Trong cơn Phong Sát, còn ngôi sao Trung Quốc nào an toàn?

Bài Tri Duc

Ngành giải trí nói riêng và giới nhà giàu nói chung tại Trung Quốc trong những tháng ngày này như ngồi trên đống lửa vì ảnh hưởng của đợt phong sát hàng loạt sao lớn vừa qua. Và trong "cơn bão" này, liệu showbiz Trung Quốc có còn là nơi an toàn cho những ngôi sao?

Nhiều tuần vừa qua chứng kiến hàng loạt bê bối từ giới nghệ sĩ Trung Quốc gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp giải trí nước này. Còn được biết đến với cái tên Phong Sát, chiến dịch truy quét không chừa một ai kể cả các sao lớn. Nhẹ thì bị cấm lưu diễn, cắt hợp đồng quảng cáo, nặng thì phát lệnh bắt giữ và thậm chí có thể đối mặt với án tử hình hoặc chung thân.

Trước đây có Phạm Băng Băng, sau đó là Trịnh Sảng, Ngô Diệc Phàm lần lượt theo gót, và tới gần đây là Trương Triết Hạn và Triệu Vy…, hay thậm chí là cả tỷ phú Jack Ma – những cái tên tưởng chừng đứng trên đỉnh cao danh vọng và tài lực bởi góp phần quan trọng làm nên bộ mặt giải trí và tài chính – kinh tế xứ tỉ dân nay đều “bốc hơi” không để lại dấu vết.

Phong Sát phanh phui ra hàng loạt sai trái trong lòng Cbiz

Khi ngành giải trí phát triển và các sao lên ngôi, văn hóa hâm mộ thần tượng đã tạo nên thị trường khổng lồ. Tờ báo địa phương The Paper dự đoán “nền kinh tế thần tượng” của đất nước này có thể đạt tới 140 tỷ nhân dân tệ (21,59 tỷ USD) vào năm 2022.

Trịnh Sảng Prada
Trước scandal, Trịnh Sảng là ngôi sao giải trí hàng đầu Hoa Ngữ.

Cùng với đó là những hệ lụy mà văn hóa thần tượng đem đến. Nghệ sĩ bị chỉ trích vì ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên và gây mất trật tự xã hội. Fan bỏ ra rất nhiều tiền để kêu gọi bình chọn online, mua các sản phẩm của thần tượng và thậm chí phát triển các cộng đồng độc hại.

Như việc khi Ngô Diệc Phàm bị bắt vì các cáo buộc liên quan đến tấn công tình dục, người hâm mộ đã lên tiếng bênh vực anh trên mạng xã hội. Hầu hết các tài khoản người hâm mộ này, cùng với các tài khoản trực tuyến của ngôi sao sau đó đã bị vô hiệu hóa. Hay như trường hợp của iQiyi – công ty vốn được mệnh danh là Netflix của Trung Quốc vào đầu năm nay trở thành tâm điểm của búa rìu dư luận khi một đoạn phim được tung lên mạng cho thấy cảnh người hâm mộ đổ bỏ sữa chỉ để đủ KPI bình chọn cho thần tượng.

Ngô Diệc Phàm cũng từ một trong Tứ đại lưu lượng của xứ tỉ dân, con cưng của các thương hiệu bỗng chốc đã mất tất cả.

Vào tháng 1/2021, người đẹp sinh năm 1991 Trịnh Sảng vì trốn thuế, scandal mang thai hộ mà dẫn đến thân bại danh liệt. Cơ quan thuế Thượng Hải cho biết họ đã quyết định phạt cô 299 triệu nhân dân tệ vì tội trốn thuế. Quan trọng hơn, ngôi sao này gần như không có cơ hội làm lại trong ngành giải trí.

Tưởng như không còn gì có thể gây sốc hơn vụ việc Trịnh Sảng bị phong sát thì vừa rồi sau Ngô Diệc Phàm, đến lượt Triệu Vy ngã ngựa. Trước đó học trò của Triệu Vy là Trương Triết Hạn đã bị “sờ gáy” vì những hình ảnh quá khứ thiếu tôn trọng chính trị. Tuy nhiên phải đến ngôi sao của “Hoàn Châu Cách Cách” mới có thể thấy quy mô của cuộc phong sát lần này.

Phong Sát Triệu Vy
“Én nhỏ” từng là một trong những nữ diễn viên quyền lực nhất Trung Quốc với tổng tài sản lên đến cả tỉ USD (số liệu năm 2018). Trước đó, ngôi sao này đã từng vướng vào nhiều bê bối liên quan đến trốn thuế, gian lận kinh doanh, chèn ép tài năng…

Các nền tảng video của Trung Quốc vào thứ Sáu đã gỡ bỏ toàn bộ các phim có hình ảnh Triệu Vy, qua đó xóa sạch sự tồn tại của nữ diễn viên trong lịch sử. Lý do được đưa ra không rõ ràng chỉ là “theo luật và quy định liên quan”.

Sau

Không ai an toàn

Sau scandal của Triệu Vy, nhiều ngôi sao Hoa Ngữ như Lý Băng Băng, Huỳnh Hiểu Minh, Dương Mịch… nhanh chóng xóa sạch các hình ảnh liên quan đến ngôi sao này. Điều đó cho thấy sự cẩn trọng của các thần tượng giải trí dù họ có sức ảnh hưởng, quyền lực, giàu có hay tài năng đến đâu. Trong cơn bão phong sát, ai cũng có thể trở thành đối tượng tiếp theo cho dù đó là những tỉ phú công nghệ hay sao giải trí lớn.

