong văn hóa Pop cũng từng xuất hiện ý niệm: “Thức ăn có thể được tiếp tục được sử dụng miễn là chúng vẫn trông sạch sẽ”. Thậm chí người hâm mộ của đầu bếp Julia Child từng chứng kiến cô ấy làm rơi một miếng gà tây và sau đó nhanh chóng lượm lên để tiếp tục nấu nướng. Tuy nhiên, không một ai biết về sự khác biệt này cả và cho rằng chúng vẫn đủ an toàn thực phẩm.

an toan thuc pham elle man
Ảnh: Gettyimages

Bạn sẽ không bao giờ biết được có bao nhiêu vi khuẩn bẩn trên bề mặt sàn nhà, mặt đất. Khi bạn lỡ làm rơi thức ăn, cho dù chỉ là 1 giây, thì đã có một số lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn của bạn rồi đấy. Chúng ta nên chú ý hơn vào vệ sinh an toàn thực phẩm hằng ngày nhé!

Xem Thêm

Nhịp sinh học và tầm quan trọng với sức khỏe chúng ta

Làm sao để “đánh tan” triệu chứng đau đầu sau 10 giây?

Bài: Hami Trần (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, nguồn tham khảo: Men’s Health)

No more