Blade: Vị cứu tinh của Vũ trụ điện ảnh Marvel

Bài ELLE Team

“Đoạn kết là một phần của chuyến hành trình” – bom tấn Avengers: Endgame đã thật sự là một đoạn kết quá đỗi hoàn hảo cho cuộc hành trình 11 năm của vũ trụ điện ảnh Marvel. Có lẽ, đã có quá nhiều mỹ từ để mô tả về độ bi tráng và tuyệt vời của tác phẩm này. Tuy nhiên, trong bài viết lần này, hãy đổi gió một chút bằng cách cùng ELLE Man tìm hiểu về nhân vật đã góp phần kiến tạo nên ý tưởng sơ khai về vũ trụ điện ảnh Marvel: Thợ săn ma cà rồng – Blade.

Thấm thoát đã 11 năm trôi qua kể từ ngày Tony Stark khệ nệ bước ra khỏi hang ổ của bọn khủng bố với một bộ giáp sắt nặng nề. Có lẽ, ngay cả những người hâm mộ lạc quan nhất cũng không thể ngờ rằng phân cảnh gã tỉ phú thiên tài dõng dạc tuyên bố “I am Iron Man” trước một “rừng” phóng viên ngày ấy, đã mở ra một vũ trụ điện ảnh Marvel đồ sộ và là viên gạch đầu tiên của một tượng đài trong thế giới điện ảnh về sau. Bộ phim Iron Man ra đời vào ngày 2/5/2008 đã mang theo những tâm huyết và hy vọng về việc cấu tạo nên khái niệm “vũ trụ siêu anh hùng” trên màn bạc.

Tuy nhiên, hiếm ai biết rằng những ý tưởng táo bạo để khai sinh một vũ trụ điện ảnh Marvel đã có thể không bao giờ thành hiện thực nếu không có nhân vật Blade – một vị cứu tinh đầy bất ngờ của Marvel Studio.

blade vu tru dien anh marvel elle 1
Mark 1 – Bộ giáp đầu tiên của Iron Man
ảnh: IMDb

Được tạo nên bởi bộ đôi Mavr Wolfman và họa sĩ Gene Colan, thợ săn ma cà rồng Blade không thật sự là một siêu anh hùng kiểu như Captain America hay Iron Man, thay vào đó đây là một nhân vật có dòng máu lai giữa ma ca rồng và người thường. Dòng máu lai này đã cho Blade những sức mạnh đặc biệt để bảo vệ loài người khỏi những con ma cà rồng hiểm ác. Tuy nhiên, trước khi đi sâu hơn về nhân vật đặc biệt này, hãy để ELLE Man đưa các bạn trở lại thập niên 70 đến 90, giai đoạn chứng kiến sự phát triển đầy thăng trầm của Marvel và dòng phim siêu anh hùng.

blade vu tru dien anh marvel elle 2
Thợ săn ma cà rồng -Blade – The Daywalker. Ảnh: Marvel

1. Thập niên 70 và 90 – Giai đoạn thịnh suy của dòng phim siêu anh hùng

blade vu tru dien anh marvel elle 4
Batman và Joker qua phần thể hiện của 2 diễn viên kì cựu Michael Keaton và Jack Nicholson. Ảnh: IMDb

Những năm 1978 cho đến 1981 là giai đoạn đánh dấu bước tiến của các siêu anh hùng từ những trang truyện lên màn bạc, với những tác phẩm tiên phong thành công đến từ hãng truyện DC. Tuy nhiên, sau khi vươn đến đỉnh cao vào năm 1989 cùng bộ phim Batman của đạo diễn kì cựu Tim Burton với sự góp mặt của huyền thoại Jack Nicholson trong vai Joker và diễn viên Michael Keaton trong vai Batman, DC nói riêng và toàn bộ dòng phim siêu anh hùng nói chung đã bị giáng một cú tát cực mạnh bởi thảm họa mang tên Batman and Robin – công chiếu năm 1997. Quy tụ dàn diễn viên đình đám ở thời điểm đó, tuy nhiên nội dung của Batman and Robin tệ đến nỗi bộ phim chỉ nhận được…3.7/10 điểm IMDb và gần như đặt dấu chấm hết cho thể loại phim siêu anh hùng.

blade vu tru dien anh marvel elle 5
Howard The Duck – bộ phim “khó hiểu” của Marvel. Ảnh: IMDb

Trong khi đối thủ số 1 của mình trải qua cả đỉnh cao lẫn thất bại như vậy, thì ở giai đoạn này, Marvel chỉ có thể ra mắt đúng một bộ phim Howard the Duck vào năm 1986, và đây là một quả “bom xịt” thật sự. Được sản xuất với kinh phí khá cao tuy nhiên chất lượng tệ hại của Howard the Duck khiến nhiều người phải tự hỏi vì sao mà bộ phim này lại…được cấp phí sản xuất.

