Top 30 công ty startup hàng đầu Đông Nam Á (Phần 1)

Bài ELLE Team

Đông Nam Á đang là thị trường trẻ trung và cực kỳ sôi động, thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư và các nhà sáng tạo. Hướng đi thành lập công ty startup dần mở ra một kỷ nguyên của những người trẻ năng động, muốn hiện thực hóa hoài bảo của mình. Sau đây là 30 công ty startup hàng đầu Đông Nam Á bạn nên biết.

Đông Nam Á đang là thị trường thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư và các nhà sáng tạo. Từ năm 2016 đến năm 2017, các công ty startup nhận được nguồn tài trợ tăng vọt gấp 3 lần từ các nhà đầu tư, từ 2,52 tỷ USD lên 7,86 tỷ USD. Hiện tại những nhà sáng lập thông minh và đầy nhiệt huyết vẫn đang không ngừng tìm kiếm những cơ hội tốt và số tiền tài trợ kiếm được từ hàng triệu thậm chí đến hàng tỷ USD.

Năm 2015, Tech in Asia đã lập ra một danh sách 30 nhà sáng lập công nghệ hàng đầu Đông Nam Á, và danh sách này được cập nhật liên tục dựa trên những nghiên cứu, số liệu tài trợ từ đó đến năm 2018.

Một số nhà sáng lập trước đó vẫn còn nằm trong danh sách, nhưng một số cái tên mới xuất sắc hơn đã trỗi dậy gây ra nhiều cuộc “soán ngôi” được cập nhật liên tục. Người sáng lập chỉ được thừa nhận trong danh sách khi dự án hay công ty startup của họ hoạt động tích cực. Còn vị trí của họ được đánh giá dựa trên các yếu tố: hồ sơ theo dõi của họ và dữ liệu công khai của công ty – tài trợ, doanh thu và định giá. Từ các số liệu đó, danh sách 30 công ty startup hàng đầu Đông Nam Á này được chia thành ba nhóm dựa trên quy mô của công ty.

Phần đầu tiên, hãy cùng ELLE Man đến với 13 công ty startup trong phân khúc:

Những người mới bắt đầu

1/ Aaron Tan, công ty startup Carro, Singapore

công ty startup (11)
Ảnh: Carro

Trước khi bắt đầu với Carro, Aaron Tan đã làm việc tại Singtel Innov8, một tổ chức quỹ đầu tư mạo hiểm. Anh có một niềm đam mê với bất động sản và xe hơi. Cuối cùng Aaron đã lựa chọn đi con đường khởi động dự án công ty startup liên quan đến xe hơi lấy tên là Carro.

Carro là một thị trường mua bán xe hơi đã qua sử dụng. Thay vì chỉ đơn giản là lên những danh sách các loại xe đang bán thì tại đây cung cấp luôn dịch vụ trọn gói bao gồm: việc chuyển nhượng, bảo đảm 2 bên và xử lý các giấy tờ hồ sơ phức tạp.

Carro cũng đã ra mắt dịch vụ tài chính của riêng mình cho người mua xe có tên Genie Financial Services. Có thể hiểu đơn giản là giúp bạn tìm được thỏa thuận tài chính tốt nhất cho chiếc xe của mình, có thể cung cấp tài chính để thanh toán tiền chiếc xe trước cho bạn.

Tình hình tài trợ gần đây nhất của công ty: Được Softbank Ventures Hàn Quốc và Insignia Ventures Partners đầu tư ở vòng cấp vốn tiếp theo là 60 triệu USD.

2/ Akshay Garg, công ty startup Kredivo, Indonesia

công ty startup (12)
Ảnh: Kredivo

Garg đã bắt đầu với một loạt các công ty startup, bao gồm một nhà hàng Ấn Độ ở Côn Minh, Trung Quốc; công ty công nghệ quảng cáo kỹ thuật số Komli Media, tín dụng mạo hiểm và nền tảng cho vay tiêu dùng FinAccel. Ngoài ra, ông còn là một nhà nghiên cứu kinh tế và nhà tư vấn quản lý.

Bây giờ với Kredivo, Garg mở ra nhằm mục đích cung cấp một “thẻ tín dụng kỹ thuật số” như một trong những lựa chọn thanh toán trực tuyến để đáp ứng với tốc độ phát triển thẻ tín dụng chậm chạp ở hầu hết các thị trường Đông Nam Á. Có khoảng 200 hệ thống giao dịch sử dụng dịch vụ Kredivo này, bao gồm Bukalapak, Lazada, Shopee và Tokopedia.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: Được Square Peg Capital đầu tư 30 triệu đô la Mỹ ở vòng cấp vốn tiếp theo.

