Sức khỏe 22/07/2022

Cách xử lý vết chai tay, chân mà bạn có thể thực hiện tại nhà

Bài Tuan Anh

Những lớp da dày và cứng, phát triển khi da cố gắng tự bảo vệ mình khỏi ma sát hoặc áp lực sẽ tạo thành vết chai. Làm sao để khắc phục được nó? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Khi da bạn phải chịu nhiều tác động lặp đi lặp lại, vết chai sẽ dần hình thành từ lớp da thừa dần cứng lại, từ đó khiến bạn khó chịu. Vùng da này ít khi gây đau và thường xuất hiện nhiều nhất ở gót chân, lòng bàn tay, ngón chân và đầu gối của bạn. Mang giày chật, đi chân trần, chơi nhạc cụ và làm việc bằng tay là những nguyên nhân phổ biến gây ra chai tay chân.

Bên cạnh đó, đi bộ hoặc chạy nhiều có thể dẫn đến chai sần, ngay cả khi bạn đang mang một đôi giày vừa vặn. Đứng trong thời gian dài cũng có thể gây ra các vết chai.

Về cơ bản, chai tay chân không cần đến sự can thiệp y tế. Nếu bạn muốn loại bỏ vết chai vì không thích vùng này, bạn có thể thực hiện một vài phương pháp tại nhà.

Ảnh: Getty Images

Phương pháp điều trị và khắc phục vết chai

Xử lý vết chai bằng nước ấm

Trước khi thử bất cứ phương pháp nào khác, bạn nên xử lý vùng bị chai bằng cách ngâm trong nước ấm 20 phút. Trong quá trình ngâm nhiều lần, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn vùng bị chai từng lớp một. Ngâm nước ấm đơn giản là biện pháp khắc phục đầu tiên được Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên dùng.

Ảnh: Dermstore

Miếng đệm chống chai tay

Miếng đệm chống chai tay, bao gồm nỉ, silicone và một chất kết dính nhẹ nhàng, có thể được áp dụng cho khu vực bị ảnh hưởng. Bạn có thể kết hợp miếng đệm này bằng cách đặt nó dưới giày dép, tất, găng tay,… Sản phẩm này sẽ giữ cho vùng bị chai của bạn không bị kích ứng trong khi nó lành lại.

Giấm táo

Thành phần axit trong giấm táo có thể làm mềm lớp da cứng của vết chai. Trộn dung dịch gồm bốn phần nước và một phần giấm táo vào nhau, sau đó ngâm vết chai trong khoảng 20 phút.

Bạn có thể lột một hoặc hai lớp của vết chai tốt hơn khi ngâm trong dung dịch này, tuy nhiên đừng kéo quá mạnh và cố gắng kiên nhẫn làm từ từ. Làm vỡ da xung quanh hoặc trên vết chai có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Dùng đá bọt chăm sóc vết chai

Đá bọt có thể đặc biệt hữu ích khi bạn có vùng bị chai ở dưới bàn chân hoặc trên khuỷu tay, nơi khó nhìn thấy. Sau khi ngâm thật kỹ vết bị chai, hãy dùng sức ép của đá bọt lên vùng trên và chà xát theo chuyển động tròn. Đừng cố gắng loại bỏ toàn bộ vùng bị chai cùng một lúc. Đá bọt hoàn toàn dễ mua tại các tiệm tạp hóa và sàn thương mại điện tử.

Ảnh: Clintonville Foot & Ankle Group

Baking soda và nước cốt chanh

Phương pháp khắc phục này bao gồm việc kết hợp thành phần axit (nước chanh) và thành phần hóa học (natri hydro cacbonat, còn được gọi là muối nở) để tạo ra phản ứng giúp loại bỏ vùng bị dễ dàng hơn.

Bạn sẽ cần nước ấm, một cái chậu và 2 đến 3 thìa nước cốt chanh để bắt đầu. Sau một vài phút ngâm vết chai trong dung dịch này, hãy thêm baking soda vào. Các hạt nhỏ của baking soda sẽ tạo nên sức mạnh loại bỏ các vết chai.

Khi nào bạn nên đến bác sĩ?

Vết chai thường không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đừng bao giờ dùng dao cạo hoặc dụng cụ sắc nhọn để cắt chúng khỏi da. Điều này có thể làm vỡ da của bạn và khiến khu vực này bị nhiễm trùng, đặc biệt là nếu nó vẫn bị nén hoặc bị kích ứng bởi nguyên nhân ban đầu gây ra vùng bị chai. Nếu vết chai bắt đầu chảy mủ, thay đổi màu sắc hoặc chảy nhiều máu, bạn nên đi khám.

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy thường xuyên kiểm tra bàn chân của mình. Nếu có vết chai, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Ảnh: Men’s Health

Cách phòng ngừa vết chai

Sau khi chăm sóc vùng bị chai, bạn có thể thực hiện các bước để ngăn chúng tái phát. Mang găng tay lao động hoặc miếng đệm đầu gối có thể giúp bạn không phát triển các vết chai do hoạt động bằng tay hoặc trên đầu gối. Ngoài ra, dưỡng ẩm da tay thường xuyên có thể giữ cho da tay mềm mại, ít bị nứt nẻ và kích ứng.

Bên cạnh đó, đi chân trần, và đảm bảo giày vừa chân, đủ chỗ cho da thở. Cắt móng chân thẳng ngang, mang dép đi trong nhà để tránh vết chai xấu xí.

Nếu có sự can thiệp y tế, các vùng chai sẽ mất đi. Nhưng việc áp dụng thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, thường xuyên tạo áp lực lên chân, tay, đầu gối cũng có thể khiến nó xuất hiện trở lại.

Ảnh: Men’s Health

___________

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Thùy Dung

xem thêm

No more