Miễn là những cuộc cãi vã đó mang chiều hướng tích cực thì những cặp đôi hạnh phúc nhận thấy lợi ích của việc hai người cãi nhau không chỉ giúp cả 2 giải quyết được những hiểu lầm nhỏ, mà còn họ xác định được về tình cảm của đối phương là chân thành hay không. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu vì sao càng tranh cãi lại càng tốt cho mối quan hệ yêu đương của các cặp đôi nhé!
1/ Tranh cãi là dấu hiệu của một mối quan hệ trưởng thành
Một số cặp đôi có suy nghĩ rằng việc tránh xung đột là cách tốt nhất để duy trì một mối quan hệ bền vững lâu dài. Tuy nhiên, có một sự thật ngược lại rằng việc tranh cãi lại giúp cho các cặp đôi xây dựng tình cảm một cách hiệu quả nhất. Bởi trong quá trình tranh luận, bạn có thể nói rõ ràng suy nghĩ của mình với đối phương, điều đó có nghĩa là bạn đã sẵn sàng đưa tình cảm của cả 2 lên một tầm cao mới. Những người trưởng thành thường không dùng đến bạo lực hoặc la hét để chứng minh quan điểm của mình, thay vào đó họ sẽ luôn cố gắng đạt được sự thoả hiệp bằng lý lẽ trong một cuộc tranh luận lành mạnh. Điều này giúp các cặp đôi hạnh phúc và hiểu nhau hơn sau mỗi cuộc khẩu chiến.
Ảnh: The Lake House/Village Roadshow
2/ Tranh cãi có nghĩa là bạn quan tâm đối phương
Khi yêu bạn thường làm ngơ với những hành động nhỏ nhặt của đối phương, đó có thể là những thói quen khiến bạn không hài lòng. Thay vì giữ im lặng thì trong những tình huống này bạn nên góp ý thẳng thắn với họ, đừng ngại những cuộc cãi vả xung đột. Nói một cách khác, tranh cãi là dấu hiệu của một tình yêu thật sự vì bạn quan tâm đến họ. Hãy nhớ đến những lần tranh cãi với các thành viên trong gia đình, điều này cũng tương tự như với đối tác của bạn. Nếu sau mỗi cuộc cãi vả cả 2 đều vượt qua thì bạn cũng có thể hình dung ra một bức tranh lớn hơn về tương lai khi cả 2 về chung một nhà.
Ảnh: The Office/ Universal Television
3/ Tạo lòng tin cho đối phương
Tranh luận là một trong những hình thức giao tiếp trưởng thành và trung thật nhất về tính cách của đối phương. Nó không chỉ thúc đẩy cảm giác thân mật, tạo sự tin tưởng và kết nối cho đối tác của bạn,… mà còn gián tiếp “dạy” họ cách giao tiếp với bạn một cách hiệu quả hơn. Các cặp đôi hạnh phúc thường tạo lòng tin với nhau bằng cách cởi mở, chịu trách nhiệm về hành động của bản thân và lắng nghe các nhu cầu chia sẻ của đối phương một cách cẩn thận.
Ảnh: Love & Other Drugs/ 20th Century Fox
4/ Tranh cãi là dấu hiệu của một mối quan hệ lành mạnh
Các nhà tâm lý học khẳng định rằng việc tranh cãi là một trong những yếu tố thiết yếu giúp duy trì một mối quan hệ lành mạnh. Trên thực tế, những cặp yêu nhau nhưng không bao giờ cãi vả thường có dấu hiệu “bất thường” trong chuyện tình cảm. Khi tranh luận các cặp đôi sẽ cùng nhìn nhận lại các giá trị cảm xúc quan trọng với đối phương. Việc nêu lên quan điểm cá nhân không có nghĩa là chỉ trích người khác, nên lưu ý đến tông giọng của bạn trong các cuộc tranh luận.