3/ Andrew Khoo, Tessa Therapeutics, Singapore

công ty startup (1)
Ảnh: Tessa Therapeutics

Tessa Therapeutics là một công ty công nghệ sinh học giai đoạn lâm sàng nhằm điều trị bệnh ung thư. Đây không phải là một doanh nghiệp mới, nó đã được Andrew Khoo thành lập từ năm 2001, cùng với Malcolm Brenner và Francis Chua.

Công ty này chỉ là một trong số hàng chục công ty trên thế giới đang phát triển công nghệ mới hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Một số công ty có cùng hướng phát triển như: Marker Therapeutics, Acepodia, và Kite Pharma….

Tiền tài trợ của Tessa Therapeutics sẽ được dùng vào các dự án thử nghiệm lâm sàng về các liệu pháp điều trị mới và mở rộng phạm vi có thể điều trị của bệnh ung thư.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: DPD Group tài trợ 50 triệu USD Mỹ.

4/ Ankiti Bose, Zilingo, Singapore

công ty startup (1)
Credit: Zilingo, Zilingo co-founder and CEO Ankiti Bose

Zilingo là một thị trường buôn bán trực tuyến các sản phẩm làm đẹp, thời trang và về phong cách ăn mặc. Bose đã đưa ra ý tưởng này sau khi cô nhận thấy rằng các doanh nghiệp thời trang vừa và nhỏ ở Thái Lan không có sự xuất hiện của phương thức buôn bán trực tuyến. Cô đã bắt tay vào thành lập công ty startup dưới tên Zilingo – công ty chuyên buôn bán trực tuyến.

Có khoảng một triệu người dùng đang sử dụng dịch vụ mua bán trực tuyến này – hầu hết họ đều dưới 35 tuổi và truy cập Zilingo bằng điện thoại di động. Trung bình giá sản phẩm của Zilingo đưa ra tính đến năm 2017 là 42 đô la Mỹ. Hiện tại Zilingo đã có mặt tại 8 quốc gia ở Châu Á.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: Sofina, Sequoia Capital India, đầu tư chính của Burda tài trợ 54 triệu đô la Mỹ.

5/ David Jou, công ty startup Pomelo Fashion, Thái Lan

công ty startup (2)
Credit: Pomelo Fashion

Jou lần đầu tiên chứng tỏ khả năng kinh doanh của mình tại Amherst College ở Mỹ. Tại đây, anh bắt đầu công việc kinh doanh với một công ty vận chuyển và lưu trữ. Anh cũng đã từng thử sức với mảng mua và bán lại sách giáo khoa đã qua sử dụng trên eBay. Đó thực sự là một trong những trải nghiệm thương mại điện tử đầu tiên của anh. Sau một loạt những lần trải nghiệm nhiều mảng khác nhau, Jou cũng từng là người đồng sáng lập và quản lý Lazada Thái Lan.

Với nền tảng vững chắc sẵn có của mình, Jou đã thành lập nên Pomelo Fashion. Hiện Pomelo Fashion đã có mặt ở hơn 43 quốc gia trên thế giới, hoạt động trên quy mô cạnh tranh với các trang web mua sắm phổ biến lớn như ASOS và Zalora.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: Ở vòng cấp vốn tiếp theo được Provident Capital Partners và JD.com tài trợ 19 triệu đô la Mỹ.

6/ Joseph Phua, công ty startup M17 Entertainment, Singapore

công ty startup (4)
Credit: Joseph Phua

Sau khi kết thúc mối tình 8 năm không kết quả, Phua nhận thấy bản thân nói riêng và những người độc thân trưởng thành và gắn kết trong một mối quan hệ lâu dài nói chung sau khi chia tay khó tìm đươc một mối quan hệ mới. Dựa trên mong muốn mọi người có thể dễ dàng làm quen với nhau, Phua tạo ra ứng dụng Paktor, một ứng dụng hẹn hò thông minh nhằm kết nối những người độc thân ở Đông Nam Á và Đài Loan.

Paktor sử dụng một thuật toán double-blind matching để chỉ những bên yêu thích lẫn nhau mới được giới thiệu, làm quen với nhau. Paktor đã được nhận định là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Tinder trong khu vực.

Vào tháng 4 năm 2017, Paktor sáp nhập với công ty startup Đài Loan, 17 Media để lập thành một công ty giải trí xã hội dưới tên M17, kiếm tiền chủ yếu thông qua hình thức phát sóng trực tiếp (livestreaming).

