Xu hướng 24/11/2017

Thời trang nhanh có phải đã đến lúc nên “chậm” lại?

Bài ELLE Team

Khi xu hướng "thời trang nhanh" dang dẫn đầu cuộc chơi thì các thương hiệu cao cấp phải thay đổi chiến thuật, nhưng liệu hướng đi đó có thật sự an toàn?

Chỉ cần đến các trung tâm mua sắm trên thế giới, bạn sẽ thấy đâu đó ba hay bốn cửa hàng thời trang nhanh to lớn. Kèm theo đó là những cửa hàng may sẵn và nhiều thương hiệu đủ tầm cỡ khác nhau. Các trung tâm thương mại lớn tiếp tục bùng phát dù cho doanh thu của các thương hiệu bên trong vẫn đang tuột dốc. Người mua sắm nay đã quá chán chường khi phải thường xuyên thấy những kiểu trang phục lỗi mốt và không có gì đổi mới hơn nhiều tuần liền. Không chỉ riêng các thương hiệu thời trang nhanh phải chịu tình cảnh này mà các hãng thời trang cao cấp cũng đang gặp khó khăn trong vài năm nay. Dior, Lanvin và Saint Laurent cũng nằm trong nhóm thương hiệu chịu nhiều thua lỗ cao nhất trong ngành công nghiệp này. Các mẫu thiết kế street style đường phố cũng xuất hiện trên các sàn diễn cao cấp chưa bao giờ nhiều đến thế. Và khi ngành công nghiệp bắt đầu bập bênh, những người đứng đầu sẽ phải chịu đựng hậu quả.

Thời trang nhanh có phải đã đến lúc nên “chậm” lại?

Raf Simons, Hedi Slimane và Stefano Pilati là một số giám đốc sáng tạo đã rời khỏi các vị trí cao trong vài năm gần đây (Hình: Getty)

Giám

ÁP LỰC TỪ DOANH SỐ VÀ THỜI GIAN

Raf Simons từng chỉ đạo cho Dior để khơi dậy và làm tăng doanh thu cho thương hiệu nhưng sau đó đã rời đi và đến với Calvin Klein. Về phía thương hiệu Lanvin, Alber Elbaz đã buộc phải thờ ơ chính lịch sử của thương hiệu sau nhiều thập kỷ để tạo nên một hình ảnh thú vị, gần với thị hiếu số đông hơn. Và tại Saint Laurent, Hedi Slimane phải xây dựng lại một mẫu hình nam với kiểu dáng mới nhằm tăng gấp đôi doanh thu của thương hiệu. Điều đáng buồn chính là trước khi anh phải rời khỏi chỗ ngồi đó trong năm 2016, các thành phẩm của anh trên tài khoản Instagram của Saint Laurent đều bị xoá bỏ.

Các nhà thiết kế này đều không chỉ phải chịu đựng áp lực của đồng tiền mà còn cả thời gian. Lịch thời trang truyền thống nay đã bị phá vỡ. Một thương hiệu thông thường chỉ tung ra hai bộ sưu tập Xuân-Hè và Thu-Đông giờ trở nên dày đặc hơn. Họ thường xuyên tham gia thêm các sưu tập Resort, Pre-fall và một số bộ sưu tập capsule trong suốt mùa.

Ngoài ra, nhiệm vụ của các nhà giám đốc sáng tạo còn vượt qua phạm trù của việc thiết kế quần áo, họ phải nắm rõ mọi thứ từ các chiến dịch quảng cáo cho đến mô hình các cửa hàng nhằm tăng cao hiệu quả trong truyền thông. Và khoảng thời gian Raf Simon làm tại Dior, thời gian đòi hỏi anh phải có ý tưởng mới trong vòng tám tuần nay đã giảm còn một nửa. Một công việc cần nhiều yếu tố để có thể tạo ra những cảm hứng nghệ thuật nay được xem như một quy trình sản xuất bị giới hạn bởi thời gian khắc nghiệt.