Ngô Diệc Phàm mất hết hợp đồng quảng cáo, đối mặt với án hình sự vì bê bối tình dục, thậm chí với trẻ vị thành niên.

Không chỉ giới giải trí mà trước đó vào năm 2020, một tên tuổi khác cũng trở thành đối tượng thanh trừng của chính quyền – Jack Ma, vị tỷ phú thành công nhất Trung Quốc với khối tài sản trên 52 tỉ USD vào thời điểm đó (theo Bloomberg).

Các câu phát ngôn của ông còn được lấy làm châm ngôn sống của nhiều tầng lớp khán giả. Tuy nhiên, sau một lần “mạnh miệng” chê trách chính phủ Trung Quốc cản trở tiềm năng sáng tạo của cá nhân và doanh nghiệp, cổ phiếu của ông ty Alibaba rớt giá gần 40%. Sự trừng phạt của nhà cầm quyền khiến “ông hoàng kinh tế” trong một đêm mất sạch danh tiếng và phải sống trốn tránh ẩn dật.

Tỷ phú Jack Ma và Alibaba bị thanh trừng vì một lần “mạnh miệng” quá giới hạn. Ảnh: Financial Times

Triệu Vy, vốn nhiều lần nhận là bạn thân của Jack Ma, nên có thể cô cũng bị vạ lây khi được đưa vào trong “blacklist” thậm chí từ trước khi diễn ra vụ bê bối của Ngô Diệc Phàm. Dĩ nhiên, việc một tỉ phú có thế lực như Jack Ma biến mất khỏi cuộc chơi gây không ít rúng động cho nền kinh tế xứ tỉ dân. Trong cùng năm, đến lượt các tập đoàn công nghệ khác bị “xướng tên”. Điển hình như công ty phát hành ứng dụng gọi xe Didi Chuxing đang phát triển mạnh tại thị trường Mỹ, sau khi bị chính quyền tố cáo “vi phạm nghiêm trọng an ninh mạng” đã phải ngừng trệ mọi dự án, đứng trước nguy cơ cải tổ toàn bộ hệ thống lãnh đạo.

Rất có thể Triệu Vy nằm trong “blacklist” vì mối quan hệ thân thiết với vị tỷ phú này.

Đây cũng là bài học cho người nổi tiếng (tại Trung Quốc) về quản lý cách hành xử, phát ngôn và cả ảnh hưởng tới người hâm mộ. Sự giàu có và quyền lực khủng của họ đi ngược lại với tuyên bố chung của giới chức Trung Quốc về một đất nước thịnh vượng chung, kiềm chế thu nhập cao và tái phân bố của cải.

Thu nhập cao ngất trời của một số người nổi tiếng hạng A là một lời nhắc nhở rõ ràng về khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Trịnh Sảng được cho là đã được trả hơn 24 triệu đô la cho hai tháng rưỡi quay một bộ phim tình cảm, kiếm được mức lương trung bình hàng ngày là hơn 300.000 đô la (khoảng 682 triệu đồng). Năm ngoái, để so sánh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiết lộ rằng hơn 600 triệu người Trung Quốc chỉ kiếm được 140 USD mỗi tháng.

Trên trang Instagram mà nhiều người cho là mới lập gần đây của Trịnh Sảng chia sẻ trạng thái úp mở đầy tâm trạng.

Các diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng nói chung từ lâu được yêu cầu tuân thủy các quy định về đạo đức. Chẳng hạn như người tỏ ra bỗ bã, thô tục hoặc “trình độ tư tưởng thấp” sẽ bị phạt hoặc cấm xuất hiện trước công chúng.

 

Hướng đi nào cho các nhãn hàng khi cơn bão này qua đi?

Các nhãn hàng cần cẩn trọng hơn trong việc mời các gương mặt trở thành đại sứ thương hiệu. Một khi sao bị hạ bệ, thì chính thương hiệu mà họ quảng cáo cũng chẳng thể yên. Điều này có vẻ như bớt gay gắt với các thương hiệu nội địa Trung Quốc, một phần là bởi cơ chế xử lý khủng hoảng linh hoạt và nhanh chóng.

Báo chí Trung Quốc dự đoán có lẽ người tương đối “an toàn” trong cuộc khủng hoảng mà các nhãn hiệu nên cân nhắc mời quảng cáo, chính là các sao lớn tuổi. Đi cạnh cơn bão phon sát thì xu hướng “tiểu thịt tươi” (fresh little meat) vốn tràn ngập ngành giải trí Trung trong nhiều năm qua với các gương mặt phi giới tính mang những đặc điểm “môi hồng, da trắng, cằm nhỏ, trang điểm” cũng đang bị chính quyền lên án và được “điều chỉnh”.

Do đó, những gương mặt U40-50 cá tính già dặn như Chung Hán Lương, Tô Hữu Bằng, Ngô Ngạn Tổ…  sẽ là lựa chọn quảng cáo tốt hơn trước khi cuộc khủng hoảng nam tính và phong sát này lắng xuống.

Mặc dù số người theo dõi trên mạng xã hội của họ ít hơn các thần tượng trẻ hạng A ngày nay, nhưng những người nổi tiếng trưởng thành đã chứng minh được danh tiếng thông qua sự cống hiến lâu dài cho nghề. Ngoài ra, fan của họ trung thành, lý trí và ít độc hại hơn những thiếu niên hâm mộ trẻ tuổi.

"Sự

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man 

Bài: Như Ngọc

No more