Tin tức 08/08/2018

Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách các quốc gia gây ô nhiễm đại dương nhất thế giới

Bài ELLE Man

Vấn đề môi trường ngày càng đáng báo động khi Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách các quốc gia gây ô nhiễm đại dương nhất thế giới.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Úc do Jenna Jambeck, kỹ sư môi trường tại Đại học Georgia làm trưởng đoàn đã phân tích lượng chất thải đổ gây ô nhiễm đại dương trên toàn thế giới.

Kết quả cho thấy trong 12 quốc gia có tác động lớn đến môi trường biển thì Đông Nam Á đã có đến 5 đại diện là Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines. Đứng đầu là Trung Quốc với 8,8 triệu chất thải nhựa và Việt Nam xếp thứ 4 với 1,8 tấn rác thải. Điều đáng báo động là so với tình hình phát triển kinh tế hiện tại, các quốc gia đang phát triển hiện là nguyên nhân chính dẫn đến nạn ô nhiễm môi trường diễn ra trong vài chục năm trở lại đây.

Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách các quốc gia gây ô nhiễm đại dương nhất thế giới. Ảnh: Statista
Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách các quốc gia gây ô nhiễm đại dương nhất thế giới. Ảnh: Statista. Nguồn khảo sát: Wall Street Journal

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, mỗi phút, toàn thế giới tiêu thụ một triệu chai nhựa, và hằng năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng được sử dụng. Trong đó chỉ có một nửa số sản phẩm nhựa chỉ dùng một lần như ống hút, tã trẻ em và túi bọc ni lông. Được biết nếu tình trạng này tiếp diễn, đến năm 2050, đại dương sẽ chứa nhiều rác thải hơn cả sinh vật biển.

Môi trường đại dương ngày càng trở nên trầm trọng do r:ác thải nhựa. Ảnh: Change
Môi trường đại dương ngày càng trở nên trầm trọng do rác thải nhựa. Ảnh: Change

Lâu nay, các vật dụng bằng nhựa và túi nilon được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày vì tính tiện lợi và nhiều công dụng. Tuy nhiên loại chất dẻo này đang có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con người. Một chiếc túi nilon chỉ mất 5 giây để sản xuất, được sử dụng trong 5 phút, cần 1 giây để vứt bỏ và mất cần từ 500 đến 1000 năm để phân hủy.

Nếu không ngăn cản tình trạng ô nhiễm đại dương, trong tương lai xa các sinh vật biển sẽ biến mất hoàn toàn. Ảnh: Evening Standard
Nếu không ngăn cản tình trạng ô nhiễm đại dương, trong tương lai xa các sinh vật biển sẽ biến mất hoàn toàn. Ảnh: Evening Standard

Hiện tại, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ thu gom chất thải rắn khá cao tại các đô thị (từ hơn 80% tới gần 100%). Tuy nhiên, tại các khu vực ngoại thành và nông thôn, nơi hơn 2/3 dân số Việt Nam đang sinh sống, thì con số này vẫn còn rất khiêm tốn (từ 40 tới 60%). Việc phát triển mạng lưới thu gom tại những khu vực này, cũng như quản lý hiệu quả các bãi rác, chắc chắn sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng rác thải xả ra các kênh và sông rồi từ đó trôi ra biển.

Ảnh: Youtube
Ảnh: Youtube

Với thực trạng đáng buồn hiện tại, chúng ta – những công dân trẻ của Việt Nam – cần phải có những hành động thiết thực để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi sinh. Đó không phải là những chuyện “đao to búa lớn” mà bắt đầu từ những hành vi nhỏ trong đời sống hàng ngày, như hãy tập sử dụng chai lọ và ống hút không làm từ nhựa (kim loại, tre, thủy tinh,…), túi giấy thay cho túi nylon, sử dụng cà mên khi đi mua thức ăn, không vứt rác thải xuống biển,…

Xem thêm:

Ngày Môi trường Thế giới 2018 và những con số đáng báo động

Ngày Trái Đất 2018: Nhìn lại 7 vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất năm qua

Tổng hợp: Nghĩa CoCo (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Tham khảo: Statista, Zing.vn)

No more