M17 đã lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào tháng 5 năm 2018, nhưng đã thua lỗ 115 triệu đô la Mỹ, số cổ phiếu chỉ còn một nửa giá. Sau đó M17 đã loại bỏ những cổ phiếu của mình và trở lại là một công ty tư nhân.

7/ Kelvin Teo, quỹ Funding Societies, Singapore

công ty startup (3)
Ảnh: Funding Societies, đồng sáng lập Funding Societies Reynold Wijaya (trái) và Kelvin Teo (phải)

Giống như một vài người sáng lập khác trong danh sách này, Teo đã thành lập hiệp hội Funding Societies trong khi theo đuổi bằng MBA tại Trường Đại học Harvard. Anh và người đồng sáng lập của mình, Reynold Wijaya đã thành lập Funding Societies này nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ vốn để kinh doanh.

Những người vay vốn ở Singapore và Malaysia có thể vay hàng trăm ngàn đô la thông qua các hội tài trợ trong thời gian từ ba tháng đến hai năm. Công ty cũng hoạt động ở Indonesia với tên gọi Modalku, nghĩa là “dòng vốn của tôi” trong tiếng Bahasa Indonesia.

Hiệp hội tài trợ được cho là đã duy trì được tỷ lệ vỡ nợ thấp là 1,3% trên tất cả các khoản vay của nó và tỷ lệ trả nợ đúng hạn là 85%. Tính đến này, Hiệp hội tài trợ đã cung cấp hơn 150 triệu đô la Mỹ cho các khoản vay. Các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay vốn bao gồm: Fundaztic của Malaysia và Validus, MoolahSense và Capital Match của Singapore.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: Softbank Ventures Hàn Quốc tài trợ 25 triệu đô la Mỹ.

8/ Krishnan Rajagopalan, công ty startup Hooq, Singapore

công ty startup (5)
Ảnh: Hooq

Rajagopalan có chuyên môn truyền thông và truyền hình kỹ thuật số mạnh mẽ, ông từng giữ vai trò cấp cao tại tập đoàn viễn thông Singapore (Singtel) và Hiệp hội Ảnh động của Mỹ trước khi đồng sáng lập Hooq vào năm 2015.

Hooq là một trong số các dịch vụ trực tuyến đang thống trị ở thị trường Đông Nam Á, và là đối thử đáng gồm của Iflix và Netflix. Công ty có nhiều quan hệ tốt đẹp với các xưởng sản xuất phim lớn trong khu vực lẫn toàn cầu, chẳng hạn như Warner Brothers, Sony Pictures và Singtel.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: 25 triệu đô la Mỹ có liên quan đến Warner Brothers, Sony Pictures và Singtel.

9/ Lai Chang Wen, công ty startup Ninja Logistics (Ninja Van), Singapore

công ty startup (6)
Ảnh: Ninja Van

Trước khi thành lập Ninja Van, Lai có rất ít kiến thức về mảng logistics, nhưng có rất nhiều kinh nghiệm về mảng thương mại điện tử.

(Logistics là mảng hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.)

Với vốn hiểu biết của anh với thương hiệu quần áo nam Marcella đã khiến anh thấy các dịch vụ logistics hiện có ở Đông Nam Á không được trang bị tốt để xử lý những mảng về thương mại điện tử. Và cũng giống như bao câu chuyện khởi nghiệp khác, Lai đã cố gắng hiện thực hóa ước mơ của mình.

Lai thành lập Ninja Van trong năm 2014 chuyên giải quyết những khâu cuối cùng của phần logistics thông qua nền tảng công nghệ. Hiên nay, Ninja Van hoạt động ở Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan. Ninja Van làm việc với khách hàng của mình ở các phân khúc như: thị trường thời trang trực tuyến Zalora, cửa hàng trực tuyến Shopee, và nhãn hiệu thời trang Singapore Love Bonito và MDS.

Năm 2016, Ninja Van đã đạt doanh thu 9,1 triệu USD so với mức thua lỗ là 8,7 triệu USD. Chuỗi dịch vụ của Ninja Van trong vòng hai năm sau đó đã trở thành một trong chuỗi những chuỗi dịch vụ lớn nhất trong lịch sử của khu vực.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: 85 triệu USD Mỹ do Tập đoàn DPD tài trợ.

10/ Markus Gnirck, Tập đoàn Tryb, Singapore

công ty startup (7)
Ảnh: Marcus Gnirck

Tập đoàn Tryb chuyên thu mua lại, phát triển và điều hành cơ sở hạ tầng tài chính cho các công ty cung cấp tín dụng vi mô, tài chính SME và tài chính thương mại.

