Ngắm nhìn 11 góc đọc sách đẹp nhất nước Mỹ

Bài ELLE Team

Hoa Kỳ luôn là đất nước tiên tiến với nền gia dục được chú trọng, chính vì thế, việc đất nước này sở hữu rất nhiều thư viện có góc đọc sách đẹp nhất thế giới là điều hiển nhiên. Hãy cùng ELLE Man điểm qua những góc đọc sách tại các thư viện Hoa Kỳ trong bài viết sau.

Tưởng chừng việc đi đến thư viện là một công việc nhàm chán, và tìm được một góc đọc sách lý tưởng có thiết kế tuyệt đẹp để giữ chân người đến là một chuyện khó khăn, tuy nhiên trên thế giới lại có những thư viện mang trong mình những góc đọc sách tuyệt đẹp mà nếu một lần tìm đến có thể sẽ khiến bạn bị níu giữ ở lại mãi. Đơn giản bởi cách bài trí không gian nội thất “thông minh” cũng như không khí tại những thư viện này luôn tạo cho chúng ta nguồn hứng khởi vô tận để “giữ chân” chúng ta lại với những con chữ.

Hoa Kỳ luôn là đất nước tiên tiến với nền gia dục luôn được chú trọng, chính vì thế, việc đất nước này sở hữu gần như hầu hết các thư viện có góc đọc sách đẹp nhất thế giới là điều hoàn toàn không hề bất ngờ.

Từ thế kỷ 19, các nhà tài trợ giáo dục cũng như chính phủ đã không ngừng cung cấp các loại sách vở, vật chất để xây dựng môi trường học tập tốt nhất cho các thế hệ nơi đây, vô hình chung ngày qua ngày dẫn đến việc khối lượng sách khổng lồ cần được sắp xếp lại. Họ đã tạo nên những thư viện có kích thước khổng lồ mang cảm hứng từ cung điện, nhà thờ. Hãy cùng ELLE Man điểm qua top 11 thư viện có góc đọc sách đẹp nhất nước Mỹ nhé!

1. Thư viện Baker-Berry tại Đại học Dartmouth

Từ khuôn viên trường dẫn vào thư viện không quá xa, Thư viện Baker-Berry nổi bật với tông màu nâu trầm cổ kính. Đằng sau bức tường gạch này chính là nơi con chữ được ẩn giấu, tất cả mọi thứ sinh viên trường cần, đều ở đây! Bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những bức tranh của José Clemente Orozco được vẽ trên bức tường của tầng hầm đọc sách thuộc một phần của thự viện Baker nguyên thuỷ.

Thư viện Baker-Berry đẹp - Đại học Dartmouth
Thư viện Baker-Berry đẹp – Đại học Dartmouth

Ngoài ra, nơi đây còn có những góc đọc sách nên thơ trong một căn phòng lớn bằng gỗ với những chiếc ghế sang trọng có khung cửa sổ nhìn thẳng ra khuôn viên trường. Tuy cổ kính là thế, thư viện vẫn luôn cập nhật những tính năng hiện đại nhất qua nhiều lần tu sửa và mở rộng. Đặc biệt, thư viện còn phục vụ cả trà và bánh quy nếu học sinh có nhu cầu.

2. Thư viện William Rainey Harper Memorial – Đại học Chicago

Được xây dựng vào năm 1912, thư viện được đặt theo tên của cố hiệu trưởng William Rainey Harper. Đây chính là sự giao thoa hoàn hảo giữa hai công trình kiến trúc lớn: Đại học Cambridge và Đại học Oxford. Điều thú vị là thư viện này không lưu hành bất cứ đầu sách nào nhưng lại là nơi lui tới của rất nhiều người hàng ngày bởi sở hữu những góc đọc sách cùng không gian học tâp cực kì rộng lớn.

Thư viện William Rainey Harper - Đại học Chicago
Thư viện William Rainey Harper – Đại học Chicago

3. Thư viện thông tin cộng đồng Klarcheck – Đại học Loyola Chicago

Thư viện này là “cái tên” non trẻ nhất trong danh sách khi được hoàn tất xây dựng từ năm 2005, là dự án hợp tác của Trường Đại học Chicago với những dịch vụ công nghệ thông tin cộng đồng của Chicago, và nổi bật với thiết kế bên ngoài tối giản cũng như khai thác tầm nhìn ra ngoài thiên nhiên mà cụ thể là nhìn về phía hồ Michigan. Thư viện cung cấp những góc đọc sách và không gian học tập đầy hiện đại, rộng rãi. Bên cạnh đó, nơi đây cũng từng được tồ chức các buổi hội thảo lớn của trường.

Thư viện Klarcheck - Đại học Loyola
Thư viện Klarcheck – Đại học Loyola Michigan

4. Thư viện Nghiên cứu Pháp luật – Đại học Luật Michigan

Siêu phẩm kiến trúc này được xây dựng từ năm 1931, và với người dân Michigan nói riêng và Mỹ nói chung thì đây vốn dĩ là một nơi hết sức nổi tiếng và quen thuộc khi nó luôn nằm trong danh sách những thư viện có góc đọc sách và học tập đẹp nhất Đại học Michigan cũng như nước Mỹ. Hội trường của thư viện mang phong cách Gothic Anh được thiết kế lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà thờ với những toà tháp và các cửa kính màu. Trên những chiếc cửa số chính là con dấu của gần 200 cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới.

