Trong năm 2018 vừa qua, ngành công nghiệp thời trang không ngừng phát triển cũng như “xào nấu” các ý tưởng độc đáo để cho ra các xu hướng thời trang mới. Sự giao thoa liên tục đặc biệt trong các phong cách thời trang đường phố, giày thể thao,… là do sự cạnh tranh khốc liệt trong thời đại truyền thông xã hội, góp phần thúc đẩy và yêu cầu sự thay đổi đột phá của các thương hiệu thời trang, nếu không sẽ bị thụt lùi và đào thải ra khỏi cuộc chơi trong tích tắc.
Năm 2018 kết thúc thì cũng đã đến lúc nhìn lại sự kiện thời trang lớn nhất diễn ra trong năm. Hãy cùng ELLE Man đến với phần cuối cùng của 10 xu hướng thời trang định hình diện mạo ngành công nghiệp thời trang thế giới!
6/ Văn hóa đường phố vẫn sải bước cùng thời trang chính thống
Một trong những nét riêng của xu hướng văn hóa đường phố là sự bất quy tắc trong những ý tưởng cũng như sự sao chép, sử dụng các ý tưởng một cách vô tội vạ và không giấy phép. Tuy điều này tạo ra những sản phẩm thú vị, nhưng khi đem vào trong kinh doanh sẽ trở thành một vấn đề thật sự. Ví dụ như trước khi tung ra BST Thu-Đông 2017 đình đám đánh dấu cánh cửa “hoàng kim” của thời trang đường phố thì nhà mốt Louis Vuitton đã từng kiện Supreme vì tội sao chép một vài ý tưởng của thương hiệu. Ngày nay, với tôn chỉ đề cao những ý tưởng đa dạng và khác lạ, các thương hiệu thời trang cao cấp thường bỏ qua những rắc rối pháp lý tiềm ẩn và thay vào đó là gợi ý hợp tác hợp pháp với những thương hiệu đường phố, kết quả dẫn đến nhiều “va chạm” văn hóa ngẫu nhiên tuyệt vời.
Ảnh: Indigital
Trong xu hướng thời trang này, chúng ta có thể kể đến một vài kết hợp giữa những tên tuổi ngoài địa hạt thời trang với các thương hiệu thời trang cao cấp và đường phố nổi tiếng như SEGA x Puma, SEGA x Gucci, China Town Market x Smiley, H&M x Moschino, MTV x adidas, Vans x NASA,… Qua đó, chúng ta có thể thấy văn hóa đại chúng đang dần được chú ý hơn, và hiển nhiên điều này cũng sẽ liên quan tới vấn đề giấy phép sở hữu không sớm thì muộn. Các thương hiệu thời trang cao cấp đã thu về được hàng triệu đô la từ giấy phép hợp tác, và đương nhiên đây chỉ là bước khởi đầu.
7/ Logomania
Logomania là thuật ngữ mô tả xu hướng thời trang cuồng logo mà các fashionista tin tưởng rằng đây chính là cách sành điệu nhất để thể hiện gu thời trang cá tính và độc đáo của mình. Nắm bắt được trào lưu này, các thương hiệu thời trang không thể nào bỏ qua được “thị phần béo bở” này. Fendi là một trong những thương hiệu làm sống dậy biểu tượng logo monogram của mình vào sau đó hợp tác cùng với logo FILA cho ra mắt BST gần đây. Hay nhà mốt COMME des GARCONS cũng đã cho ra mắt logo mới của hãng có tên CDG vào trong BST của mình. Chiến thuật sử dụng logo trong thiết kế được xem như một lối đi tắt trong ngành công nghiệp thời trang bị ám ảnh bởi gram ngày nay. Nhiều khả năng, mối quan hệ giữa thời trang và logo sẽ còn tiến xa hơn nữa chứ không hề giảm đi.
BST Fendi Xuân-Hè 2019. Ảnh: Highsnobiety / Eva Al Desnudo
Supreme được xem là một trong những thương hiệu nổi bật nhất trong trào lưu logmania này.
Họa tiết monogram và dải màu xanh lá – đỏ cũng là những chi tiết định danh nổi tiếng của nhà Gucci
Hay như những thiết kế Nike “The Ten” qua tay Virgil Abloh đều được nhấn mạnh yếu tố logo thương hiệu.
8/ The Wild West
Trong năm 2018, các NTK đồng loại trở về sự cổ điển và tìm đến “Viễn Tây Hoa Kỳ” hoang dã để tìm nguồn cảm hứng cho những thiết kế h. Mà trong đó hình ảnh chàng cao bồi đầy nam tính chính là biểu tượng mà các NTK muốn hướng tới cho dòng thời trang nam năm nay. Trong khi Raf Simons đã tái sinh hình ảnh này với đôi giày bóng mượt cùng với chiếc áo sơ mi Western trong BST Calvin Klein 205W39NYC thì Virgil Abloh lại cho ra mắt đôi giày cao bồi có dây buộc. Trong khi đó thì Helmut Lang cho ra những thiết kế áo thun in dòng chữ “Cowboy” và hợp tác với nghệ sĩ Sarah Morris cho ra thiết kế bốt cao bồ xa xỉ. Tất cả những điều này đã khiến giới mộ điệu đặt ra câu hỏi: “Liệu thời trang cao bồi chính là xu hướng thời tran mới cho năm nay và năm sau?”