Những ai theo dõi sát ngành tài chính trong mấy năm trở lại đây thì chắc hẳng không quá xa lạ gì với thuật ngữ Fintech (financial technology: Công nghệ trong tài chính), Gnirck trước đây là người đồng sáng lập startup bootcamp FinTech, có chương trình tăng tốc khởi động ở London, New York và Singapore.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: 30 triệu USD vốn cổ phần tư nhân do Makara Capital nắm giữ.

11/ Pranoti Nagarkar, công ty startup Zimplistic, Singapore

công ty startup (8)
Ảnh: Rotimatic, nhà sáng lập Rotimatic – Pranoti Nagarkar và chồng là đồng CEO, Rishi Israni.

Dưới đây là một sản phẩm độc đáo trong danh sách: Rotimatic, một robot nhà bếp làm bánh mì lát. Robot này là dự án sáng tạo của Zimplistic. Theo như ước tính đã có ít nhất 23 triệu chiếc bánh mỳ roti đã được làm ra bằng Rotimatic tính đến tháng 7 năm 2018.

Zimplistic được thành lập bởi Pranoti Nagarkar và chồng của cô là Rishi Israni, cả hai là đồng CEO của công ty. Pranoti Nagarkar đã nhận được tám bằng sáng chế cho Zimplistic và trước đó cô đã từng dẫn đầu một dự án tạo ra máy hút bụi robot. Chồng cô có kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh với tư cách là người sáng lập và CTO về bảo mật di động tenCube, được thành lập bởi của 99.co.

Zimplistic đã công bố doanh thu 20 triệu đô la Mỹ trong năm đầu tiên bán hàng. Hiện tại Zimplistic đang  có kế hoạch mở rộng thị trường sang Úc, Canada, Trung Đông, New Zealand và Vương quốc Anh.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: 30 triệu đô la Mỹ do EDBI và Credence Partnersr tài trợ.

12/ Shaun di Gregorio, công ty startup Frontier Digital Ventures, Malaysia

công ty startup (9)
Ảnh: Frontier Digital, nhà sáng lập Frontier Digital – Shaun Di Gregorio

Di Gregorio có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng trang web, là giám đốc của iCar Asia và là đồng thời là cựu Giám đốc điều hành của Tập đoàn iProperty. Ông thành lập nhà phát triển kinh doanh quảng cáo phân loại Frontier Digital Ventures (FDV) vào năm 2014, cùng với Luke Elliott và Patrick Grove – bộ đôi đứng sau iCar Asia. Grove cũng là người đồng sáng lập iProperty.com.

Trong năm 2016, Di Gregorio đã cho ra mắt cổ phiếu FDV lần đầu trước công chúng trên sàn giao dịch Úc, tăng 21 triệu USD. Công ty đã mở rộng danh mục đầu tư của mình đến 15 trang web tại các thị trường biên giới. Chúng bao gồm bất động sản và ô tô cũng như các trang web rao vặt chung ở Myanmar, Pakistan, Philippines và Trung Mỹ.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: 10,9 triệu đô la Mỹ nhờ vào số cổ phiếu vốn của chủ sở hữu.

13/ Trần Ngọc Thái Sơn, Tiki, Việt Nam

công ty startup (10)
Ảnh: Tiki, Son Tran Ngoc Thai, nhà sáng lập Tiki

Tiki là một nền tảng thương mại điện tử với hơn 300.000 sản phẩm được phân thành 12 loại. Tiki tuyên bố có tỷ lệ hoàn vốn thấp nhất trong số tất cả các công ty thương mại điện tử tại Việt Nam, và hiện nay lợi nhuận công ty đã tăng trưởng ở mức ba chữ số trong sáu năm liên tiếp.

Tiki đã thu hút sự quan tâm của JD.com e-tailer đến từ Trung Quốc, để tham gia vào chuỗi dịch vụ của công ty. Tiki hiện đang có kế hoạch tăng quỹ tài trợ về phần tài chính để phát triển thêm các dịch vụ mới và các ứng dụng mua bán trên di động.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: Được SparkLabs Ventures và JD.com đầu tư với con số không được tiết lộ.

Mời các bạn tiếp tục đón đọc danh sách 30 công ty startup hàng đầu tại Đông Nam Á trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Nơi khởi nghiệp của 13 câu chuyện kinh doanh vĩ đại

Bí quyết kinh doanh thời trang: Đổi thay để tồn tại

Bài viết: Hades (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, nguồn tham khảo: techinasia)

No more