Sức khỏe 16/11/2018

7 cách kiểm soát căn bệnh rối loạn hoảng sợ

Bài ELLE Team

Theo bác sĩ Đinh Hữu Uân – Thành Viên Hiệp Hội Tâm Thần Mỹ, cho biết có khoảng 1,6% dân số Việt Nam đang mắc chứng bệnh rối loạn hoảng sợ, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ lại cao hơn so với nam giới trong độ tuổi từ 25 – 45. Vậy rối loạn hoảng sợ là gì? Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này? Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ như thế nào? Hãy cùng ELLE tìm hiểu câu trả lời nhé!

Rối loạn hoảng sợ là một trong những bệnh lý về thần kinh khá phổ biến ở giới trẻ hiện nay. Đó là những nỗi sợ vô hình xảy ra một cách bất chợt mà người bệnh khó có thể kiểm soát được. Những dấu hiệu thường gặp của chứng bệnh này là hiện tượng tăng nhịp tim, tay chân run rẩy, cảm giác khó thở chống mặt, bồn chồn, siết chặt bàn tay,… Căn bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó gián tiếp gây tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong xã hội và chất lượng cuộc sống của bạn. Về lâu dài nếu không được điều trị, bệnh tình sẽ trở nên trầm trọng biến thể thành chứng ám ảnh sợ hãi.

roi loan hoang so - elle man - 2

Ảnh: techexplorist

Các tác nhân gây ra chứng rối loạn hoảng sợ

– Những mối lo về tài chính

– Những biến cố lớn trong đời (mất người thân, trầm cảm sau sinh,…)

– Những tổn thương về tâm lý trong quá khứ (lạm dụng tình dục, tai nạn,…)

– Tiền sử gia đình có người mắc chứng bệnh rối loạn hoảng sợ

Ai cũng sẽ trải qua ít nhất một hoặc hai cơn hoảng loạn trong đời, thường sẽ kéo dài khoảng vài phút, nhưng điều đó là một phản ứng bình thường của cơ thể, đó không có nghĩa là bạn đang mắc bệnh hoảng sợ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này cứ lặp đi lặp lại thường xuyên và thời gian tái diễn lại kéo dài hơn những lần trước. Bạn nên gặp các chuyên gia sức khoẻ thần kinh để tham khảo ý kiến điều trị.

roi loan hoang so - elle man - 3

Ảnh: kokolife

Những cách giúp kiểm soát cơn rối loạn hoảng sợ

1/ Lấy kinh nghiệm từ đợt rối loạn hoảng sợ trước đó

Một trong những triệu chứng nghiêm trọng nhất của chứng rối loạn hoảng sợ là cảm giác lo lắng không thể chế ngự những cơn hoảng loạn tiếp theo. Nên kinh nghiệm chính là sức mạnh giúp bản thân nhận thức những gì đang xảy ra với cơ thể, từ đó bạn có thể ngăn các bệnh lý trầm trọng hơn như đau tim và đột quỵ.

roi loan hoang so - elle man - 4

Ảnh: freedomblogwaytofreedom

2/ Tập hít thở sâu

Hít thở sâu cũng là một giải pháp hiệu quả trong việc kiểm soát những cơn rối loạn hoảng sợ của bạn. Các bài tập hít thở đơn giản có thể giúp bạn tập khả năng điều khiển hơi thở mỗi khi nhịp tim tăng lên đột ngột. Bạn có thể luyện tập ở nhà trong những khoảng thời gian yên tĩnh để tập trung.

roi loan hoang so - elle man - 5

Ảnh: Diyp

3/ Thư giãn cơ thể

Quá trình thư giãn các khối cơ là một phương pháp thực tế giúp bạn xác định được các nguồn cơn gây ra sự lo lắng cấp tính. Khi bạn rơi vào tình trạng bị tấn công bởi các cơn rối loạn hoảng sợ đột ngột, bạn sẽ nhận thức được bạn cần tập trung thư giãn ở những bộ phận nào trên cơ thể. Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý khuyên nên thử dùng các phương pháp ngồi thiền, bạn có thể kiểm soát nỗi lo âu của mình bằng cách tập trung nhận thức về hiện tại.

Yoga

Ảnh: yogapants

4/ Giới hạn khả năng gây kích thích

Tìm một nơi yên tĩnh thoáng mát và vận dụng các bài tập thư giãn hít thở sâu khi bị cơn hoảng loạn quấy rầy. Nếu không thể tìm một nơi thích hợp để nghỉ ngơi, bạn có thể thư giãn bằng cách tập trung suy nghĩ về một điều khiến bạn cảm thấy vui vẻ tích cực. Hoặc bạn có thể giới hạn khả năng bị tấn công bởi các cơn lo âu này bằng cách duy trì giấc ngủ đủ giấc và điều chỉnh chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý.

Man comfortably sleeping in his bed

Ảnh: oddmattress

5/ Luôn mang theo một cuốn sổ tay

Một trong những giải pháp giúp “quẳng gánh lo đi và vui sống” của nhà tâm lý học Dale Carnegie là hãy viết ra những điều làm bạn cảm thấy đang lo lắng, việc đó giúp bạn dễ dàng lựa chọn ra những giải pháp tối ưu nhất thay vì chỉ ngồi căng não về những chuyện không đi đến đâu.

Feeling exhausted.

Ảnh: additudemag

6/ Tránh những thực phẩm có chứa caffeine

Một ly cà phê đánh thức tinh thần vào mỗi buổi sáng luôn là một lựa chọn tuyệt vời, nhưng bạn có biết chất caffeine là chất kích hoạt nỗi lo lắng mạnh mẽ nhất. Bạn nên thay thế việc uống cà phê bằng việc uống nhiều nước lọc để tăng cường quá trình trao đổi chẩt trong cơ thể.

Coffee mug with newspaper on teal rustic table, cozy breakfast, vintage style
Ảnh: julia_sudnitskaya/iStock.com

7/ Lắng nghe những âm thanh thư giãn

Khi bản thân cảm thấy mệt mỏi với những tiếng ồn xung quanh, hãy lắng nghe những giai điệu thiền để thư giãn. Hoặc bạn có thể chọn nghe bất cứ thể loại âm thanh nào giúp hướng tinh thần bạn đến trạng thái thanh tịnh.

roi loan hoang so - elle man - 10

Ảnh: goodereader

Xem Thêm:

Đàn ông cũng bị bệnh trầm cảm sau khi có con?

4 vấn đề tâm lý nam giới thường mắc phải

Lượt dịch: Mie Ng (Tạp Chí Phái Mạnh. Nguồn: theguardian)

No more