Vì sao phương Đông ngày nay lại tôn sùng những ngôi sao châu Á mang dòng máu lai?

Bài ELLE Team

Địch Lệ Nhiệt Ba chỉ sau một bộ phim cô đã sở hữu lượt theo dõi lên tới 40 triệu người trên trang Weibo của Trung Quốc chỉ sau Dương Mịch. Bên cạnh cô thì cũng không ít tên tuổi ngôi sao châu Á lai Tây cũng được truyền thông và người hâm mộ tôn sùng mãnh liệt như vậy, điển hình biểu tượng thời trang và nhan sắc lai Nhật Bản - Rola, nam chính "Crazy Rich Asians" Henry Golding hay Cổ Lực Na Trát,... Qua bài viết này, ELLE Man muốn bạn hiểu hơn về lý do tại sao người châu Á lại trở nên tôn sùng nét đẹp con lai đến như vậy.

Với đôi mắt to hai mí, cánh mũi nhỏ và khuôn mặt góc cạnh, dáng người cao ráo cùng làn da trắng hồng, ngôi sao Trung Quốc – Địch Lệ Nhiệt Ba dường như trở thành chuẩn mực của sắc đẹp con gái châu Á hiện nay. Sau thanh công của “Lý Huệ Trân xinh đẹp” được chuyển thể từ bộ phim “She Was Pretty” của Hàn Quốc, sao nữ dân tộc thiểu số từ vùng Tân Cương này một bước trở thành nữ ngôi sao có lượt theo dõi nhiều nhất chỉ xếp sau Dương Mịch với 80 triệu lượt theo dõi.

Địch Lệ Nhiệt Ba. IG: @dear_dlrb

Năm 2017, khi một bức ảnh tại show diễn thời trang của cô được đăng tải. Trang mạng xã hội nhiều người sử dụng nhất tại Trung Quốc trở nên dậy sóng. Những bình luận như: “Da cô ấy thật trắng và sáng quá”, “Nó trông còn trắng hơn cả trắng đấy chứ” và “Da trắng khiến cô ấy thật xinh đẹp” bắt đầu xuất hiện ngày một dày đặc. Ngoài ra, một tài khoản khác còn nói rằng dường như đã thấy một cô gái giống Địch Lệ Nhiệt Ba trên chuyến xe buýt và nét đẹp pha trộn Á – Âu khiến chủ tài khoản dường như “chết lặng”. Chỉ với một hiện tượng ảnh như vậy, thì hiện nay nếu muốn có sự xuất hiện của cô, nhà đài phải trả khoản tiền là 100 triệu tệ (tương đương 14.8 triệu đô la).

Ngoài Địch Lệ Nhiệt Ba, thì Cổ Lực Trát Na, Mễ Nhiệt cũng là ngôi sao châu Á sở hữu nét đẹp con lai khiến nhiều người ngưỡng mộ.  Qua đó đã xuất hiện một thuật ngữ mới để nói về vẻ đẹp khuôn mặt và làn da của những ngôi sao châu Á – Eurasian hoặc Pan-Asian. Sự pha trộn châu Á – châu Âu này đã giúp họ nổi tiếng và điều này không chỉ đúng ở Trung Quốc. Tại Thái Lan chúng ta sẽ có Urassaya Sperbund – nữ diễn viên thừa hưởng nét đẹp lai Thái và Na-uy hay nam thần Mario Maurer với bố là người Đức và mẹ là mang hai dòng máu Thái – Trung. Còn ở Malaysia thì có Henry Golding – nam chính bộ phim “Crazy Rich Asians” với nét đẹp Malaysia pha trộn Anh Quốc. Ngoài ra còn có rất nhiều nam – nữ ngôi sao châu Á đang “phất lên” không chỉ nhờ tài năng còn còn bởi sự ưu ái ngoại hình ở khắp Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Người đẹp Urassaya Sperbund. Ảnh: IG @urassayas
Nam thần lai Mario Maurer của Thái Lan. Ảnh: POSH
Nam thần lai Mario Maurer của Thái Lan. Ảnh: POSH
“Gã nhà giàu châu Á” Henry Golding. Nguồn: AP
Angela Baby – nữ diễn viên Hoa Ngữ mang một phần dòng máu Đức. Ảnh: AFP
8

