Review phim The Assassin – Mộng kiếm hiệp dang dở

Bài intern intern

Phim The Assassin của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền như một đôi giày pha lê trong tủ kính. Bạn có thể ngắm nhìn nhưng sẽ không bao giờ bạn muốn mua nó…

Những

1. Nhiếp Ẩn Nương sơ hiện

Vào khoảng thế kỷ IX, nhà Đường suy yếu. Ngụy Bác là khu cách xa triều đình nhất và cũng là một khu có tiềm lực. Nhiếp Ẩn Nương bị một đạo cô bắt cóc và huấn luyện thành sát thủ với mục đích diệt trừ những tên quan lại biến chất ở tỉnh Ngụy Bác. Oan nghiệt thay, Điền Quý An – bạn thanh mai trúc mã của Nhiếp Ẩn Nương, lại đang làm tiết độ sứ nơi đó. Nàng thích khách phải chọn lựa, giữa tình yêu và trách nhiệm.

phim the assassin mong kiem hiep dang do - elleman
Nhiếp Ẩn Nương – Nhân vật chính của phim The Assassin

Nhìn vào tóm tắt phim, người ta được quyền mong đợi một sự hấp dẫn nghẹt thở trong từng pha đấu quyền, từng bước chân nhân vật. Nhưng Hầu đạo diễn lại mang đến góc tiếp cận độc đáo, gây nên một cuộc tranh cãi kéo dài đến bây giờ.

Khác với những phim hành động thường thấy, phim The Assassin mang phong cách vừa “thư thả” vừa “trầm mặc”. Thứ nhất, Hầu đạo diễn chăm chút kĩ lưỡng từng khung hình, một kiểu chăm chút đậm chất Kubrick. Nhịp phim gấp gáp sẽ không phát huy đến tận cùng cái đẹp của những khung hình. Thứ hai, Hầu đạo diễn thay vì để nhân vật thể hiện trực tiếp suy tư qua lời thoại, lại khéo léo sử dụng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và cả những hình ảnh đầy tính ẩn dụ.

phim the assassin mong kiem hiep dang do - elleman 1
Phim The Assassin được chăm chút kỹ lưỡng về mặt hình ảnh

Những phút đầu tiên là dấu ấn nghệ thuật bậc thầy. Đen – trắng hòa vào nhau tạo thành xám. Xám là cái ảm đạm của thời cuộc, là cái bẽ bàng của sự thật. Tương phản đen – trắng là giằng xé nội tâm của ngưỡi nữ anh hùng. Sau khi Nhiếp Ẩn Nương ám sát thất bại, phim trở lại màu sắc bình thường. Người xem không có cảm giác Hầu Hiếu Hiền thổi hồn vào cuộc đời trong phim. Có lẽ, vị đạo diễn này chỉ đang cố khoác lên cuộc đời đó một bộ cánh hoa hòe sặc sỡ hòng che giấu cái tàn nhẫn, cái ảm đạm bên trong.

2. Mặt trái “duy nghệ thuật”

Nhưng chính sự quá sâu sắc, quá tinh tế đó đã tạo nên bức tường ngăn cách giữa phim với khán giả đại chúng. Thậm chí, vài nhà phê bình cũng thấy khó chịu. Cây viết Allen Johnson của trang SFGate phàn nàn: “Nhân vật nhạt nhòa quá. Ai ai cũng từ tốn, cũng bình thản. Thành ra, nạn nhân thì hệt những ông lão ngồi chờ người ta đến ám sát, còn sát thủ thì như đi dạo trong công viên. Đến cả yếu tố biểu cảm khuôn mặt, đôi lúc cũng thực hiện chưa tới”.

phim the assassin mong kiem hiep dang do - elleman 2
Phim The Assassin thiếu sự gay cấn cần thiết.

Cũng bởi cách tiếp cận khác thường đó mà phim The Assassin không thuộc dạng hành động mẫu mực. Thậm chí, chẳng vấn đề gì nếu ai đó từ chối xếp The Assassin vào thể loại hành động. Những pha đánh nhau hoặc chóng vánh hoặc dang dở, ra chiêu bất đắc dĩ. Những người yêu thích The Assassin viện giải rằng đó là dụng ý của Hầu đạo diễn: Vì thời thế mà người ta mới cầm kiếm chứ đâu ai muốn thế. Nhưng nhiều khả năng là do Hầu đạo diễn quá coi nhẹ việc đánh đấm. Phần âm thanh nghe rất thật: Tiếng lá cây xào xạc, tiếng chân bước trên cỏ, tiếng gió thổi, tiếng ngựa hí. Vậy mà, đến những pha hành động, bỗng nhạt nhòe. Vạt áo nhân vật phấp phới trong gió, tiếng gươm đao chạm nhau nghe ngọt lịm, điều đó đâu quá sức với vị đạo diễn tài năng?

Nên thông cảm cho ông, dù sao ông xuất thân là một đạo diễn tâm lý – xã hội chứ không phải một đạo diễn kiếm hiệp. Nếu bạn xem phim Ngọa Hổ Tàng Long của Lý An hay Anh Hùng của Trương Nghệ Mưu, bạn sẽ thấy sự khác biệt: Không nhất thiết phải hy sinh chất hành động thì phim mới nhân văn hơn, sâu sắc hơn. Luôn có cách dung hòa hai yếu tố này. Tiếc cho đạo diễn Hầu. Năm nay ông đã gần tuổi xưa nay hiếm. Quá khó để ông làm lại một phim kiếm hiệp thành công hơn sau vấp ngã đầu tiên.

Theo tạp chí Phái Đẹp ELLE

No more