Khi mà Marvel còn chưa “hoàn hồn” sau thất bại trên, thì hãng truyện đình đám này lại phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ sự suy thoái của toàn bộ ngành công nghiệp truyện tranh Hoa Kỳ. Việc giá thành ngày một tăng cùng với sự tụt giảm về chất lượng nội dung khiến cho doanh số của những quyển truyện tranh siêu anh hùng – nguồn thu chính của Marvel và DC – lao dốc không phanh.

blade vu tru dien anh marvel elle 11
Các đầu truyện về siêu anh hùng gần như mất hẳn sức hút vào giai đoạn này
ảnh: Boston Blake

2. Thời kỳ đen tối của Marvel

blade vu tru dien anh marvel elle 7
ảnh: Marvel

Trước khi vũ trụ điện ảnh Marvel oanh tạc các phòng vé trên toàn thế giới hằng năm, thì Marvel đã liên tiếp phải đón nhận những thất bại nặng nề trong nhiều năm. Trong bối cảnh mà các tác phẩm về những nhân vật siêu anh hùng không còn sức hút đại chúng, giới thượng tầng của Marvel đã cố gắng thực hiện nhiều chiến lược khác nhau nhằm vực dậy thương hiệu siêu anh hùng này, từ việc hợp tác cùng nhãn hiệu đồ chơi đình đám Toy Biz, tái cấu trúc xưởng phim Marvel Films thành Marvel Sutdio (cái tên đình đám hiện nay) cho đến bán đi những đứa con của mình là X-men cho 20th Century Fox vào năm 1993.

Tuy nhiên với việc thế giới của các siêu anh hùng đã sụp đổ, những nỗ lực này đã không thể cứu vãn được tình thế. Ngày 26/12/1996, Marvel chính thức tuyên bố phá sản.

Trinh

3. Blade – vị cứu tinh bất ngờ

blade vu tru dien anh marvel elle 12
Poster phim Blade 1998. Ảnh: New Line Cinema

Ở thời điểm bấy giờ, có lẽ những mơ ước về một vũ trụ điện ảnh Marvel cùng câu nói hùng hồn “Giá trị của một mình nhân vật Spider-Man đã lên đến hàng tỉ đô la” từ Avi Arad – giám đốc của Marvel Studio ở thời điểm đó – có lẽ chỉ khiến nụ cười của những người hâm mộ Marvel càng trở nên chua chát hơn. Tuy nhiên, những niềm tinh mãnh liệt vào Marvel của Arad đã được đáp lại từ một nhân vật mà có lẽ chính ông cũng không ngờ tới.

Blade chính là nhân vật đầu tiên “được” Marvel Studio bán đi tác quyền. Tuy nhiên, dự án về nhân vật này sau đó, đã gần như bị hãng phim New Line Cinema quên lãng. Giai đoạn cuối thập niên 90 và những năm 2000, chứng kiến sự lên ngôi trong ngành công nghiệp giải trí của thể loại phim hành động xen lẫn kinh dị về các nhân vật huyền bí, đặc biệt là ma cà rồng. Có lẽ, chính vì lẽ đó mà nhân vật thợ săn ma cà rồng Blade lại thu hút được sự chú ý của David S. Goyer – người mà sau này đã trở thành một biên kịch đầy tài năng ở Hollywood và cộng tác cùng Christopher Nolan trong bộ ba phim Dark Knight huyền thoại.

Ở thời điểm mà các bộ phim về siêu anh hùng thường bị đóng đinh cho trẻ con thì Goyer cùng đạo diễn Stephen Norrington đã bất ngờ quyết định đánh vào đối tượng người lớn với độ máu me và bạo lực ở mức R-Rated (17+). Hướng đi táo bạo này cùng với màn thể hiện trên cả xuất sắc của diễn viên Wesley Snipes, đã đem lại quả ngọt cho tất cả. Với kinh phí chỉ có 45 triệu đô, phần phim đầu tiên công chiếu vào năm 1998 của Blade đã thu về 131 triệu đô doanh thu.

blade vu tru dien anh marvel elle 10
Từ trái qua: Wesley Snipes, David S. Goyer và Stephen Norrington

Sự thành công của một anh hùng “hạng C” đã kéo sự chú ý của các hãng phim đến với Spider-Man và X-men – những siêu anh hùng tiếng tăm hơn của Marvel. Một năm sau sự thành công của Blade, Sony chính thức mua được tác quyền của Spider-Man và ra mắt phần phim đầu tiên về người Nhện vào năm 2002 với 800 triệu đô la doanh thu. Song song với đó là sự thành công liên tiếp của vũ trụ phim X-Men từ 20th Century Fox với doanh thu 300 triệu đô la Mỹ cho bộ phim X-Men mở màn.

