Kỹ năng 08/01/2025

8 tips giúp bạn chữa lành những tổn thương tâm hồn

Bài Tuan Anh

Chữa lành về mặt cảm xúc là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và can đảm. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy cùng ELLE Man tham khảo những tips giúp bạn khởi động hành trình nuôi dưỡng lại tâm hồn của mình.

 

Ai cũng mang trong mình những tổn thương cảm xúc – từ đau đớn, tức giận đến những nỗi sợ vô hình. Dù khó nhận ra, chúng có thể ảnh hưởng lâu dài đến hạnh phúc, các mối quan hệ, và sức khỏe. Tin tốt là mọi vết thương đều có thể chữa lành. Hãy cùng ELLE Man khám phá hành trình này qua bài viết sau.

1. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt

 

Thay đổi quá nhiều cùng lúc dễ khiến bạn mất động lực. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ bị bị choáng ngợp hoặc cảm thấy mình là một kẻ thất bại nếu đặt ra những kỳ vọng không thực tế.

 

Vì thế, hãy bắt đầu với những thay đổi nhỏ, trong tầm kiểm soát. Điều này không chỉ mang lại cảm giác thành công mà còn khơi dậy hy vọng và sự khích lệ – yếu tố quan trọng để bạn đạt được sự chữa lành bền vững.

 

Ví dụ: Thay vì ép bản thân phải mạnh mẽ sau biến cố mất người thân, bạn nên để mình cảm nhận nỗi đau bằng cách khóc, bộc lộ buồn bã,… vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Cứ thế, bạn sẽ dần khá hơn.

chữa lành
Ảnh: Tư liệu

2. Không cần chữa lành hoàn toàn thì mới hạnh phúc

 

Một số người nhầm lẫn phải chữa lành hoàn toàn thì mới có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây là một quan điểm có thể gây ra kỳ vọng sai lầm và khiến bạn nản chí. Bất kỳ sự chữa lành nào dù nhỏ nhất cũng đã phần nào cải thiện được cuộc sống của bạn. Hãy thực hiện từng bước một, và bạn sẽ nhận thấy những thay đổi tích cực trong tâm trạng, khả năng đối phó với biến cố, từ đó cải thiện các mối quan hệ, lòng tự trọng và khả năng thực hiện những hoạt động hàng ngày của bạn.

 

3. Kiên nhẫn và bền bỉ

 

Chữa lành mất rất nhiều về công sức, cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, chúng ta cần phải kiên nhẫn và dành nhiều thời gian để khám phá những tổn thương của bản thân, từ đó thay đổi và hướng đến sự tích cực hơn.

 

Dù trên đoạn hành trình có gặp bất kì khó khăn nào, bạn cũng phải luyện tập tính kiên trì, sẵn sàng tiếp nhận những phương thức mới và có đôi phần thử thách bản thân. Ví dụ: Việc bắt đầu lại sau biến cố về thất nghiệp, công việc sẽ rất nặng nề. Bạn hãy nhẫn nại và tìm cách đối phó với sự nản chí từng bước một. Theo thời gian, bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp.

cảm xúc
Ảnh: Tư liệu

4. Đặt ra những kỳ vọng thực tế

 

Đặt kỳ vọng thực tế là chìa khóa quan trọng, bởi tiêu chuẩn quá cao dễ dẫn đến chán nản và tự trách. Quá trình chữa lành, cũng như nhiều hành trình khác, không phải lúc nào cũng tiến thẳng mà sẽ có những bước lùi.

Hãy kết hợp kỳ vọng hợp lý với sự kiên nhẫn và bền bỉ. Dù có lúc phải đi đường vòng hay chậm lại, bạn vẫn sẽ tiến lên một cách vững chắc.

 

5. Chấp nhận thất bại và học hỏi

Thất bại không chỉ là điều bình thường mà còn rất quan trọng. Qua những lần không thành công, bạn học được nhiều bài học quý giá. Thay vì né tránh, hãy xem thất bại là một phần tất yếu của hành trình. Điều này giúp bạn mạnh mẽ hơn, tiến tới sự chữa lành và yêu thương bản thân sâu sắc hơn.

chữa lành
Ảnh: Tư liệu

6. Chăm sóc bản thân với lòng trắc ẩn chữa lành

 

Khi đòi hỏi nhiều từ bản thân, bạn cũng cần đáp lại bằng sự chăm sóc tương xứng. Chữa lành cảm xúc cũng hao tốn năng lượng, thời gian và đôi khi cả tài chính. Hãy lắng nghe cơ thể, chú ý đến những dấu hiệu như căng thẳng, mệt mỏi, hay đau nhức – đó là cách cơ thể yêu cầu sự quan tâm. Dành thời gian chăm sóc cả tâm hồn và thể chất sẽ giúp bạn tái tạo năng lượng nhanh chóng.

 

7. Yêu cầu và chấp nhận sự giúp đỡ

 

Quá trình chữa lành không cần thiết phải thực hiện trong cô độc. Không dễ để nhờ cậy sự giúp đỡ khi tâm hồn đã tồn tại những tổn thương, nhưng khi kết nối với ai đó mang lại sự hỗ trợ về tinh thần, đưa ra những hướng dẫn cụ thể, thì bạn sẽ vượt qua nhanh chóng hơn.

chữa lành
Ảnh: Unsplash

8. Tìm kiếm những cảm xúc an toàn chữa lành

 

Chữa lành chỉ có thể diễn ra khi bạn cảm thấy an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. Những tổn thương sâu sắc thường khiến hệ thần kinh luôn trong trạng thái cảnh giác, từ đó dễ bỏ qua các tín hiệu tích cực mang lại lợi ích cho bạn. Bạn hãy học cách nhận diện và trân trọng cảm giác bình yên để có thể thoát khỏi trạng thái phòng vệ và kết nối sâu sắc hơn với chính mình cũng như người khác.

_______

Bài: An An

Tham khảo: psychologytoday

No more