Kỹ năng 29/02/2016

9 kĩ năng giao tiếp gây ấn tượng với mọi người

Bài intern intern

Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện này thì chỉ thông minh thôi chưa đủ. Bạn còn phải có những kĩ năng giao tiếp để thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Hãy học một số kĩ năng giao tiếp quan trọng để công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn.

Chín kĩ năng giao tiếp để gây ấn tượng với mọi người
Giao tiếp giỏi là bí quyết của thành công.

Trong giao tiếp ta thường gặp bốn kiểu người sau đây:

1. Người dài dòng (hay còn hiểu theo nghĩa bình dân hơn là nói nhảm): Kiểu người vòng vo, thích xài tiếng lóng, và chỉ nói những gì mình cho là thú vị.

2. Người rõ ràng: Có khả năng truyền đạt những sự kiện và những ý tưởng nhưng lại thiếu điểm nhấn.

3. Người lưu loát: Nói chuyện thì súc tích và rõ ràng nhưng không thuyết phục.

4. Người hùng biện: Kết hợp cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể để thấu tình đạt lý người nghe.

Nhà hùng biện ăn nói khéo léo, dù xuất phát điểm của họ không phải là người thông minh. Suy ngược lại cũng không sai. Có những người thông minh mà ăn nói thiếu mạch lạc khiến người khác tưởng lầm rằng họ kém thông minh.

May mắn thay, hùng biện là kĩ năng có thể qua dạy và tiếp thu mà trở nên thông thạo. ELLE Man sẽ hướng dẫn bạn 9 kĩ năng khéo léo trong cử động hình thể và giao tiếp để lời bạn nói ra trở nên vừa khéo léo vừa đảm bảo thuyết phục.

1. Đứng ngồi thẳng lưng nhưng hãy thả lỏng

Tài hùng biện không chỉ nằm ở lời nói mà còn ở ngôn ngữ cơ thể. Vị trí lưng là nền tảng ngôn ngữ cơ thể và là cơ sở cho sự thuyết phục.

Gù lưng cho thấy bạn thiếu tự tin vào lời nói của mình, thiếu tự tin vào chính bản thân. Dáng lưng thẳng quá mức lại nói lên bạn là người thiếu quyết đoán. Dáng lưng thẳng nhưng thư thái đặt bạn vào trạng thái tinh thần và thể chất mà lời nói trôi đi nhẹ nhàng và dễ dàng.

Nhớ, lưng thẳng và mắt hướng về phía trước.

Nhớ, lưng thẳng và mắt hướng về phía trước.

2. Ngẩng cao đầu

Vị trí của đầu cũng như vị trí của lưng, điều đã được phản ánh trong những diễn đạt thông thường. Ngẩng cao đầu – Tự tin và quyết đoán. Cúi gằm mặt – Bạn bị đánh bại.

Đầu ngẩng cao không chỉ quan trọng trong kĩ năng giao tiếp thuyết phục người khác, mà còn bao hàm yếu tố sinh lý trong đó. Lời nói như bị nghẹn lại ở cổ khi bạn cúi đầu, hơi khó thoát ra hơn khiến việc diễn đạt không được rõ ràng.

9 cach giao tiep-ELLEMAN3

Đầu ngẩng cao không chỉ quan trọng trong kĩ năng giao tiếp thuyết phục người khác

3. Tôn trọng người nghe

Chẳng có nghĩa lý gì nếu không ai nghe bạn, và sẽ không ai nghe bạn khi bạn cứ liếc nhìn khắp phòng hay tâm trí cứ lang thang nơi đâu. Hùng biện mà mất tập trung chẳng khác gì đọc diễn văn.

Chín kĩ năng giao tiếp để gây ấn tượng với mọi người
Đảo mắt là một ý kiến thực sự tồi.

Hai trường hợp cần lưu ý: Tránh đảo mắt sang hai bên, vì nó khiến bạn trông thiếu chân thành, và khi cần đọc lại ghi chép thì liếc mắt nhìn xuống chứ đừng cúi gằm đầu.

4. Nói vừa đủ nghe

Nói cho người ngồi sau nghe được mà cũng chẳng làm người đằng trước khó chịu. Đó là nghệ thuật hùng biện.

Nếu không chắc về âm lượng, hãy hỏi người hàng dưới xem họ nghe được không. Nếu họ trả lời có thì hãy đáp lại bằng giọng vừa phải: “Thế này thì sao?”. Nếu họ trả lời không thì hãy cao lên một mức.