Với những mô hình thời trang cao cấp như Burberry hay Tom Ford cũng phải thay đổi chiến thuật sang “see now, buy now” (Nhìn tận mắt, mua liền tay) trong những mùa gần đây – một chiến thuật thường thấy từ các hãng thời trang nhanh. Việc chờ đợi cho một sản phẩm xa xỉ dường như không còn phù hợp với lối sống quá nhanh và hiện đại ngày nay. Khách hàng không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi 6 tháng một khi đã thấy được mẫu thiết kế được công bố trên Instagram, họ muốn sở hữu nó ngay sau khi sản phẩm đó được trình diễn.

Thời trang nhanh có phải đã đến lúc nên “chậm” lại?

Trong năm 2016, thương hiệu cao cấp Burberry đã chọn cho mình bước đi “see now, buy now” tại London Fashion Week. (Hình:Getty)

 

THỜI TRANG XA XỈ DẦN MẤT VỊ THẾ, KHÁCH HÀNG CŨNG CHỊU ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ

Những thay đổi đó xuất phát từ những phản hồi của người tiêu dùng đến với các hãng thời trang đường phố cao cấp (high street), được xem như những mô hình “mô phỏng” những thương hiệu cao cấp (high fashion) nhưng có thiết kế và giá thành dễ mua hơn đối với người tiêu dùng. Chúng ta có thể tìm hiểu qua mô hình kinh doanh cảu một số thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng nhất thế giới hiện nay sẽ thấy, từ khâu thiết kế, sản xuất cho đến vận chuyển mất chưa đến một tháng.

Không chỉ các thương hiệu lớn đang chịu tình cảnh áp đảo này, các nhà thiết kế trẻ tuổi cũng bị ảnh hưởng. Điển hình như NTK người Anh Kit Neale, người luôn tạo ra những mẫu thiết kế nhiều hoạ tiết và từ lâu luôn được đề cao trong tuần lễ thời trang ở London. Anh từng phải chịu áp lực trong việc hoãn buổi trình diễn của mình so với dự kiến, kể cả thương hiệu Burburry cũng thông báo tương tự. “Một người bạn bất ngờ gọi điện cho tôi và nói rằng họ đã thấy có người mặc một chiếc áo giống như một trong những mẫu thiết kế của tôi”, anh chia sẻ. Thậm chí sản phẩm của tôi còn chưa được lên sàn diễn. Sự việc là do một thương hiệu lớn đã kịp tung ra thị trường phiên bản của họ“. Anh mong rằng các sản phẩm của mình có thể được bày bán sau khi các cửa hàng thời trang nhanh bắt đầu trưng bày các mẫu mới.

Dù rằng việc đạo nhái ý tưởng là một hành động không đáng ca ngợi, nhưng giữa thời trang nhanh và những thương hiệu cao cấp còn có nhiều mối quan hệ phứt tạp hơn chúng ta thường nghĩ. Các thương hiệu thời trang nhanh đang kiếm được doanh thu ngất ngưởng nhờ vào chiến thuật của mình: sản phẩm mới chỉ được bày bán trong một tuần, khách hàng ngay lập tức sẽ cảm thấy “mình cần mua hàng nhanh chóng trước khi nó biến mất vào tuần tới”. Và nếu các thương hiệu đường phố cao cấp cũng bắt đầu thực hiện chiến thuật này, thì sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng cũng đòi hỏi các thương hiệu xa xỉ phải mang đến điều gì đó mới mẻ hơn cho họ.

Thời trang nhanh có phải đã đến lúc nên “chậm” lại?

(Hình: Getty)

Các khách hàng hạng sang vốn ưa chuộng hàng cao cấp hơn nhưng liệu họ có còn muốn chi trả cho một sản phẩm đắt giá khoảng 1,000 Bảng Anh nhưng lại có một phiên bản đường phố cao cấp giống hệt như vậy với mức giá rẻ hơn khoảng 10 lần? Sự phản hồi của các thương hiệu này chính là phải tăng tốc, sản xuất ra nhiều BST hơn, thay đổi mẫu mã thường xuyên để tránh tình trạng bị sao chép thiết kế từ các hãng thời trang nhanh. Do đó, họ buộc phải chi tiền vào một đội ngũ thiết kế lớn với công suất làm việc cao hơn để có mang sản phẩm ra ngoài thị trường đầu tiên.

