Bật mí những thú vị trong siêu phẩm Star Wars ngoại truyện

Bài Duc Nguyen

“Star Wars” - thương hiệu đình đám và tạo nhiều cảm hứng cho khán giả Mỹ nhưng lại không được khán giả Việt Nam mặn mà. Nay thì, lời nguyền đó dường như đã được xóa bỏ khi “Rogue One: A Star Wars Story” đang bắt đầu một hành trình mới.

Phần spin-off (ngoại truyện) đầu tiên của loạt phim Star Wars đến từ Lucasfilm – Rogue One: A Star Wars Story (Gareth Edwards đạo diễn) là một hành trình sử thi hoàn toàn mới. Trong thời kỳ xung đột, một nhóm anh hùng đã liên kết với nhau cùng lấy cắp tấm bản đồ thiết kế thứ vũ khí hủy diệt Death Star của phe Đế Chế. Sự kiện mấu chốt trong phần phim Star Wars lần này chính là việc tập hợp những con người hoàn toàn bình thường để được chọn làm những điều phi thường hơn cả bản thân họ từng biết. Rogue One mang lại cho các nhà làm phim cơ hội để thử nghiệm những cách thức kể chuyện mới mẻ và độc đáo nhằm khai thác những chân trời chưa từng được biết tới trong thế giới giả tưởng của Star Wars. Dưới đây là những sự thật thú vị của về bộ phim mà khán giả không thể bỏ qua.

Star

Sự tỉ mỉ trong việc “thổi hồn” các nhân vật

1. Với Rogue One, người hâm mộ sẽ được gặp lại rất nhiều nhân vật mà họ đã từng rất quen thuộc, trong đó bao gồm cả Mon Mothma – người đóng vai trò chủ chốt trong Lực lượng Nổi Dậy. Trong phim, nhân vật này tiếp tục do nữ diễn viên Genevieve O’Reilly thủ vai.

Star Wars: The Rogue One - Mon Mothma - elle man
Mon Mothma.

2. Để có được ý tưởng tạo hình cho nhân vật Jyn Erso do nữ diễn viên Felicity Jones đảm nhận, các nhà làm phim đã tiến hành nghiên cứu về những nữ chiến binh của bộ tộc Kurd sinh sống ở vùng Tây Á cũng như các mẫu mã trang phục mang màu sắc văn hoá truyền thống của Nhật Bản. Chiếc váy của Jyn cũng đã được thiết kế lấy cảm hứng từ phong cách thời trang độc đáo của đất nước này.

Star Wars : The Rogue One - Felicity Jones - elle man
Nhân vật nữ chính của Felicity Jones.

3. Robot K-2SO (do nam diễn viên Alan Tudyk lồng tiếng) đã được tạo ra dưới đôi bàn tay tài hoa của Neal Scanland cùng với nhóm của mình và các chuyên gia tới từ Industrial Light & Magic (ILM). Nhóm đã dựng lên một mô hình với kích thước chuẩn của K-2SO và sau đó dùng các hiệu ứng hình ảnh để thổi hồn sống động cho nhân vật người máy kỳ lạ này.

Star Wars: Rogue One Rpbot K-2SO - elle man
Robot K-2SO (do nam diễn viên Alan Tudyk lồng tiếng)

Sự trở lại hoành tráng của Darth Vader

4. Đưa ra các ý tưởng mới mẻ cho tạo hình của nhân vật Darth Vader là một thách thức đối với hai nhà thiết kế phục trang Glyn Dillon và David Crossman vì trong mỗi tập phim của loạt “Star Wars”, khán giả đều thấy được những thay đổi hết sức tinh tế trong trang phục của các nhân vật phản diện. Ví dụ như chiếc mũ đội đầu của Vader trong “The Empire Strikes Back” có phần sáng bóng hơn so với trong những tập phim trước. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thảo luận, đạo diễn Gareth Edwards cho biết ông rất ấn tượng với kiểu dáng và hình ảnh của chiếc mũ từng xuất hiện trong “A New Hope”. Và quyết định cuối cùng của nhóm thực hiện là sẽ giữ nguyên tạo hình của Vader trong “A New Hope” cho Rogue One.