Từ những ví dụ về sự cuồng nhiệt mà châu Á dành cho các ngôi sao “lai” này, giáo sư Emma Teng và Wei Fong Chao của viện nghiên cứu văn minh châu Á tại Học viện Công nghệ Massachusetts đã nói rằng: “Sự hình thành, giao thoa dòng máu châu Á – Hồi giáo này đã xuất hiện từ thời kỳ đế quốc châu Âu những năm 1800. Sau khi người Bồ Đào Nha cùng các thương buôn châu Âu cập bến Trung Quốc, họ đã kết hôn và phối giống để tạo ra thế hệ con lai sau này”. Qua đó, cô cho rằng việc giới trẻ ngày nay dùng những thuật ngữ để chỉ riêng những người con lai Á-Âu chỉ là một thứ tâm lý cuồng nhiệt và bị chi phối bởi truyền thông đại chúng, trong khi thực tế thì con lai Á-Âu vốn là điều quá dỗi bình thường đã tồn tại hàng thế kỷ nay. Cô bổ sung thêm, trước khi là chuẩn mực nét đẹp châu Á ở hiện tại thì vào thế kỉ 19, đây được xem là một nỗi nhục khi mà đứa con là đại diện của một sắc tộc hoàn toàn lạ lẫm từ bố mẹ chúng.

Nathalie Africa-Verceles – giám đốc trung tâm nghiên cứu về giới và phụ nữ của Đại học Philippines tại Manila, nói: “Hầu hết các ngôi sao nổi tiếng của Philipin đều là con lai giữa các nước châu Âu như Mỹ, Úc và một số nước da trắng khác. Đó đã trở thành một tiêu chuẩn của giới truyền thông đại chúng hiện tại. Làn da trắng, xương gò má cao, thân hình thon gọn và chiếc mũi thẳng là mong muốn của mọi con người ở nước Á ngày nay”.

Dù vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác nào về cộng đồng Á-Âu nhưng ở một số nước như Ấn Độ, Singapore, Malaysia, họ đều hình thành những cộng đồng nhỏ có chung nét đặc trưng này để phản ánh, tự hào di sản văn hoá của dòng máu đang chảy trong người.

Nathalie Africa-Verceles còn nói thêm, người châu Á gần như ám ảnh với nét đẹp phương Tây bởi sự ảnh hưởng nặng nề hàng chục năm qua những kênh truyền thông đa phương tiện, sách báo, tạp chí. Từ đó, quan niệm vẻ ngoài của người phương Tây vượt trội hơn và biến nét đẹp phương Tây và Á-Âu trở thành hiện tượng sắc đẹp mới.

Hoa hậu hoàn vũ 2018, Catriona Gray tới từ Philippin với một nửa dòng máu Úc. Tuy nhiên, thay vì là làn da trắng của nước Úc thì cô vẫn giữ được nét đẹp Philipin của mình.

Hoa hậu hoàn vũ 2018 – Catriona Gray từng gây tranh cãi lớn khi cô trở thành mục tiêu soi mói của cộng đồng với lý do là con lai Á-Âu nhưng cô có một bộ tóc xoăn, làn da tối màu, mắt một mí và sóng mũi thấp. Qua đó, các học giả tin rằng có một sự phản ứng ngược khi mà hiện tượng nét đẹp lai Tây lên ngôi, nó sẽ biến nét đẹp nguyên thuỷ của một công dân gốc Á trở nên bị phân biệt.

