Sức khỏe 27/07/2019

Tác hại của việc thức khuya: Nguy cơ cao với các vấn đề thần kinh

Bài ELLE Team

Khi các nhà nghiên cứu tiếp tục đối chiếu những nhân tố trong gen với các gen mắc với bệnh thần kinh, họ đi đến một kết luận rằng những người thức khuya và có xu hướng đi ngủ muộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt - đại diện tiêu biểu cho tác hại của việc thức khuya.

Sở thích thức khuya và ngủ ngày hóa ra còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn việc đơn thuần chỉ đánh mất bữa sáng. Một nghiên cứu được đăng trên tuần báo khoa học Nature Communications chỉ ra rằng “cú đêm” là những người có nguy cơ mắc bệnh thần kinh cao hơn người bình thường; thực tế rằng, tác hại của việc thức khuya còn vượt xa những gì bạn nghĩ.

tac hai cua viec thuc khuya - ELLE Man -1
Ảnh: tinhte.vn

Một đội ngũ các nhà khoa học đến từ Mỹ, Anh, Úc, Hà Lan và Đức xem xét dữ liệu gần 700.000 người về vấn đề gen ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ và sức khỏe thần kinh của họ. Các nhà khoa học chia sẻ: “Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện ra rằng những người dậy sớm sở hữu gen có mối quan hệ ‘tiêu cực’ với trầm cảm và chứng tâm thần phân liệt, nhưng đặc biệt lại ‘tích cực’ với hạnh phúc.”.

Bạn thường dậy sớm hay chọn làm “cú đêm”?

Khoảng 250.000 người ở Mỹ đã tham gia nghiên cứu và gửi mẫu gen của mình về công ty Công nghệ sinh học 23andMe, con số đó là 450.000 ở Anh tại Ngân hàng sinh học Biobank. Khi xem xét mẫu gen giữa hai nhóm “thức dậy sớm” và “ngủ muộn”, các nhà nghiên cứu đã xác định có tới 351 nhân tố trong gen ảnh hưởng đến xu hướng dậy sớm hay thức khuya của một người.

thức khuya
Ảnh: goodtherapya

Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục đối chiếu những nhân tố trong gen với các gen mắc với bệnh thần kinh, họ đi đến một kết luận rằng những người thức khuya và có xu hướng đi ngủ muộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt – đại diện tiêu biểu cho tác hại của việc thức khuya. Kết quả thống kê chỉ ra rằng những người thuộc nhóm thức khuya chiếm đại đa số trong tổng số lượng những người gặp vấn đề về bệnh tâm thần.

Theo như Jacqueline Jane – đồng tác giả cuộc nghiên cứu nói trên cho biết nguồn gốc của mối liên kết giữa ‘gen’ và thói quen ngủ sớm hay muộn vẫn chưa được truy rõ, nhưng có thể nói rằng nó phụ thuộc vào nhiều thứ. Bên cạnh những người tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tâm thần vì thức khuya, thì có những người cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào buổi sáng, sẵn sàng cho một ngày làm việc 8 tiếng, phấn khởi hệt như những chú chim đang hót vang đón tia nắng bình minh.

Vậy làm thế nào để trở thành một người thức dậy sớm?

tac hau cua viec thuc khuya - nguoi dan ong thuc day som - elle man

 

Thành thật mà nói, việc thức dậy sớm không thể nào thay đổi DNA xấu của bạn được, tuy nhiên việc bạn có thể làm là chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu bằng cách tránh sử dụng caffeine vào buổi chiều và không tiếp xúc với màn hình của tivi hay điện thoại ít nhất 30 phút trước khi ngủ.

Xem thêm:

Ăn khuya liệu có thực sự gây tăng cân?

4 thói quen xấu “phá hoại” giấc ngủ của bạn

__

Minh Phong (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, ảnh tham khảo)

 

No more