Star Wars: Rogue One - Darth Vader - elle man
Tạo hình giáp trụ của ác trùm Star Wars trong phần này sẽ có nét riêng biệt.

5. Bên cạnh đội quân chủ lực Stormtrooper vốn đã trở thành biểu tượng của Đế chế Thiên Hà, đạo diễn Gareth Edwards cũng mong muốn mang lại cho khán giả những tình tiết mới mẻ và hấp dẫn. Đó cũng là lý do mà đội quân Death Trooper ra đời. Death Troopers là một đội quân tinh nhuệ luôn xuất hiện trong những bộ trang phục màu đen. Nếu phục trang của Stormtrooper được thiết kế cho bất cứ ai cao khoảng 1m7 thì những tên lính thuộc lực lượng này đều có chiều cao trên 1m8.

Star Wars: Rogue One - Death Trooper - elle man
Death Troopers lần đầu được giới thiệu trên màn ảnh rộng.

Chiến trường rộng lớn và sinh động

6. Địa danh huyền thoại vốn đã trở nên vô cùng quen thuộc với các fan của loạt phim này là căn cứ quân sự của lực lượng phiến quân Yavin 4 cũng sẽ xuất hiện trong Rogue One. Do những hạn chế về mặt ngân sách, đạo diễn Lucas chỉ có thể xây dựng nên một phần của căn cứ này trong “Star Wars: A New Hope”. Còn với dự án điện ảnh này, các nhà làm phim đã có thể khắc hoạ toàn bộ khung cảnh của Yavin 4 trên màn ảnh rộng. Bên cạnh đó, nhóm thực hiện cũng đã tiến hành ghi hình ngay tại phim trường Cardington Airfield ở UK – nơi đã từng thực hiện các cảnh quay diễn ra tại Yavin 4 trước đây. Những kho chứa máy bay với diện tích khổng lồ của Cardington Airfield đã mang lại cho đội ngũ thiết kế sản xuất cơ hội để dựng nên một Yavin 4 với quy mô hoành tráng đến như vậy. Tổng kích thước của bối cảnh này sau khi hoàn thiện lên tới 106m chiều dài và 60m chiều rộng.

Star Wars Rogue One - căn cứ quân Yavin 4 - elle man
Căn cứ quân sự của lực lượng phiến quân Yavin 4

7. Hành tinh Jedha trong Rogue One cũng đã được dựng một cách cầu kỳ như vậy. Ngay từ đầu, các nhà làm phim xác định sẽ tận dụng mọi cơ hội có thể để tiến hành ghi hình ngay tại hiện trường, giúp mang lại tính chân thực cho các hình ảnh trong phim theo đúng như ý đồ của đạo diễn Gareth Edwards.

Star Wars Rogue One - hành tinh Jedha - elle man
Hành tinh Jedha trong Rogue One.

Hiệu ứng hình ảnh được tối ưu hóa

Đạo diễn Gareth Edwards và quay phim Grieg Fraser đã quyết định sẽ sử dụng các loại ống kính camera của thời đại những năm 1970 kết hợp cùng với những công nghệ điện ảnh kỹ thuật số tối tân nhất để tạo nên những hình ảnh theo đúng những gì mà ông mong muốn với Rogue One. Đồng thời, ông cũng mong muốn các sinh vật không gian trong Rogue One sẽ xuất hiện chân thực và ấn tượng trên màn ảnh rộng. Để làm được điều đó, Gareth đã tương tác với các nhân vật đặc biệt này giống như cách mà ông tương tác với chính các diễn viên trên trường quay. Thậm chí đội ngũ hoá trang – làm tóc còn tiến hành phủ đất cát, bụi bẩn, mồ hôi, dầu mỡ… tỉ mỉ tới từng chi tiết trong tạo hình của những sinh vật này như những gì mà họ vẫn thường làm với các diễn viên.

Star Wars: Rogue One - hiệu ứng hình ảnh sinh vật - elle man
Tạo hình sinh vật không gian trong Rogue One.

Khoa Trần (Tạp chí Phái Đẹp ELLE)

No more