Ở một lý lẽ khác, trong một quyển sách phát hành vào năm 2012 The Search for the beautiful woman: Historical and Contemporary Perspectives and Aesthetics của giáo sư Cho Kyo từ trường đai học Meiji nói rằng đám đông thường mang tâm lý rằng những người mà sống ở một đất nước có nền văn minh phát triển hơn thì được xem như hấp dẫn hơn về mặt thể chất. Khi một ý thức phân cấp được hình thành thì “Người thuộc văn hoá lạc hậu hơn thì thường không nhận thức được sự lạc hậu của nó, qua đó tính thẩm mĩ của các tính năng vật lí sẽ bị thay đổi”. Đó là lí do ngày nay, phương Tây được coi là chuẩn bị nét đẹp và quyền lực của thế giới.

6

Để nhận biết rõ hơn về quan điểm này, ELLE Man mời bạn bắt đầu tới với những luận điểm nhỏ hơn về đặc trưng của người châu Á và sự thay đổi của nó:

Đôi mắt

Với ngành công nghiệp thẩm mỹ phát triển, việc sở hữu một đôi mắt hai mí không còn quá khó với người châu Á dù một mí mới là biểu tượng nét đặc trưng của vùng đất này. Ở những quốc gia đồng văn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam thì mắt một mí trước đây không chỉ là chuẩn mực mà còn là một diện mạo lí tưởng. Tuy nhiên hiện nay, cả thế giới đều biết chính Hàn Quốc là quốc gia cứ 5 người thì sẽ có 1 người phẫu thuật thẩm mỹ.

Còn ở Trung Quốc từ thời triều Thanh, đôi mắt to được coi là thô kệch và thấp kém. Theo nhà viết kịch, tiểu thuyết gia Li Yu vào những năm 1600, viết: “Con gái với đôi mắt mỏng, dài là người có tư chất dịu dàng, còn những người có đôi mắt to, tròn là thứ xảo nguyệt”. Câu văn có phần đay nghiến của ông đúng tới tận 2 thế kỷ sau ở nước láng giềng Nhật Bản và vùng lân cận.

Mắt 1 mí được coi là chuẩn mực sắc đẹp vào những năm 1800, thậm chí một số người còn thường xuyên nheo mắt với mong muốn sở hữu một đôi mắt dẹp, dài hơn. IG: @txhou

Theo ghi chép từ tờ tạp chí uy tín Wilson Quarterly, bác sĩ phẫu thuật người Mỹ David Ralph Millard, người tiên phong trong phẫu thuật hở hàm ếch và phẫu thuật chỉnh hình đóng quân tại Hàn Quốc vào năm 1954. Một lần tình cờ ông được một phiên dịch viên người Hàn Quốc tiếp cận, nhờ sự giúp đỡ của Millard trong việc thay đổi đôi mắt để giúp người phương Đông có đôi mắt to tròn của phương Tây. Bởi vì thế, ông được coi là người đầu tiên, tiên phong trong lĩnh vực thẩm mỹ góp phần chuyển giao tư tưởng nét đẹp của người châu Á. 

Ngày nay, phẫu thuật mắt hai mí là một trong năm quy trình phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện nhiều nhất trên thế giới, với hơn 1,3 triệu ca thực hiện trong năm 2017 theo Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Quốc tế. Và ở châu Á, Hàn Quốc được coi là quốc gia sở hữu nền công nghiệp đáng giá gần 40 tỷ đô la này.

IG: @chua_chung_nen

Làn da

Da vàng từ lâu đã là đặc điểm nhận dạng người châu Á. Về mặt lịch sử, tông màu da còn nhận dạng địa vị của bạn trong xã hội vì nếu bạn có màu da sẫm màu, điều đó có nghĩa bạn là người lao động tầng lớp thấp, dưới ánh nắng mặt trời. Bởi lẽ đó, từ những năm đầu tiên ở thời cai trị của thực dân phương Tây, làn da trắng không chỉ đại diện cho giai cấp, đặc quyền mà còn là sự Tây hoá, khai hoá văn minh và phát triển.

