Huyền thoại về con tàu Titanic đã đi vào lịch sử kể từ sau tai nạn đắm tàu kinh hoàng vào năm 1912 đã nhấn chìm sinh mạng của hơn 1.500 du khách cùng con tàu xuống đáy đại dương. Đây được xem là một trong những thảm hoạ hàng hải khủng khiếp nhất mọi thời đại. Cho đến nay những câu chuyện ly kỳ đằng sau nó vẫn khiến không ít độc giả trên toàn thế giới tò mò và trở thành đề tài hấp dẫn để dàn dựng cho những thước phim điện ảnh.
Ảnh: thevintagenews
Sự hồi sinh lại con tàu Titanic là sáng kiến của nhà tỉ phú Clive Palmer – chủ tịch tập đoàn Blue Star Line. Theo trích dẫn trên tờ báo BBC News, ông chia sẻ “Trong hơn một thế kỷ qua, huyền thoại về con tàu Titanic đã mang lại nhiều câu chuyện bí ẩn, bên cạnh đó là sự ngưỡng mộ về vẻ đẹp tráng lệ khiến nhiều người phải tiếc nuối. Đã từng có hàng triệu người ao ước được một lần nhìn nhắm vẻ đẹp ấy và trải nghiệm cảm giác lái thử trên con tàu huyền thoại này. Đó là lý do vì sao ý tưởng con tàu Titanic 2 ra đời và sẽ biến những giấc mơ đó trở thành hiện thực”.
Ảnh: thevintagenews
Dự án chế tạo con tàu đã gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện bởi các vấn đề liên quan đến việc tranh chấp bản quyền từ các tập đoàn Trung Quốc. Tuy nhiên vấn đề đã được giải quyết và theo dự kiến con tàu Titanic 2 sẽ thực hiện chuyến đi đầu tiên vào năm 2022. Hành trình này được sắp xếp tương tự chuyến đi của con tàu Titanic trước đó với địa điểm xuất phát đầu tiên sẽ là ở Dubai, sau đó khoảng 2 tuần sẽ cập bến tại cảng Southampton, và cuối cùng là chuyến tàu sẽ được di chuyển đến thành phố New York.
Ảnh: thevintagenews
Liệu lịch sử có lặp lại như chuyến đi định mệnh hôm đó?
Khi đồng hồ báo hiệu vào thời khắc lúc nửa đêm cũng là lúc tai nạn kinh hoàng xảy ra cướp đi sinh mạng của hơn ngàn người. Có giả thuyết cho rằng lẽ thuyền trưởng đã đánh lái con tàu tránh được tảng băng trôi trước mặt, nhưng thần chết đã không bỏ qua cho họ khi bỗng dưới tàu xuất hiện một vết cắt khá lớn khoảng 300 ft dọc theo thân tàu. Trong 2240 người trên boong tàu bao gồm hành khách và phi hành đoàn thì chỉ có khoảng 705 người được cứu sống nhờ vào những chiếc thuyền cứu hộ giới hạn được trang bị sẵn trên tàu.
Ảnh: thevintagenews
Hệ luỵ sau đó đã để lại nhiều tai tiếng cho hãng tàu White Star Line, nhiều công ty đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp hàng hải đã tận dụng thời cơ để truy tố trách nhiệm cho hãng tàu này. Trong quyển sách “What Really Sank The Titanic” của tác giả Jennifer Hooper McCarty được viết các chuyên gia trong ngành hàng hải đã có cuộc tranh cãi nảy lửa với hai nhà sản xuất chính là Harland và Wolff. Họ đã phải chịu đựng nhiều áp lực khi phải đảm bảo đủ số lượng nguyên liệu sắt để tạo ra hơn 3 triệu mẫu đinh tán dùng để lắp ráp các tấm kim loại của con tàu lại với nhau. Nhưng vì để cạnh tranh, hãng tàu White Star Liner đã chế tạo ra một sản phẩm bằng chất liệu không đạt theo tiêu chuẩn được yêu cầu.
Mô hình tàu Titanic 2. Ảnh: MS Titanic II CC BY-SA 4.0
Kết quả cho thấy, ngay từ lúc đầu bản thiết kế về con tàu này đã là một thất bại, nó không phải là một tuyệt tác hoàn hảo như mọi người vẫn đang lầm tưởng và ca ngợi. Thông thường, một chiếc tàu cơ bản được thiết kế bởi 15 ngăn vách kín nước được trang bị bởi những cánh cửa điện kín và chúng có thể hoạt động riêng lẻ hoặc cùng nhau bởi công tắc trên cầu. Tuy nhiên, có một lỗ hỏng khá lớn trong quá trình thiết kế đã gây ra hậu quả nghiêm trọng của vụ đắm tàu này. Mặc dù các vách ngăn riêng biệt đã thực sự kín nước, nhưng các bức tường ngăn cách chỉ kéo dài vài feet vì vậy dòng nước có thể dễ dàng đổ từ dãy ngăn cách này sang dãy ngăn cách khác, đặc biệt là khi con tàu bắt đầu chuyển động dập dềnh hoặc ngã lao về phía trước.
Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng một trong những yếu tố khác góp phần gây ra thảm hoạ kinh hoàng này là do sự thiếu hụt số lượng thuyền cứu hộ. Mặc dù số lượng hành khách trên tàu ước tính khoảng hơn 2000 người, nhưng số lượng thuyền cứu sinh mang theo chỉ 20 chiếc với sức chứa khoảng chỉ 1000 người.
Dù phiên bản con tàu Titanic 2 đã nhận được nhiều tranh cãi từ dư luận, nhưng chắc gì lịch sử lại lặp lại phải không?
Xem Thêm:
Sự nghiệp điện ảnh của tài tử Leonardo DiCaprio
36 bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử (Phần 2)
—
Lượt Dịch: Mie Ng (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Nguồn: thevintagenews)