Kỹ năng 03/04/2023

Bạn thuộc loại nào trong 5 kiểu chi tiêu tài chính cá nhân?

Bài Tuan Anh

Có 5 kiểu chi tiêu tài chính cá nhân thường thấy. Việc hiểu mình thuộc loại nào sẽ giúp bạn biết cách xử lý tiền bạc tốt và hợp lý hơn.

Việc hiểu bản thân thuộc tuýp người thế nào trong việc sử dụng tiền bạc, quản lý tài chính cá nhân, sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích khác nhau. Sau đây là 5 kiểu thường thấy nhất và lời khuyên dành cho bạn trong việc chi tiêu.

9

1. Các tuýp người trong việc quản lý tài chính cá nhân

Tuýp 1: Người thích chi tiêu lớn

Đây là tuýp những người yêu thích việc mua xe hơi đẹp, đồ dùng mới và quần áo hàng hiệu. Họ không phải là người hay mặc cả, có cá tính thời trang và luôn tìm cách để chất riêng lộ rõ ra bên ngoài. Điều này đi kèm với việc họ mong muốn có được chiếc điện thoại di động mới và tốt nhất, tivi 4K lớn nhất và một ngôi nhà đẹp. Họ cũng là người không sợ nợ nần và thường chấp nhận rủi ro lớn khi đầu tư.

Ảnh: Unsplash

Tuýp 2: Người luôn tiết kiệm

Người tiết kiệm hoàn toàn trái ngược với phong cách chi tiêu nhiều, khi họ luôn tắt đèn khi ra khỏi phòng, đóng nhanh cửa tủ lạnh để giữ lạnh, chỉ mua sắm khi cần thiết và hiếm khi mua hàng bằng thẻ tín dụng. Họ thường không có nợ và quần áo thường chọn giá rẻ.

Những người tiết kiệm không quan tâm đến việc chạy theo các xu hướng mới nhất và họ cảm thấy hài lòng hơn khi đọc tiền lãi trên bảng sao kê ngân hàng. Người tiết kiệm thường có bản chất bảo thủ, không chấp nhận rủi ro lớn với các khoản đầu tư của họ.

Tuýp 3: Người mua sắm

Người mua sắm thường hài lòng về mặt cảm xúc khi tiêu tiền. Họ không thể cưỡng lại việc chi tiêu, ngay cả khi đó là món đồ mà họ không cần. Họ thường nhận thức được tình trạng nghiện ngập của mình, thậm chí còn lo lắng về khoản nợ mà nó tạo ra. Người mua sắm thường tìm kiếm những món hời và rất vui khi đạt được điều đó.

Ảnh: Unsplash

Tuýp 4: Con nợ tài chính

Con nợ không cố gắng đưa ra tuyên ngôn cá nhân qua các khoản chi tiêu, cũng không mua sắm để giải trí hay vui vẻ. Họ chỉ chi tiêu qua ngày và dành nhiều thời gian để suy nghĩ về tiền của mình , từ đó mất luôn khả năng biết bản thân đang sử dụng tài chính cá nhân cho các hạng mục nào.

Con nợ thường chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được, luôn nợ nần chồng chất và không nghĩ nhiều đến việc đầu tư.

Tuýp 5: Nhà đầu tư tài chính

Các nhà đầu tư nhận thức rất rõ về tình hình tài chính của mình và cố gắng sử dụng nó hợp lý.

Bất kể tình trạng tài chính hiện tại thế nào, các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm những khoản đầu tư thụ động mang lại thu nhập để trang trải tất cả các hóa đơn của họ. Hành động đó được thực hiện từ những quyết định cẩn thận, và các khoản đầu tư của họ phản ánh việc chấp nhận rủi ro nhất định để theo đuổi mục tiêu.

Ảnh: Unsplash

2. Các kiểu sử dụng tài chính cá nhân cần thay đổi điều gì?

Sau khi xác định được kiểu sử dụng tiền bạc cá nhân, bạn hãy cùng tham khảo một số cách nhằm giúp ngân sách của bạn gia tăng.

Tuýp 1 – Người thích chi tiêu: Mua sắm ít đi, tiết kiệm nhiều hơn

Nếu đã đam mê tiêu xài, có khả năng là bạn sẽ tiếp tục làm việc đó trong tương lai một cách khó kiểm soát. Đã đến lúc chúng ta cần bảo vệ ngân sách của mình.

Trước khi mua thứ gì đó đắt tiền hoặc thời thượng, hãy tự hỏi xem món hàng đó sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với bạn trong một năm. Nếu câu trả lời là “không nhiều”, hãy bỏ qua. Bằng cách này, bạn có thể hạn chế chi tiêu cho những thứ bạn thực sự ít sử dụng.

Khi dồn năng lượng của mình vào việc tiết kiệm, bạn sẽ có cơ hội để suy nghĩ về các khoản đầu tư. Hãy tìm kiếm các khoản lợi nhuận chậm và ổn định, trái ngược với các tình huống có rủi ro cao, thắng nhanh. Nếu bạn thực sự muốn thử thách bản thân, hãy đặt cược ít đi một chút.

Tuýp 2 – Người luôn tiết kiệm: Sử dụng tiền bạc điều độ

Tiết kiệm cũng cần điều độ, đây có lẽ cũng là lời khuyên thú vị dành cho bạn. Đừng để cuộc sống bớt vui vẻ vì vài đồng nhỏ. Bên cạnh, hãy tập cách mạo hiểm một chút trong các khoản đầu từ mà bạn hiểu biết và nắm vững được.

Ảnh: Unsplash

Tuýp 3 – Người mua sắm: Đừng dùng tiền mà bạn không có

Một bước quan trọng đối với người mua sắm là kiểm soát thẻ tín dụng, bởi lãi suất không được kiểm soát đúng mức có thể tàn phá tài chính của bạn.

Bên cạnh đó, hãy cố gắng tập trung vào việc tiết kiệm số tiền bạn có. Hãy tìm hiểu các kế hoạch tiết kiệm thành công và cố gắng thử nghiệm. Nếu chi tiêu quá mức liên quan đến trạng thái cảm xúc và tinh thần, hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn tâm lý để được giúp đỡ.

Tuýp 4 – Con nợ: Lập kế hoạch tài chính và bắt đầu đầu tư

Nếu bạn là một con nợ, bạn cần sắp xếp lại tài chính của mình và thiết lập một kế hoạch để bắt đầu đầu tư. Bạn không thể làm điều đó một mình, vì vậy hãy tìm sự giúp đỡ của những chuyên gia tài chính. Hãy nhớ, người hướng dẫn cũng là một lựa chọn quan trọng, vì vậy hãy chọn những người có uy tín.

Ảnh: Unsplash

Tuýp 5 – Nhà đầu tư: Hãy tiếp tục làm tốt

Chúc mừng! Về mặt tài chính, bạn đang làm rất tốt! Hãy tiếp tục những gì bạn đang làm.

Làm

____________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: investopedia

No more