This is America: Những tầng nghĩa sâu xa được gửi gắm

Bài ELLE Team

This is America là một MV mang đầy đủ giá trị văn hóa và giải trí khi nó thể hiện thành công tất cả ý đồ tác giả một cách súc tích và có tầm vóc.

Bắt đầu MV This is America là hình ảnh Gambino đứng trong một nhà kho rộng lớn. Cộng đồng Twitter đã nhanh chóng phát hiện ra Gambino mặc quần và giày như đồng phục cũ của quân đội Liên quân miền Nam Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến Nam – Bắc (Liên quân miền Bắc của Tổng thống Abraham Lincoln muốn giải phóng chế độ nô lệ còn Liên quân miền Nam là tập hợp các điền chủ quyền lực muốn giữ chế độ này). Phần trên anh đeo hai sợi dây chuyền vàng. Dây chuyền và xiền xích trong tiếng anh đều là “chain” nên “chain” ở đây vừa tượng trưng cho tình cảnh nô lệ, tù tội về thể xác vừa thể hiện văn hóa tiêu dùng hoang phí vô tội vạ của người Mỹ.

Tự thâm Donald Glover là một hình ảnh chấm biếm người da đen, và cũng là một hình ảnh ẩn dụ cho nước Mỹ.
Tự thân Donald Glover là một hình ảnh chấm biếm và cũng là một hình ảnh ẩn dụ cho nước Mỹ.

Glover nhảy với những động tác lẫn biểu cảm gương mặt rất cường điệu, đó chính là đại diện cho nước Mỹ.

We just want the money

Money is for you

Girl, you got me dancin’

Dance and shake the frame.”

Nền giải trí là sự đánh trống lảng cho bạo lực ở thực tại. Đoạn đầu bài nói về nền giải trí đa phương tiện được dùng để gây sự chú ý lên công chúng, vùi lấp bớt những vấn đề thực sự lớn hơn dưới đấy. Chữ “Girl” là biểu trưng cho hình ảnh nước Mỹ, “frame” là cuộc sống thực sự đang diễn ra. Cũng có thể hiểu các nghệ sĩ như anh nhiều lúc cũng là trò tiêu khiển, phải nhảy nhót và mua vui để rồi truyền thông ca tụng và những vấn nạn xã hội thì nhẹ nhàng được vùi lấp. “Frame” là khung hình, nước Mỹ, chính quyền muốn bạn nhìn cái gì thì họ sẽ hướng bạn nhìn chính xác cái họ muốn, không hơn không kém.

Điệu nhảy Gwara Gwara trong MV This is America.
Điệu nhảy Gwara Gwara trong MV This is America.

 

Tiếp theo, điệu nhảy Gwara Gwara xuất hiện trong video. Điệu nhảy này có nguồn gốc từ Nam Phi và phổ biến gần đây. Bạn có thể thấy Rihanna biểu diễn một đoạn Gwara Gwara tại lễ trao giải Grammy năm nay:

 

Một mặt khác, nhiều người còn nhận định rằng điệu nhảy của Gambino trong This is America là điệu nhảy để sinh tồn. Những cô cậu thanh niên trẻ măc đồng phục học sinh nhảy chung với Gambino – người đang đóng vai nước Mỹ, họ phải nhảy theo nước Mỹ thì mới không bị chĩa súng vào đầu và nã đạn liên tục.

Những đứa trẻ phải nhảy theo một Gambino "Mỹ" để được sống sót.
Những đứa trẻ phải nhảy theo một Gambino “Mỹ” để được sống sót.

 

Một người mặc đồ đen cưỡi ngựa trắng chạy đằng sau là biểu tượng trong Kinh Thánh khi nói về tận thế.
Một người mặc đồ đen cưỡi ngựa trắng chạy đằng sau là biểu tượng trong Kinh Thánh khi nói về tận thế (Một trong Tứ kỵ sĩ của ngày tận thế – 4 horsemen of Apocalypse)

 

Tại bối cảnh trong một khu nhà kho trông giống nhà tù thì Gambino lại nói:

“This is celly

That’s a tool.”

Câu này có thể có hai nghĩa. Thứ nhất là cách mà điện thoại (cellphone) được dùng để quay/ghi lại tất cả những sự kiện này, để truyền tải, để nâng ai đó lên và giết một ai đó, chỉ bằng cái điện thoại. Thứ hai, “celly” có thể hiểu là trần nhà (cell) là nơi gói ghém những người da màu trong một vòng bạo lực luẩn quẩn không lối thoát.

Những người đeo khẩu tranh vô danh không rõ là ai trên mạng xã hội.
Những người đeo khẩu tranh vô danh không rõ là ai trên mạng xã hội.

 

Cảnh cuối cho thấy Gambino và nữ ca sĩ SZA đứng giữa nhiều chiếc xe hơi cũ nằm trong một nhà kho đóng cửa. Nhiều cư dân mạng Twitter đã nhanh chóng chỉ ra đây là hình ảnh tượng trưng cho sự không phát triển và cấp tiến, sự tù túng và không chịu thay đổi.

Không gian vô hồn, khắc nghiệt và cũ kỹ.
Không gian vô hồn, khắc nghiệt và cũ kỹ.

