Tình thầy trò

Bài ELLE Team

Dù ở nơi đâu cũng mong mỗi người trong chúng ta hãy lắng lại một chút và nhớ đến các thầy cô và đồng thời dành một vài phút giây trong chuỗi ngày bận rộn để nhớ về một thời học sinh tươi đẹp, nhớ về những ánh mắt đang dõi theo từng bước chân của bạn. Yêu thương sẽ là không đủ nếu chúng ta chần chừ và ngần ngại.
tình thầy trò 20.11 - 2 - elleman
Kính chúc những người thầy, người cô càng thêm tâm huyết với nghề dạy học, mong rằng chúng ta hãy luôn tôn trọng và kính yêu nghề giáo.

Ở các nước chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, điển hình là Việt Nam, thì truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là điều đầu tiên con trẻ được dạy khi đến tuổi đi học. Nhưng cũng sự chính ảnh hưởng nặng nề của Nho Giáo với tính tôn ti trật tự muôn thuở vô tình tạo nên khoảng cách giữa tôn sư và học trò. Trong những năm gần đây, theo dòng chảy phát triển của xã hội và sự du nhập ào ạt của những giá trị phương Tây đã tạo nên sự chuyển mình rõ rệt trong mối quan hệ giữa thầy và trò so với những tháng ngày xưa cũ. Điều đó đã đôi phần gắn kết thêm tình thầy trò, giúp thầy cô và học sinh trở nên gần gũi với nhau hơn.

Sự

Tháng 11 là thời khắc để chúng ta hướng về những người từng một thời đưa đò đưa chúng ta sang những bến bờ của tri thức và của cách làm người. Tôi cũng xin dành một chút thời gian để để chia sẽ những dòng cảm xúc bản thân cũng như mạn phép thay lời tri ân của thế hệ mình đến với những giáo viên ngày xưa.

Chúng tôi là lứa tuổi sinh ra trong thời khắc giao thời của 2 thế hệ, những năm đầu tiên trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, hay được gọi là những 9x đời đầu. Có những kỉ niệm dường như đã quá xa xôi nhưng man mán đâu đó tận thâm tâm vẫn còn phảng phất một chút hình ảnh của những tháng ngày mài đũng quần trên hàng ghế gỗ. Hình ảnh của những tán bàng xum xuê, màu đỏ chói chang của từng chùm hoa phượng, sắc trắng của phấn và màu xanh của bảng, và cả hình ảnh những người thầy, người cô đứng trên bục bảng.

Giáo viên được ví như những người đưa đò, người đem đến cho ta tri thức và giúp học trò nên người bên cạnh sự uốn nắn của bố mẹ. Dù rằng trong cuộc đời học sinh, chúng ta đã gây nên biết bao lỗi lầm thì họ đều răn dạy và giúp chúng ta trưởng thành và ý thức nhiều hơn trong cuộc sống. Thầy và cô cũng giống như người bố, người mẹ thứ hai, từng ngày động viên giúp đỡ học trò lót từng viên gạch để xây nên tri thức trên con đường thành danh và thành nhân sau này.

Có lẽ không thầy cô nào nhớ được cuộc đời mình đã đưa bao nhiêu nguời qua bến bờ tri thức. Dòng sông vẫn cứ êm đềm trôi, và những con người này vẫn cứ cần mẫn. Và bao nhiêu người trong số đó đã đạt được những khát vọng tìm kiếm bến bờ mơ ước? Bao nhiêu ước mơ ngày nào đã thành hiện thực? Bao nhiêu kẻ trong số đó khi qua sông rồi sẽ nhìn lại và tìm đến người lái đò năm xưa?

tình thầy trò 20.11 - 1 - elleman
“Từng dòng chữ suốt một đời lặng lẽ, vẫn âm thầm như bụi phấn rơi rơi”.

Thời gian trôi qua, những lo toan bộn bề của cuộc sống cùng những chuyến hành trình tìm kiếm chân trời mới kéo chúng ta xa dần những kỉ niệm tuổi học trò dưới mái trường cùng thầy và cô. Để rồi một ngày nào đó, chợt cảm thấy xao xuyến khi bất chợt lướt ngang qua từng hàng cây phượng hay nhìn thấy đâu đó thấp thoáng từng tà áo dàng trong nắng.

Và một mùa Hiến chương các Nhà Giáo nữa lại đang về, ELLE MAN cũng như các bạn đều mong muốn gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các thầy cô giáo. Dù ở nơi đâu cũng mong mỗi người trong chúng ta hãy lắng lại một chút và nhớ đến các thầy cô và đồng thời dành một vài phút giây trong chuỗi ngày bận rộn để nhớ về một thời học sinh tươi đẹp, nhớ về những ánh mắt đang dõi theo từng bước chân của bạn. Yêu thương sẽ là không đủ nếu chúng ta chần chừ và ngần ngại.

Kính chúc những người thầy, người cô càng thêm tâm huyết với nghề dạy học, mong rằng chúng ta hãy luôn tôn trọng và kính yêu nghề giáo. Mong sao những giá trị nguyên bản tươi đẹp nhất của tình thầy trò sẽ còn tồn tại mãi theo thời gian.

Nhung-cau-noi-hay-nhan-ngay-nha-giao-Viet-Nam-02
Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Một chút tản mạn nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam.

Bài viết: Sylar Nguyễn & Đức Nguyễn – Hình ảnh: sưu tầm

No more