Cho đến cuối cùng, khách hàng là người chịu thiệt hại khi thời trang xa xỉ nay lại tập trung bán hàng dựa vào số lượng. Hãy tưởng tượng rằng nếu chúng ta mua một sản phẩm có phiên bản giới hạn và được làm tỉ mỉ, có giá trị hơn so với các sản phẩm đạo nhái khác. Nay khi xu hướng thời trang diễn ra quá nhanh, món hàng đầu tư của bạn nhanh chóng trở nên lỗi thời.

Những

THỜI TRANG NHANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG

Ngoài các vấn đề trên đó chính là những hậu quả về môi trường. Nhà phân tích những rủi ro về môi trường ở Trucost – Jacqueline Jackson cho biết: Thật khó có thể tưởng tượng rằng những hào nhoáng của ngành thời trang như những chất liệu mềm mại, những màu sắc dịu dàng gần như là vô hại lại có nguồn gốc từ một quy trình ô nhiễm, đầy hoá chất độc hại”.

Thời trang nhanh có phải đã đến lúc nên “chậm” lại?

Thời trang là ngành công nghiệp đứng thứ 3 gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng đến mối trường, sau ngành dầu mỏ và nông nghiệp. (Hình: Shutterstock)

Trong tầm 20 năm nay, giá của các sản phẩm quần áo đã giảm xuống nhưng nguyên vật liệu lại ngày càng tăng. Một người ở châu Âu trung bình hiện nay chi số tiền vào quần áo ít hơn so với khoảng 10 năm trước nhưng số lượng sản phẩm mua lại tăng lên gấp đôi. Một người trung bình đang vứt đi 32kg lượng quần áo cũ mỗi năm. Với một mức giá quá rẻ như vậy, rất ít ai cân nhắc trước khi cho chúng vào sọt rác.

Cả 4 nhà doanh nghiệp thời trang nhanh lớn trên thế giới đều tăng gấp đôi doanh thu trong năm 2014, chỉ sau một năm sự cố sập nhà máy may ở Bangladesh đã giết đi 1,130 người. Trong khi đó lợi nhuận của các thương hiệu thời trang xa xỉ ngày càng giảm. Cách giải quyết của họ chính là tung ra nhiều bộ sưu tập hơn có tính mới mẻ và nhiều lý do để mua.

Khi

NGƯỜI TIÊU DÙNG CÓ THỂ LÀM GÌ?

Hãy tìm đến những sản phẩm kinh điển, những sản phẩm có thể khiến bạn cảm thấy thực sự hứng thú khi mặc nó“, NTK quần áo nam Oliver Spencer chia sẻ. Ở hiện tại, thời trang nam không bị xoay chuyển nhanh như thời trang của nữ giới.Mọi người cần nên cân nhắc bản thân mình trước khi mua chúng, nói bởi Lucy Siegle, một nhà báo cũng là một nhà sản xuất của bộ phim The True Cost. “Khi bạn biết rõ sản phẩm nào mới có giá trị và chất lượng, bạn sẽ không còn vứt bỏ chúng thường xuyên nữa”. Thay vào đó, bạn cần nên đều tư vào những thứ mà bạn có thể mặc thường xuyên hoặc mang tính thẩm mỹ lâu dài. Đây là thời điểm mà chúng ta cần phải cân nhắc rõ trước khi mua những món đồ thời trang. Bằng không, chúng ta có thể sẽ đánh mất tất cả.

Hãn Hào (Nguồn: tạp chí Phái mạnh ELLE Man, tham khảo: Fashion Beans, hình ảnh: Tổng hợp)

cùng chuyên mục

No more