Thư viện Nghiên cứu Pháp luật - Đại học Michigan
Thư viện Nghiên cứu Pháp luật – Đại học Michigan

5. Thư viện Linderman – Đại học Lehigh

Thư viện Linderman lưu trữ bộ sưu tập 40,000 cuốn sách quý hiếm, bao gồm Nguồn gốc về các loài của Darwin, bốn chương sách của James John Audubon viết về loài voi và chim muông của Mỹ và cả những bản in đầu tiên của văn học Anh Mỹ từ thế kỉ 17 đến 19.

Thư viện Linderman - Đại học Lehigh
Thư viện Linderman – Đại học Lehigh

 

6. Thư viện Riggs – Đại học Georgetown

Riggs là thư viện chính của Đại học Georgetown từ năm 1891 cho đến năm 1970, và là một trong số ít thư viện được làm bằng sắt vẫn còn lại ở Mỹ. Ngày nay, nó chủ yếu được sử dụng cho các sự kiện đặc biệt chứ không còn là góc đọc sách cho sinh viên nữa.

Thư viện Riggs - Đại học Georgetown
Thư viện Riggs – Đại học Georgetown

 

7. Thư viện Suzzallo – Đại học Washington

Vẻ đẹp của thư viện này được đánh giá là hoàn mĩ. Được đặt trong một khung cảnh thôn dã đã làm tôn bật lên lối kiến trúc tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ nhà thờ.

Thư viện Suzzallo – Đại học Washington
Thư viện Suzzallo – Đại học Washington

 

8. Thư viện George Peabody – Đại học Johns Hopkin

Thư viện có tên George Peabody được thành lập từ năm 1787, do KTS Edmund G Lind phối hợp cùng vị hiệu trưởng đầu tiên của trường xây nên. Tại nơi đây, bạn có thể tìm thấy những cuốn sách cổ có từ đầu thế kỷ XX gồm tất cả các lĩnh vực.

Thư viện George Peabody - Đại học Johns Hopkin
Thư viện George Peabody – Đại học Johns Hopkin

Thư viện này nổi tiếng với kiến trúc ấn tượng. Toàn thư viện có 5 tầng chứa 30.000 tựa sách và ban công làm hoàn toàn từ sắt đúc được trang trí. Đứng ở bất kỳ góc nào ở ban công cũng có thể ngắm toàn bộ các tầng.

9. Thư viện Mỹ thuật Fisher Fine – Đại học Pennsylvania

Hoàn thành năm 1891 bởi kiến trúc sư Frank Furness, thư viện Mỹ thuật Fisher của Đại học Pennsylvania đã được bổ sung vào Danh bạ các Địa điểm Lịch sử Quốc gia vào năm 1972 và trở thành một Mốc lịch sử Quốc gia vào năm 1985. Thư viện được phục hồi bởi nhóm gồm Venturi, Scott Brown & Assoc., CLIO Group, và Marianna Thomas Architects với kinh phí 16,5 triệu USD.

Thư viện Mỹ thuật Fisher Fine - Đại học Pennsylvania
Thư viện Mỹ thuật Fisher Fine – Đại học Pennsylvania

 

10. Thư viện Clark – Đại học California

Góc đọc sách này còn là nơi tưởng niệm William Andrews Clark  một trong mười hai thư viện chính thức của Đại học California, Los Angeles, là một trong những thư viện lưu trữ những bản thảo hiếm có nhất tại Hoa Kỳ, về văn học Anh và lịch sử (1641-1800), Oscar Wilde.

Thư viện Clark - Đại học California, Los Angeles
Thư viện Clark – Đại học California, Los Angeles

Thư viện tại địa chỉ 2520 Phố Cimarron, Los Angeles, California 90018. Thư viện được xây nên nhằm tưởng niệm William Andrews Clark, Sr, là một chính trị gia và doanh nhân người Mỹ điều hành ngành khai thác mỏ, ngân hàng và đường sắt.

11. Thư viện Fleet – Trường Thiết kế Rhode Island

Khác với không gian yên tĩnh của một thư viện truyền thống, thư viện này được bố trí như một góc đọc sách trong quán cà phê, khu vực thảo luận và không gian tổ chức sự kiện. Thư viện được cải tạo từ một trụ sở làm việc của ngân hàng cũ, phòng đọc sách được thiết kế đẹp mắt bởi những chiếc ghế hình chuông đặt dưới một chiếc đồng hồ lớn treo dưới trần kính vòm.

Thư viện Fleet - Trường Thiết kế Rhode Island
Thư viện Fleet – Trường Thiết kế Rhode Island

Xem thêm: 

Đi du lịch đến 5 khách sạn kỳ lạ trên thế giới

Du lịch Ấn Độ – Xin đừng bỏ qua “Pink City”

__

Tổng hợp: Lê Chí (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, tham khảo: travelandleisure)

No more