Xu hướng 27/05/2022

“Điểm danh” các loại mũ bảo hiểm chất lừ mà bạn nên sở hữu

Bài Tuan Anh

Mũ bảo hiểm đã trở thành "vật bất ly thân" của chúng ta khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, bạn có thể biến hóa và tăng vẻ chất lừ với phụ kiện bảo vệ này. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Mũ bảo hiểm là vật dụng quan trọng nhất khi sử dụng xe moto, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ. Vì vậy việc đội mũ bảo hiểm là điều hết sức cần thiết, không chỉ vì để tránh vi phạm luật an toàn giao thông mà còn vì chính an toàn của người tham gia giao thông.

Làm thế nào để có thể phân biệt, so sánh về thiết kế và độ an toàn của các loại mũ bảo hiểm để đưa ra lựa chọn phù hợp? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu về 6 loại mũ bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay.

Top

Ảnh: Forbes

1. Full-Face

Độ che phủ, khả năng bảo vệ

Mũ bảo hiểm full face có độ bao phủ hầu như toàn bộ đầu của người đội. Do đó, nó được coi là loại mũ bảo hiểm an toàn nhất, bảo vệ bạn khỏi các tác động chấn thương.

Đây là mẫu mũ dành cho tất cả các tay đua, những người yêu thích tốc độ hoặc dùng để đi xa. Thiết kế mũ có thể thay đổi chút ít tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Các rider thường có tư thế ngồi cúi người và chọn những mẫu mũ có phần chắn cằm cao hơn, thiết kế thon dài, ôm gọn bảo vệ tốt hơn và hạn chế cản gió khi di chuyển trên đường đua.

Đặc điểm thiết kế và tính năng

Đặc điểm nổi bật của mũ bảo hiểm Full-Face là thanh chắn cằm, đây là một tính năng an toàn quan trọng mà nhiều mũ bảo hiểm thiếu. Cằm phải đối mặt với 50% tác động nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn và chỉ có mũ bảo hiểm cả mặt mới có thể bảo vệ cằm và hàm của bạn.

Hầu hết các loại mũ bảo hiểm full-face đều có hệ thống thông gió qua mũ để thông thoáng mồ hôi, giảm mờ kính mắt và giữ mát cho bạn khi đi xe. Trong những tháng lạnh hơn, kính chắn có thể được kéo xuống để giảm luồng không khí hoặc ngăn gió, bụi, côn trùng… Các tính năng mới đã được thêm vào mũ Full-Face trong những năm gần đây, bao gồm công nghệ Bluetooth, điều khiển bằng giọng nói, màn hình hiển thị, kính che chống tác hại của ánh sáng mặt trời,…

Ảnh: Revzilla

2. Mũ lật hàm-Modular

Độ che phủ, khả năng bảo vệ

Đây là loại mũ kết hợp giữa mũ Full-Face và mũ 3/4. Về cơ bản thì nó khá giống một chiếc mũ Full-Face nhưng có phần bảo vệ cằm có thể lật lên qua khỏi đầu, biến thành mũ 3/4 tiện lợi. Mũ thích hợp cho những người đi tour có hành trình dài, thích sự thông thoáng và tính linh hoạt mà không cần cởi bỏ mũ.

Đặc điểm thiết kế và tính năng

Chất liệu và trang bị tương tự như mũ Full-Face. Chúng bao gồm một tấm che để bảo vệ mắt và đôi khi bao gồm một tấm che bên trong thứ cấp để bảo vệ mắt bổ sung khỏi ánh sáng mặt trời. Có phần bảo vệ hàm thấp hơn so với mũ Full-Face.

Mũ lật hàm có xu hướng nặng hơn một chút so với mũ full-face truyền thống do thiết kế bổ sung của các bản lề tích hợp khu vực lật hàm.

Độ an toàn giảm do cấu trúc bản lề có thể tách rời, dễ rạn nứt hơn khi xảy ra va đập so với những thiết thế Full-Face liền khối. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ cao hơn mũ ¾ hay ½ nhờ có phần bảo vệ cằm.

Loa Bluetooth được bổ sung vào những thiết kế hiện đại và hệ thống kính che kép với lớp phủ chống mờ kính cũng được tích hợp với nón.

Ảnh: Revzilla

3. Mũ 3/4

Độ che phủ, khả năng bảo vệ

Mũ ¾ có thiết kế loại bỏ phần cằm mũ, che phía sau và hai bên đầu để lộ mặt và hàm của người đội. Loại mũ này khá lý tưởng cho người điều khiển xe tay ga, xe máy di chuyển nội thành. Đặc điểm nổi bật của mũ là thiếu thanh chắn cằm, điều này làm giảm đáng kể độ an toàn của mũ.