Dưới sự tác động của nước Mỹ về kinh tế và văn hoá, bên cạnh phẫu thuật mí mắt, người Hàn Quốc còn tìm tới phẫu thuật thẩm mỹ để sở hữu làn da trắng hơn, nhưng theo tiến sĩ CedarBough Saeji từ Đại học British Columbia thì điều đó trông thật lố bịch. Việc chạy theo xu hướng Tây hoá phản ánh văn hoá, tầm nhìn và mức độ cực đoan của người Hàn khi mải miết chạy theo một tầm nhìn của một quốc gia rất xa lãnh thổ châu Á.

Xu thế và đặc quyền

Teo Ser Lee – Hoa hậu Singapore 1988, người sáng lập và giám đốc của Học viện ngoại giao có trụ sở tại Singapore cho biết người Á-Âu là những người có đặc điểm da trắng. Đây được coi là chuẩn mực khi tìm kiếm người mẫu, diễn viên khi nói đến truyền thông và quảng cáo ở Singapore. Cũng theo kinh nghiệm của cô tại kỳ thi hoa hậu năm ấy, trong 20 thí sinh chỉ có 1 tới 2 là người đẹp lai Tây và họ cũng là những người đầu tiên luôn nhận được sự tài trợ tối đa tới từ nhãn hàng. 

Theo lời kể của cô thì dù ở thời điểm cách đây hơn 30 năm, mọi người đều muốn làm bạn với họ. Đó cũng là lí do tại sao hiện nay, 70-80% gương mặt quảng cáo đều là người lai giữa hai hay nhiều dòng máu. Số tiền thu nhập của những người mẫu, diễn viên lai Tây đều cao hơn so với những người đẹp thuần Á Đông vì họ là gương mặt được các nhà mốt cao cấp chọn lựa.

Biểu tượng thời trang nước Nhật – Rola, mỹ nhân mang ba dòng máu Nhật – Bangladesh – Nga. Nguồn: AFP

Cũng tại Hàn Quốc, người mẫu nhí nửa Hàn Quốc, nửa người Mỹ – Ella Gross đã trở thành ngôi sao sáng chói vào năm 2017 sau khi mẹ cô chia sẻ những bức ảnh lúc cô 11 tuổi trên phương tiện truyền thông xã hội. Sau đó, cô có hơn hai triệu người theo dõi trên Instagram. Báo chí địa phương và quốc tế không chỉ bị thu hút bởi vẻ ngoài và đôi mắt xinh xắn của Gross mà còn gọi cô là người mẫu nhí đẹp nhất thế giới.

Bên cạnh đó, việc xuất thân là con lai còn mang lại công việc tốt hơn cho người thường – theo chia sẻ của một nhân viên tài chính mang dòng máu Anh-Trung. Còn theo một đàn ông 30 tuổi người Malaysia gốc Úc, anh cho rằng việc hẹn hò giữa các cô gái sẽ dễ hơn dù đó là phụ nữ nước nào đi chăng nữa vì họ sẽ có với nhau những đứa con tuyệt đẹp.

“Cuối cùng, các chuyên gia nói rằng các khái niệm về tiêu chuẩn sắc đẹp đang bị phân biệt chủng tộc cần chúng cần phải được kiểm tra” – Michael Keevak,  giáo sư ngoại ngữ tại Đại học Quốc gia Đài Loan và là tác giả của Becoming Yellow, một cuốn sách về phân biệt chủng tộc ở châu Á. Bổ sung thêm bằng luận điểm cá nhân ông nói: “Khi mọi người đưa ra những tuyên bố như là tôi muốn có một đứa con lai vì nó đẹp hơn. Trên thực tế, đó là một sự định kiến vì chính việc đánh giá mức độ đẹp, xấu là hành vi phân biệt chủng tộc”.

Xem thêm:

9 sao nam châu Á sở hữu kiểu tóc nam dài quyến rũ

Chiêm ngưỡng hình ảnh đẹp của phụ nữ năm châu

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Lược dịch: Thiên An – Nguồn tham khảo: scmp.com

No more