Chín kĩ năng giao tiếp để gây ấn tượng với mọi người.
La hét trong giao tiếp khiến bạn như gã tâm thần.

Tuy nhiên, đừng chuyển thành giọng la hét. Trông chẳng giống một nhà hùng biện tí nào. Gặp tình huống này, sử dụng micro hay đề nghị mọi người xích lại gần.

Học

5. Kết hợp lời nói với cử chỉ

Sử dụng tay để nhấn mạnh những điểm chính. Cách hay nhất để học kĩ năng giao tiếp này là quan sát cử động của người nổi tiếng hay những diễn giả khi họ nói chuyện. Để ý rằng, chuyển động tay của họ như “bật ra” từ lời nói.

Chín kĩ năng giao tiếp để gây ấn tượng với mọi người
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một buổi diễn thuyết.

Nếu chưa quen thì cứ để yên. Nghịch kính, lật giấy, gãi người để làm khán giả xao lãng và do đó che lấp những hạn chế.

6. Chuyển động cơ thể

Tăng thêm sức nặng cho lời nói bằng cách di chuyển thông minh. Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với một nhóm người trên sân khấu, bạn có thể đi từ chỗ này sang chỗ khác để báo hiệu cho họ biết mình đang giới thiệu ý tưởng mới.

Tương tự, tại bàn họp, hơi hướng người về phía trước để nhấn mạnh một chi tiết. Điều chỉnh vị trí ngồi nếu bạn có ý định chuyển đề tài.

Tăng thêm sức nặng cho lời nói bằng cách di chuyển thông minh

Tăng thêm sức nặng cho lời nói bằng cách di chuyển thông minh.

7. Dùng từ mà ai cũng hiểu

Những lời nói sáo (Mà đặc biệt là kiểu nói biz – blab, nói tiếng lóng) không phải tôn chỉ của thuật hùng biệt. Hãy dùng những câu, những từ thông dụng nhưng ít ai ngờ kết hợp với những cử chỉ gây ấn tượng nhằm trình bày quan điểm. Ví dụ: Thay vì dùng “luyện chưởng” sao không dùng “xem phim kiếm hiệp”, thay vì dùng “chai” sao không dùng “triệu” (nói về tiền bạc),…

Hạn chế dùng tiếng lóng

Hạn chế dùng tiếng lóng

Cũng đừng dùng từ mà không ai hiểu (thường là những từ cổ, ví dụ dùng “món tóc” thay vì “nắm tóc” chẳng hạn). Dùng từ màu mè chỉ khiến bạn giống trưởng giả làm sang hơn là một nhà hùng biện. Khi giới thiệu một khái niệm mới với khán giả, hãy dùng từ phổ thông.

8. Điều chỉnh tốc độ nói

Nói giọng đều đều khiến mọi thứ bạn nói thành ra nhạt nhẽo. Thay vào đó, tùy thuộc vào tầm quan trọng của chuyện đang được đề cập mà bạn sẽ điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp.

Khi tổng kết vấn đề hoặc chỉ lướt qua, nói nhanh lên. Khi cung cấp thông tin mới hay giới thiệu một khái niệm quan trọng, hãy chậm lại.

Tùy thuộc vào tầm quan trọng của chuyện đang được đề cập mà bạn sẽ điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp.
Tốc độ nói cũng phản ánh kỹ năng giao tiếp của bạn.

9. Ngắt quãng đúng lúc

Im lặng không chỉ là vàng, đó là đỉnh cao của thuật hùng biện. Ví dụ, dừng lại một chút trước khi bước vào một chủ đề quan trọng để tạo sự hồi hộp. Khán giả lúc này chỉ muốn “nuốt lấy từng lời từng chữ” của bạn.

Chín kĩ năng giao tiếp để gây ấn tượng với mọi người
Một ví dụ hoàn hảo về thuật hùng biện với ngắt quãng là bài diễn thuyết “I have a dream” của Martin Luther King.

Tương tự, dừng lại một chút sau khi nói xong để khán giả có thời gian nhận thức tầm quan trọng của chủ đề.

Xem thêm

5 điều lưu ý để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân

Giả ngốc là nghệ thuật giao tiếp sống còn nơi công sở

Bài viết: Tấn Phúc

No more