Chắc hẳn chưa có một loại chất gây nghiện nào có thể xuất hiện tràn ngập khắp nơi như cà phê. Cà phê xuất hiện với những biến thể như hạt, bột hay thậm chí là chất lỏng được bày bán khắp nơi từ cửa hàng, quán bar cho đến quán cóc. Cà phê không chỉ đơn thuần là thức uống mà còn lại là biểu tượng cho cả Sài Gòn, Hà Nội hay bất cứ nơi đâu về nhịp sống hối hả, guồng quay vồn vã. Người cầm tay, kẻ ngồi nhâm nhi đọc báo đã là hình ảnh quá đỗi quen thuộc. Tuy nhiên việc uống cà phê thay nước, tần suất sử dụng liên tục và quá nhiều trong một ngày có thể đem lại các tác hại không ngừng.
1. Hiện tượng ảo thanh
Uống trên 5 ly cà phê mỗi ngày có thể gây ra những ảo ảnh về thanh. Một nghiên cứu đã cho thấy sau khi cho 92 đối tượng uống một lượng lớn cà phê và sau đó cho họ nghe một tín hiệu âm thanh với mật độ không đổi. Các đối tượng nghiên cứu trên được thông báo rằng xen giữa các tín hiệu âm thanh là một phần của bài hát “White Chrismas” và nếu ai nghe thấy giai điệu trên thì bấm nút.
Và rất nhiều người đã bấm nút mặc dù trên thực tế giai điệu bài hát trên không được kết hợp vào chuỗi âm thanh. Theo các nhà nghiên cứu, kết hợp giữa sự căng thẳng và caffein rất có thể đã gây nên hiện tượng tương tự như triệu chứng rối loạn tâm thần nói trên.
2. Các triệu chứng nghiêm trọng như mất ngủ và tiểu gắt
Uống cà phê trước khi ngủ có làm mất ngủ hay không còn phụ thuộc vào lượng caffeine mà bạn nạp vào cơ thể. Tuy nhiên caffeine phát huy hết tác dụng trong khoảng 6 tiếng rưỡi và mất 24 tiếng để đào thải hết ra khỏi cơ thể. Vì vậy, uống cà phê ngay trước khi đi ngủ chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Nghiên cứu từ Đại học Alabama còn cho thấy, uống cà phê còn có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề bàng quang đã tồn tại trong bạn, nếu như lượng cà phê được đưa vào cơ thể quá lớn có thể gây hại đến thận.
3. Gan bị tổn thương nghiêm trọng
Chức năng chính của gan chính là giải độc và cà phê là người phụ tá cho gan để làm việc đó. Tuy nhiên, nếu lượng cà phê đi qua gan quá lớn, sẽ gây ra phản ứng ngược, làm cho gan trở nên mệt mỏi, làm việc không hiệu quả, đặc biệt khi bạn sử dụng thuốc giảm đau.
4. Gây ra chứng trào ngược dạ dày
Nhiều axit được tìm thấy trong hạt cà phê có thể gây kích ứng dạ dày và niêm mạc ruột non. Uống cà phê khi dạ dày trống rỗng có thể kích thích dạ dày tăng tiết axit. Uống cà phê cũng có thể gây kích ứng niêm mạc ruột non, dễ gây tiêu chảy,…
Trào ngược axit và ợ nóng có thể được gây ra bởi cà phê do cách nó làm giãn cơ vòng thực quản dưới (các cơ vòng này sẽ đóng kín lại sau khi chúng ta ăn để ngăn không cho thức ăn và axit trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản).
5. Có hại cho phụ nữ mang thai và trẻ em
Cà phê có thể an toàn cho phụ nữ mang thai nếu uống 2 cốc cà phê mỗi ngày hoặc ít hơn. Tuy nhiên, uống nhiều hơn có thể tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, bé sinh ra nhẹ cân. Trẻ em uống cà phê hoàn toàn không tốt bởi các tác dụng phụ liên quan với caffeine thường nặng hơn so với người lớn.
Uống cà phê có chứa caffeine có thể làm tăng lượng canxi được đưa ra ngoài qua nước tiểu. Điều này có thể làm suy yếu xương. Nếu bạn bị loãng xương, hạn chế tiêu thụ caffeine ít hơn 300 mg mỗi ngày (khoảng 2-3 tách cà phê).
Những tip uống cà phê an toàn và hiệu quả ?
Thêm sữa ít béo và bỏ qua kem. Kem sẽ làm bạn tăng khoảng 50 calo và 3 gram chất béo bão hòa trên mỗi muỗng canh. Sữa ít béo ít calo hơn và sẽ giúp bù đắp sự mất mát canxi.
Giảm lượng đường trong cà phê của bạn. Một thìa đường chứa 16 calo. Một muỗng đường cho một cốc cà phê thật sự không nhiều, nhưng ngày qua ngày, lượng đường tích trong cơ thể ngày càng lớn, sẽ rất có hại
Hãy sử dụng cà phê được lọc nếu bạn có hàm lượng cholesterol cao. Cà phê không được lọc là cà phê giữ lại các hợp chất được gọi là cafestol và kahweol, có thể góp phần làm tăng mức cholesterol ở một số người.
Xem thêm:
Cup C Café House, địa điểm cà phê thú vị cho cánh mày râu khi du lịch tại Thái
—
Lược dịch: Lê Chí (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, nguồn tham khảo: CNN)