Mặc dù chỉ thu được…$25,000 lợi nhuận từ Blade 1998, tuy nhiên nếu không có sự thành công bước đầu này, có lẽ những nhân vật của Marvel như Spider-Man và X-Men đã không bao giờ có cơ hội thu hút được sự hứng thú của các nhà làm phim lẫn khán giả. Blade đã không trực tiếp “cứu” Marvel về mặt tài chính, tuy nhiên nếu không có gã thợ săn ma cà rồng siêu ngầu này, Marvel Studio có lẽ đã chẳng thể nào vực dậy nổi về mặt tiếng tăm và vị thế.

blade vu tru dien anh marvel elle 9
Spider-Man từ Sony (2002) và X-Men từ 20th Century Fox (hãng phim đã bị Disney mua lại vào năm 2019)

4. Bình minh của Vũ trụ điện ảnh Marvel

blade vu tru dien anh marvel elle 8
Từ trái qua: Rob Moore, David Maisel, Robert Downey Jr và Kevin Feige – những nhân vật quan trọng trong ekip Iron Man 2008
ảnh: Eric Charbonneau

Năm 2003, trong một buổi ăn trưa tại Florida, nhà làm phim David Maisel đã đề nghị Marvel tự mình sản xuất những bộ phim về các nhân vật của chính mình, thay vì thu phí tác quyền như cách mà hãng phim vẫn đang làm. Một ý tưởng cực kỳ táo bạo và có phần điên rồ, tuy nhiên sự hồi sinh của dòng phim siêu anh hùng bắt nguồn từ Blade đã tạo cho Marvel một sự tự tin và động lực để tiến hành nó.

5 năm sau, ngày 2/5/2008, bộ phim Iron Man chính thức được công chiếu với sự tham gia sản xuất của chính David Maisel. Bộ phim này có lẽ nên được xem như là ván cược của thế kỷ, khi mà ở thời điểm đó, Marvel Studio đã liều lĩnh đặt cược số phận của mình vào tay một anh hùng hạng 2 trong thế giới truyện tranh và một diễn viên vừa bước ra khỏi trại cai nghiện – Robert Downey Junior. Iron Man sau đó thu về hơn 600 triệu đô Mỹ chỉ với kinh phí khoảng 140 triệu.

blade vu tru dien anh marvel elle 13
Poster Iron Man. Ảnh: Marvel

Đây thật sự là thành công rực rỡ nhất cho đến thời điểm đó của Marvel Studio. Đã từng có một câu chuyện về việc Sony đã thẳng thừng từ chối lời mời mua bản quyền của các nhân vật khác bên cạnh Spider-Man như Iron Man hay Captain America từ Marvel, với lí do “chẳng ai thèm quan tâm đến Avengers đâu”, qua đó cho thấy vị thế của Marvel thời điểm đó thấp đến như thế nào. Để rồi 11 năm sau, bom tấn Avengers: Endgame chính thức phát nổ với doanh thu hiện tại đã lên đến 2.2 tỉ đô la Mỹ, qua đó nâng tầm “Vũ trụ điện ảnh Marvel” lên thành một tượng đài trong lĩnh vực văn hóa – giải trí.

Bên cạnh đó, cốt truyện được đánh giá rất cao từ Blade của David S. Goyer cũng đã đem đến cho Marvel Studio những ý tưởng về cách xây dựng một bối cảnh viễn tưởng, như trong Guardian of The Galaxy hay Doctor Strange, cũng như công thức “điện ảnh hóa” những nhân vật siêu anh hùng từ truyện tranh. Nếu xem việc hình thành nên vũ trụ điện ảnh Marvel như một hiệu ứng Domino, thì sự thành công của Blade chính là con domino đầu tiên đổ xuống, từ đó chúng ta có 3 phần phim Spider-Man kinh điển của Tobery Maguire, một thập kỉ đầy thành công của X-Men, thắng lợi bất ngờ của Iron Man. Để rồi, sau khi câu nói “I am Iron Man” của Tony Stark vang lên, phần còn lại là lịch sử.

blade vu tru dien anh marvel elle 3
Blade đã gián tiếp thúc đây sự hình thành của vũ trụ điện ảnh Marvel
ảnh: Secret Rant

Xếp

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Tào Minh

No more