Mũ bảo hiểm hở mặt, còn được gọi là mũ bảo hiểm ¾, che phía sau và hai bên đầu của bạn nhưng để lộ khuôn mặt của bạn. Chúng phổ biến trong số các loại xe tay ga, vì vùng mặt luôn mở để cảm nhận làn gió trên da của họ. Đặc điểm nổi bật của mũ bảo hiểm ¾ là thiếu thanh chắn cằm, điều này làm giảm đáng kể độ an toàn của mũ bảo hiểm xe máy.

Đặc điểm thiết kế và tính năng

Mũ ¾ có trọng lượng nhẹ hơn một chút so với mũ Full-Face do không có thanh chắn ở cằm, nhưng không giảm đáng kể. Vì thiết kế mở mặt nên mũ thông thoáng hơn nhưng không bảo vệ người dùng trước điều kiện thời tiết xấu hoặc bụi và các vật thể lạ khi di chuyển. Mũ có thể được trang bị thêm kính chắn hoặc người dùng mua riêng gắn thêm để bảo vệ mắt.

Ảnh: Harley Davidson
Đón

4. Mũ nửa đầu

Độ che phủ, khả năng bảo vệ

Giống như tên gọi, loại mũ này chỉ che nửa đầu người đội. Một số loại có thể che phủ nhiều hơn một chút ở gáy và tai nhưng vẫn để lộ phần còn lại của khuôn mặt.

Về mặt thông thoáng thì những chiếc mũ này rất tuyệt vời nhưng khả năng bảo vệ của loại mũ này là thấp nhất trong số các loại mũ bảo hiểm.

Đặc điểm thiết kế và tính năng

Hầu hết mũ nửa đầu không được trang bị kính chắn vì vậy bạn cần mua thêm nếu muốn bảo vệ mắt khi lái xe. Mũ không có các tính năng công nghệ được tích hợp thêm bởi thiết kế tối giản và giá thành.

Ảnh: Bell Scout Air

5. Mũ cào cào (off-road)

Độ che phủ, khả năng bảo vệ

Mũ cào cào hay còn gọi là mũ off-road dùng để đi phượt, đi đường đất, dùng trong các cuộc đua xe địa hình. Chúng không phải là lựa chọn tốt nhất để sử dụng trong nội thành nhưng rất lý tưởng việc di chuyển những nới có địa hình xấu, nhiều sỏi đá.

Mũ không có kính chắn bảo vệ mắt vì vậy người dùng nên đeo kính thêm khi sử dụng mũ. Đặc điểm nổi bật là phần vành lưỡi trai che nắng và phần bảo vệ cằm dài hơn nhiều so với mũ Full-Face.

Đặc điểm thiết kế và tính năng

Loại mũ này được trang bị phần bảo vệ cằm lớn hơn và kéo dài hơn, tăng sự lưu thông không khí giúp người dùng dễ thở hơn. Mũ cào cào có trọng lượng siêu nhẹ nhờ được làm từ những chất liệu như composite, Kevlar, sợi carbon,… những vật liệu này có độ bền cao và nhẹ, giữ cho đầu và cổ của bạn không bị mỏi sau một hành trình dài trên những cung đường xấu. Vì mục đích sử dụng trên những đoạn đường địa hình nên chúng cũng không được tích hợp thêm các tính năng hiện đại như loa bluetooth.

Khi lựa chọn mũ cào cào bạn nên lưu ý đến hình dáng của mũ, đặc biệt khi bạn có ý định sử dụng kính hoặc kính bảo hộ bởi mũ thường ôm khá khít vào khuôn mặt người đội. Hãy kiểm tra độ phù hợp trước khi chọn mua mũ và kính từ bất kỳ nhà cung cấp nào.

Ảnh: Airioh

6. Dual- Sport

Độ che phủ, khả năng bảo vệ

Dual-Sport là sự kết hợp giữa mũ cào cào và mũ Full-Face. Chúng có kính che bảo vệ mắt như mũ Full-Face nhưng lớn hơn, phần bảo vệ cằm thấp, lỗ thông gió lớn và lưỡi trai che nắng như mũ cào cào. Mũ có khả năng cách âm tốt và bảo vệ tốt như mũ Full-Face.

Đặc điểm thiết kế và tính năng

loại mũ này có đệm êm và thoải mái hơn mũ Full-Face. Với thiết kết kết hợp giữa mũ cào cào và Full-Face nên mũ Dual-Sport phù hợp với mọi địa hình, tiện dụng cho cả đường nhựa lẫn off-road, là loại mũ đa dụng.

Ảnh: Ellewood Helmet

Tổng kết

Chúng ta đã cùng điểm qua 6 loại mũ bảo hiểm phổ biến nhất mà bạn có thể cân nhắc khi mua. Một số lưu ý khác như khí hậu, địa hình nơi bạn di chuyển, tính năng mà bạn muốn hoặc các trang bị thêm như kính chắn, kính mắt,… cũng cần được lựa chọn cẩn thận để bạn có thể thoải mái nhất khi di chuyển.

Gợi

__________

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: Motorcycle Legal Foundation

No more