Tin tức 23/11/2018

Các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra cách “tải” kiến thức trực tiếp lên não

Bài ELLE Man

Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng họ đã phát triển thành công một mô phỏng có thể cung cấp thông tin kiến thức trực tiếp vào não bộ của một người và dạy họ những kỹ năng mới trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với "việc học hỏi và bắt chước" (life imitating art) của con người từ trước đến nay.

Đưa kiến thức trực tiếp vào não bộ? Nghe như một câu chuyện khá quen thuộc mà chúng ta thường xem trên các bộ phim khoa học viễn tưởng. Điển hình trong số đó là bộ phim The Matrix nổi tiếng. Hình dung xem một ngày nào đó việc thu nạp kiến thức tức thời như kiểu Matrix-style sẽ trở thành hiện thực. Nhân vật chính trong phim có thể học Kung-fu chỉ trong vài giây sau khi võ thuật được “tải lên” trực tiếp vào não bộ anh ta. Các nhà nghiên cứu khoa học tin rằng đây sẽ là một bước ngoặt đầu tiên trên nền công nghệ phát triển phần mềm tiên tiến.

Các nhà nghiên cứu khoa học từ phòng thí nghiệm HRL tại California nói rằng họ đã tìm ra cách để “khuếch đại” việc học, chỉ với quy mô nhỏ hơn nhiều so với nhữn gì chúng ta thấy từ trong những thước phim Hollywood. Họ nghiên cứu các tín hiệu điện trong não bộ của một phi công, sau đó đưa dữ liệu vào các đối tượng mới để học cách điều khiển máy bay trong một mô phỏng thực tế.

Một số nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Frontiers in Human Neuroscience cho thấy những người nhận sự kích thích não qua mũ đầu điện cực (electrode-embedded head caps) đã cải thiện khả năng lái và học kỹ năng mới nhanh hơn 33% so với những người trong nhóm giả dược* (placebo group). Mục đích của nghiên cứu trên nhóm giả dược để khẳng định việc truyền tải kiến thức có tác dụng thực hay không. Nếu những người nhận được sự kích thích não biểu hiện tốt hơn những tham dự viên nhóm giả dược thì nghiên cứu sẽ càng được khẳng định tác dụng thật của việc đang cần nghiên cứu.

*nhóm giả dược là hình thức người tham gia được cho sử dụng một hình thức điều trị giả nào đó.

nghien cuu khoa hoc - elle man 1

Ảnh: Getty Human brain, computer illustration

Tiến sĩ Matthew Phillips giải thích hệ thống kích thích não bộ là hình thái đầu tiên và sẽ là cơ sở khoa học lớn cho sự phát triển hệ thống sau này. Công việc cụ thể là họ đang xem xét thử nghiệm trên việc điều khiển máy bay, vì nó đòi hỏi sức mạnh tổng hợp của cả hiệu suất nhận thức và động cơ. Khi bạn học được điều gi đó, não bộ của bạn sẽ thay đổi. Sự liên kết này được tạo ra và tăng cường trong suốt quá trình, được gọi là tính mềm dẻo của não bộ (neuro-plasticity).

Tiến sĩ Matthews tin rằng mục tiêu kích thích não bộ cuối cùng là để áp dụng cho các công việc như học lái xe, chuẩn bị cho kỳ thi hoặc việc học ngôn ngữ mới. Những gi mà hệ thống của họ đang làm nhằm thay đổi những khu vực cụ thể của não bộ. Thực tế, phương pháp này đã được ứng dụng cách đây 4000 năm, những người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng cá điện để kích thích và làm giảm đau. Ông chia sẻ thêm “Nhà khoa học đa tài Ben Franklin cũng đã áp dụng những điều tương tự vào đầu mình, nhưng từ đầu những năm 2000, việc nghiên cứu khoa học này trở nên khắc khe hơn. Hiện tại chúng tôi đang xây dựng lại nghiên cứu đó, mục tiêu là cá nhân hoá sự kích thích theo cách hiệu quả nhất có thể”.

Não bộ của chúng ta hoạt động không giống nhau khi chúng ta cùng thực hiện chung một nhiệm vụ. Những gì họ phát hiện được là việc kích thích não bộ có hiệu quả đáng kể trong cải thiện việc học tập.

nghien cuu khoa hoc - elle man 2

Trong khi đó, một trong những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy những người thông minh dễ bị xao nhãng hơn trong công việc.

Xem Thêm:

Trí thông minh nhân tạo mới của Google: Tự học hỏi để tiến bộ

6 sản phẩm công nghệ bước ra từ “khoa học viễn tưởng”

Lượt dịch: Mie Ng (Tạp Chí Phái Mạnh ELLE Man. Nguồn: abcstories)

 

No more