Ảnh: New Girl/ 20th
5/ Giúp cặp đôi gắn kết hơn
Khi tranh cãi với đối tác của mình, việc thắng thua không quan trọng. Điều quý giá nhất là bạn học được nhiều điều sau mỗi cuộc tranh cãi giúp hiểu hơn về đối phương, cũng như về bản thân mình. Những mâu thuẫn nhỏ có thể giúp cả 2 bộc lộ tính cách thật sự của nhau, từ đó bạn cũng có thêm kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề tương tự. Các cặp đôi hạnh phúc thường cùng nhau vượt qua khó khăn thử thách để đi đến sự thoả hiệp lâu dài
Ảnh:The Twilight Saga: New Moon/ Temple Hill Entertainment
6/ Giúp giải toả các cơn phẫn nộ
Phái mạnh thường hay nhượng bộ khi có những xung đột, nhưng nếu đối phương không làm điều tương tự thì đến một lúc nào đó cơn giận của bạn sẽ ngày càng tích tụ và có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Các cặp đôi hạnh phúc khuyên rằng một trong những cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này là hãy bộc lộ cảm xúc tiêu cực ra ngoài, để đối phương thấy rằng cả 2 nên có sự công bằng về các giá trị quan trọng của riêng mình.
Ảnh: Gigli/ Revolution Studios
7/ Tranh cãi là biểu hiện của mối quan hệ bền vững
Theo một số nghiên cứu mới đây, sai lầm lớn nhất mà các cặp đôi yêu nhau thường mắc phải là trốn tránh. Việc ngại giao tiếp khiến cả 2 khó lòng hiểu nhau nên thường dẫn đến bi kịch chia tay. Chúng ta thường lầm tưởng việc trao đổi các vấn đề nhạy cảm của bản thân thường không có ích gi trong mối quan hệ. Tuy nhiên, khi tranh cãi xảy ra thì đó cũng là một cơ hội tốt để bạn tập trung giải quyết các nút thắt trong vấn đề của mình trước khi chúng trở nên quá lớn.
Ảnh: Love, Rosie/ Constantin Film
8/ Giải toả cảm xúc cá nhân
Nếu bạn muốn giữ một mối quan hệ phát triển và bền chặt, thỉnh thoảng bạn nên giải toả cảm xúc của mình thay vì cố giữ những tâm tư trong lòng. Dù vậy, hãy luôn cố gắng kết thúc các cuộc tranh luận theo hướng giải quyết tích cực nhất.
Ảnh: Revolutionary Road/ BBC Films
9/ Tranh cãi giúp tình yêu đỡ nhàm chán
Những xung đột mang tính xây dựng có thể thúc đẩy mối quan hệ của bạn trở nên thú vị hơn. Thử tưởng tượng tình yêu sẽ chán thế nào khi cả 2 cùng đồng thuận về mọi thứ?! Thay vì sợ hãi những cuộc cãi vả nảy lửa thì hãy tận dụng những lợi ích mà nó mang lại cho mối quan hệ trong tương lai của bạn.
Ảnh: Eternal Sunshine of the Spotless Mind/ Anonymous Content
Một số gợi ý để xây dựng một cuộc tranh luận tích cực:
Tôn trọng đối phương: Hãy chấp nhận một điều rằng con người sinh ra không hoàn hảo, ai cũng có điểm yếu của riêng mình nên đừng vì vậy mà gây áp lực lên những điều có thể gây tổn thương đối phương.
Học cách xin lỗi: Nếu bạn sai, hãy thừa nhận và nói lời xin lỗi. Hành động nhỏ này không làm bạn trông yếu đuối, nhưng nó có thể khiến đối phương cảm thấy vui vì bạn vẫn quan tâm đến họ.
Tranh luận đúng chủ đề: Không nên nhắc lại những sai lầm cũ mà cả 2 đã giải quyết.
Không cho phép sự xuất hiện của người thứ 3: Không nên lôi kéo người thân hoặc bạn bè vào những cuộc tranh cãi của bạn, điều đó sẽ khiến cho đối phương cảm thấy bị cô lập và thiếu sự tôn trọng. Hãy cố gắng tự giải quyết các vấn đề của riêng mình.
Xem Thêm:
5 lời khuyên giúp quản lý tài chính hiệu quả cho cặp đôi
10 cặp đôi thời trang đình đám của thế giới
—
Lượt Dịch: Mie Ng (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Nguồn: brightside)