BST Saint Laurent Xuân-Hè 2019. Ảnh: Highsnobiety / Bryan Luna
BST Saint Laurent Xuân-Hè 2019. Ảnh: Highsnobiety / Bryan Luna
Thiết kế bốt cao bồi của Virgil Abloh. Ảnh: virgilabloh
Thiết kế bốt cao bồi của Helmut Lang với nghệ sĩ Sarah Morris. Ảnh: Helmut Lang
Tất nhiên, xu hướng thời trang cao bồi này khá dễ dàng trong cách phối đồ bởi nó cũng chỉ là sự trở lại của trào lưu cổ điển từng một thời rất “hot”. Nhưng nó có tồn tại lâu dài hay không thì không ai có thể chắc chắn điều này cả. Và việc phong cách thời trang này sẽ bị lu mờ trong tương lai chỉ là vấn đề về thời trang trước khi các NTK tìm ra một nguồn cảm hứng mới cho họ.
9/ Những đôi giày thể thao vượt địa hình
Những đôi giày đi vượt địa hình trước đây vốn dĩ được xem là những thiết kế đề cao công năng nhưng không hề có tính thẩm mỹ. Nhưng trong năm 2018, xu hướng thời trang này được khoác lên một diện mạo mới, trở nên phổ biến hơn và được lựa chọn kết hợp cùng phong cách đường phố của giới trẻ. Các NTK giày dép cũng đã thiết kế lại những kiểu dáng đôi giày này cho có tính thẩm mỹ cao hơn mà vẫn mang lại hiệu suất cao.
Ảnh: Highsnobiety
Có thể kể đến một vài sự kết hợp nổi tiếng trong dòng thời trang này như bộ ba đôi giày địa hình Terrex của adidas hợp tác với KITH và White Mountaineering.
adidas Terrex x KITH x White Mountaineering
Nike cũng không kém cạnh khi tái phát hành dòng giày ACG của mình, bao gồm Ruckel Ridge và Dog Mountain. Còn Comme Des Garcons thì cũng hợp tác với Nike ACG cho ra thiết kế Air Mowabb.
Nike ACG Ruckel Ridge
Nike Dog Mountain
10/ Thời trang tái chế – thời trang bền vững
Với tình hình môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng mà thời trang là một trong những ngành tác động mạnh mẽ nhất, ngành thời trang may mặc phải thay đổi hoàn toàn quá trình sản xuất để giảm lượng khí thải và chất thải. Đó là những mục đích đằng sau việc tái chế nâng cấp. Từ hai ba năm về trước và chính thức bùng nổ trong năm 2018, các thương hiệu lớn và nhỏ rầm rộ tái sử dụng các vật liệu cũ thay vì sợi vải nguyên chất. Đó là một bước đi đúng hướng nhưng bước đi đó cần được đưa đến cấp độ thương mại để thực sự có tầm ảnh hưởng lớn.
Ảnh: ALYX VISUAL
Matthew Williams của 1017 ALYX 9SM đã ra mắt ALYX VISUAL, một dòng thời trang với hình ảnh trên sản phẩm được làm bằng nhựa và bông cotton tái chế. Các nhãn hiệu cao cấp như BODE, Children of the Discordance và Greg Lauren đã tạo ra các sản phẩm áo khoác, khăn quàng cổ được phục hồi và những món đồ thời trang khác từ việc tái chế vật liệu cũ.
Patagonia đã đưa ra những hành động thiết thực bằng cách cho ra mắt dòng áo khoác từ polyester tái chế, trong khi adidas vẫn tiếp tục bắt tay với Parley for the Oceans cho dòng giày thể thao cùng với trang phục và áo bóng đá thì được làm bằng nhựa rác thải từ biển.
Áo khoác từ polyester tái chế của Patagonia
Thiết kế adidas Ultra Boost Parley Fall 2018
Vào cuối năm 2017, Nike đã ra mắt Flyleather, được sản xuất từ các phế liệu thường bị lãng phí trong quá trình sản xuất. Chất liệu này sử dụng ít nước và carbon hơn so với các phương pháp làm sản xuất truyền thống, và trở thành một phần trong bộ sưu tập kết hợp của A-COLD-WALL * và Nike trong năm nay,…
Sử dụng ít vật liệu nguyên chất hơn là điều cần thiết nếu ngành công nghiệp thời trang đang dần chuyển hướng sang việc giảm thiểu khối chất thải ra môi trường.
Xem thêm:
10 xu hướng thời trang định hình ngành công nghiệp may mặc năm 2018 (P.1)
Điểm lại 11 xu hướng thời trang vẫn chưa “hạ nhiệt” cuối năm 2018
—
Lượt Dịch: Mie Ng (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Nguồn tham khảo: highsnobiety)