 

Cuối cùng Gambino chạy hết sức hết bình sinh, làm mọi cách để  trốn thoát như thể anh đang trốn chạy khỏi hiện thực kì quặc và bạo lực của nước Mỹ.

Súng chính là hình ảnh lớn nhất, “gắt” nhất và mạnh nhất của MV This is America, mỗi lần súng xuất hiện là bẻ gãy cả âm thanh, nhịp điệu, con người và bài hát. Tiếng súng là thứ quyền lực và mang sức nặng nhất bài hát này, và cũng là hình ảnh sốc nhất. Súng lên nòng, người nằm xuống.

Mọi người không phản ứng nhiều khi một khẩu súng xuất hiện, như thể đó là đồ vật bình thường.

Lần bắn thứ nhất, không còn cây đàn guitar. Lần bắn thứ 2, Gambino bắn một loạt những người đang hát ở nhà thờ. Thật khó nếu nhìn cảnh này mà không nhắc đến vụ thảm sát tại nhà thờ Charleston tại Mỹ năm 2015, vụ xả súng này đã cướp đi sinh mạng của 9 người vô tội.

Và một điểm chung mỗi lần những khẩu súng xuất hiện và ra khỏi khung hình, là nó được chăm sóc, cẩn trọng trong lớp vải đỏ sang trọng. Hẳn một cậu bé “nâng như trứng hứng như hoa” khẩu súng. Bạo lực được bảo vệ, được nâng niu và cẩn trọng như thế chẳng phải là vô lý lắm sao.

Lúc Gambino đưa súng bắn người đàn ông đầu tiên, dáng hình của anh được làm theo giống Jim Crow, một nhật vật châm biếm thường được thể hiện trong các rạp xiếc, gánh hát rong ở thế kỷ 18 và 19 – nơi mà những người da trắng sẽ bôi đen mặt và diễn rập khuôn hình ảnh người da đen.

Jim Crow là hình ảnh châm biếm người da đen từ những năm 80 và 90.
Jim Crow là hình ảnh châm biếm người da đen từ những năm 80 và 90.

Judy Garland diễn bài “Everybody Sings”

Nhắc tới Jim Crow không thể không điểm qua một bộ luật ngớ ngẩn và tàn bạo vô nhân tính ra đời thời đó, luật Jim Crow với những điều vô lý như:

– Một người đàn ông da đen không được đưa tay ra trước cho một người da trắng bắt, bởi vì hành vi này có ẩn ý là anh ta có bình đẳng xã hội. Một người đàn ông da đen không thể đưa tay ra hay bất cứ một phần nào của cơ thể với ý đụng chạm đến một người phụ nữ da trắng, vì làm như thế anh ta có thể bị kết tội hiếp dâm.

– Người da đen không được bày tỏ sự âu yếm với nhau lộ liễu ở nơi công cộng, nhất là việc trai gái hôn nhau, vì hành vi này xúc phạm người da trắng.

– Nếu một người da đen đi xe do một người da trắng lái, người da đen phải ngồi ghế sau, hay phần sau của xe tải .

Vâng vâng và vâng vâng. Không ít bài báo, những câu hỏi ngây ngô của những cô cậu bé nhỏ hỏi nhân vật Jim Crow – người đàn ông da đen mặc đồ rách từ đầu tới chân là có thật không. Chắc chắn là có, những người khốn khổ chịu nhiều thiệt thòi suốt thể kỷ và chịu sự phân biệt chủng tộc trong khi đằng sau, những người da trắng đang khiêu vũ.

Điệu nhảy của Gambino còn dùng để làm xao lãng người xem ra khỏi bối cảnh nhiễu điều đằng sau, những cuộc bạo loạn, đấu súng.
Điệu nhảy của Gambino còn dùng để làm xao lãng người xem ra khỏi bối cảnh nhiễu điều đằng sau, những cuộc bạo loạn, đấu súng.

Những người Mỹ gốc Phi, hiển nhiên, đương nhiên, là những người có quyền lợi và xứng đáng được những điều như tất cả những người da trắng “được Chúa chọn” (Chosen People).

Tổng thống Mỹ da màu đều tiên của nước Mỹ – Barack Obama, nhà hoạt động dân quyền từng đoạt giải Nobel hòa bình – Martin Luther King, một trong những người dẫn chương trình thành công nhất – Oprah Winfrey, top cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất thế giới – Micheal Jordan, vận động viên quyền anh với 4 lần đoạt huy chương vàng Olympic – Muhammad Ali, Nữ ca sĩ nhạc jazz huyền thoại – Nina Simone.

Và còn rất nhiều con người tuyệt vời nữa mà không phải “Chosen People” – người da trắng được Chúa Trời chọn. Danh sách những con người da màu vĩ đại sẽ còn dài và chắc chắn Childish Gambino (Donald Glover) cũng không phải Chosen People, và vẫn được, chúng ta, những khán giả, chọn.

Xem thêm:

This is America: Nước Mỹ “nhức nhối” trong mắt Childish Gambino

Âm nhạc quốc tế: Đôi cánh của Icarus

Minh Thy (Tạp chí phái mạnh ELLE Man)

No more