Trong cuộc sống tất bật hiện nay, hầu hết tất cả chúng ta đều thường phải đối diện với sự căng thẳng và những tác hại của stress. Dù gần đây, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một chút căng thẳng có thể khiến chất lượng cuộc sống của bạn tốt hơn.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Firdaus Dhabhar, giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Miami, thực tế, các cơn căng thẳng cấp tính – nghĩa là stress kéo dài từ vài phút đến vài giờ – có thể thúc đẩy chức năng miễn dịch mạnh.
Tuy nhiên một tình trạng stress kéo dài trong trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí hàng năm – có thể dẫn đến tình trạng “rối loạn” hoặc những thay đổi tiêu cực hệ thống miễn dịch của bạn và các chức năng sinh học khác.
1. Ảnh hưởng đến răng
Việc duy trì một tình trạng căng thẳng tâm lý rất dễ gây ra tình trạng nghiến răng, cả trong ban ngày lẫn ban đêm khi bạn ngủ. Đó là kết luận nằm trong một nghiên cứu vào năm 2011 của viện Nghiên cứu Y sinh học. Theo nghiên cứu này, họ đã tìm thấy ở những người thường hay có triệu chứng nghiến răng, nồng độ hormone stress tăng cao trong cơ thể họ, trong khi ở những người không có biểu hiện nghiến răng thì thường có mức hormone stress trong máu bình thường. Việc thường xuyên gây ra sự cọ xát của răng này có thể dẫn đến gãy răng, sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.
2. Tăng cân
Tác hại của stress đối với cân nặng được chứng minh dựa trên một nghiên cứu vào năm 2014 của tạp chí Frontiers in Psychology, những đợt căng thẳng dài hạn có thể làm tăng nồng độ hormone kích thích cơn đói trong cơ thể của bạn được gọi là glucocorticoids. Khi nồng độ glucocorticoids tăng cao, nó sẽ tạo ra cảm giác thèm ăn và điều này sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của chính bạn. Ngoài ra, stress còn thúc đẩy sự thèm muốn các loại thực phẩm giàu calories – khoai tây chiên và đồ ngọt, điều này sẽ dễ làm bạn tăng cân nhanh chóng.
3. Tăng huyết áp
Cơ chế của stress gắn liền với bản năng chiến đấu của cơ thể. “Fly or Fight”, sự cân bằng giữa hai hoạt động này của hệ thần kinh nhằm giúp cơ thể con người thích nghi tốt nhất với mọi hoàn cảnh. Và stress được tạo ra như một cơ chết điển hình của Fight để giúp con người “chiến đấu” chống lại những ảnh hưởng tiêu cực xung quanh. Việc xảy ra stress sẽ làm kích hoạt hệ thống chiến đấu – “Fight” trong cơ thể bạn, điều này sẽ làm tăng huyết áp của bạn. Tuy đây chỉ là tình trạng tăng huyết áp tạm thời, nhưng qua thời gian, việc huyết áp thường xuyên tăng cao có thể làm tim bạn đập nhanh, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp mạn tính cũng như xơ vữa mạch máu.
4. Đau khớp
Một tác hại khác của stress khác lên cơ thể bạn chính là tình trạng tổn thương ở các tấn công đó thường là viêm, có thể dẫn đến đau khớp cho những người bị viêm khớp dạng thấp. Vì stress trong thời gian dài sẽ gây rối loạn hệ miễn dịch, điều này gây ra tình trạng viêm cho khớp và xương.
5. Tác động tiêu cực đến chức năng hệ tiêu hóa
Thêm tin xấu cho ruột của bạn. Ngay cả khi bạn không bị rối loạn tự miễn dịch, hormone căng thẳng có thể kích hoạt những thay đổi không hữu ích trong cách hệ thống tiêu hóa của bạn vận chuyển, phá vỡ, và hấp thụ các chất dinh dưỡng, tìm thấy một nghiên cứu năm 2011 trong Tạp chí Sinh lý học và Dược lý học. Ngay cả những căng thẳng trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn đến đau tạm thời, đau bụng, chuột rút, tiêu chảy, hoặc các triệu chứng liên quan đến ruột.
6. Phá huỷ làn da bạn
Làn da của bạn ngày càng xấu đi? Đó có thể là một trong những tác hại của stress gây ra cho cơ thể bạn. Bởi vì các hormone stress – đặc biệt là cortisol – có thể làm tăng sản lượng dầu trên da và gây bí tắc lỗ chân lông. Điều đó có thể dẫn đến mụn trứng cá, cũng như các tình trạng kích ứng da khác.
7. Mệt mỏi
Một tác hại khác của stress là luôn khiến bạn lâm vào tình trạng trạng mệt mỏi, kể cả khi bạn ngủ đủ giấc. Một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí BMC Research Notes cho thấy sự căng thẳng và sự mệt mỏi thường đi đôi với nhau. Các tác giả của nghiên cứu này cho rằng một hoạt động tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch như stress sẽ dễ “bào mòn” năng lượng của cơ thể bạn.
8. Đau đầu
Những nghiên cứu năm 2017 phát hiện ra rằng những cơn đau đầu do stress gây ra không chỉ đơn thuần là kết quả của nhịp tim tăng hoặc cortisol. Tình trạng stress sẽ gây ra những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng cho bạn và điều này dường như là nguyên nhân chính nhức đầu.
Xem thêm:
Khi stress có thể trở thành người bạn thân
Bộ não con người bị stress hành hạ thế nào?
—
Tổng hợp: Huy Anh (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, nguồn tham khảo: menshealth)