Kỹ năng 10/06/2023

8 bước để lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp cá nhân

Bài Tuan Anh

Tìm hiểu và lập kế hoạch cho nghề nghiệp bạn theo đuổi là điều rất quan trọng. Nó giúp bạn đánh giá được lựa chọn của bản thân, và cách đạt được mục tiêu đề ra. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Lập kế hoạch được phát triển nghề nghiệp là bước quan trọng, giúp bạn hiểu thêm về các lựa chọn sự nghiệp của mình và cách chinh phục nó. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

10

1. Tìm hiểu nghề nghiệp bạn theo đuổi trước khi lập kế hoạch

Bước đầu tiên trong việc lập con đường lập kế hoạch nghề nghiệp là hiểu thêm về các lựa chọn bạn đang hướng tới. Bạn có thể biết được điều này qua việc hỏi thăm những người bạn tin tưởng, cả bằng cấp mà họ đang sở hữu. Ngoài ra, bạn nên đi sâu vào khía cạnh thích và không thích của từng công việc, cả những kinh nghiệm thế hệ đi trước đã tích luỹ trước khi được đứng ở vị trí hiện tại. 

Bước tiếp theo, hãy khảo sát về những công ty hàng đầu và tìm kiếm chuyên gia trong lĩnh vực bạn mong muốn. Hãy tham gia các sự kiện kết nối trực tiếp hoặc bằng các nền tảng mạng xã hội, hay khai thác thông tin của các chuyên gia từ những cuộc phỏng vấn. Để có những trải nghiệm thực tế, bạn hãy thử tham gia là một nhân viên thực tập hoặc các hoạt động tình nguyện. 

Ảnh: Pexels

2. Khám phá thêm các thị trường việc làm đang phát triển

Môi trường công việc đang phát triển mạnh và có rất nhiều tiềm năng, vì thế, bạn có thể trò chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực mình mong muốn để có cơ hội tìm hiểu những cơ hội nghề nghiệp thú vị mà có thể trước đó bạn không biết. 

Bên cạnh đó, để có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường nghề nghiệp bạn lựa chọn, hãy xem xét các nghiên cứu kết quả dữ liệu đã được phân tích trong các thống kê uy tín. Chỉ cần tìm hiểu qua, bạn có khả năng xác định được công việc nào có tiềm năng lớn và mang lại mức lương trung bình cao. 

3. Xác định nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng của bạn

Để chọn một lĩnh vực khiến bạn cảm thấy tự tin và có thể thành công, hãy xem xét kỹ năng hiện có của mình, từ kiến thức đã học được, cũng như tích luỹ trong kinh nghiệm nghề nghiệp. 

Tiếp theo, bạn nên dành thời gian để phát triển kỹ năng mềm của bản thân. Kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà bạn có, sau đó xác định nghề nghiệp phù hợp nhất.

Ảnh: Unsplash

4. Tìm hiểu về yêu cầu trình độ của nghề nghiệp bạn theo đuổi

Ở bước thứ 4 này, hãy xem xét tất cả bằng cấp bạn cần để tiếp cận lĩnh vực mình muốn theo đuổi. Tiếp theo, hãy kiểm tra những chứng chỉ chuyên môn nhằm giúp bạn trở nên nổi bật trong công việc.

5. Đánh giá mức lương, lợi ích trong lĩnh vực bạn muốn theo đuổi

Để đánh giá được tiềm năng về mặt tài chính trong lĩnh vực của bạn, hãy thử khám phá mức lương trên các trang web tìm kiếm việc làm, hoặc đào sâu từ người đi trước. Bạn có thể tìm thấy mức lương trung bình hàng năm của các công việc phổ biến, xác định các yếu tố giúp khả năng tăng thu nhập như bằng cấp cao,…

Khi bạn nghiên cứu về danh sách việc làm, hãy ghi chú lại những lợi ích mà mỗi vị trí mang lại, chẳng hạn như chế độ đãi ngộ, bảo hiểm sức khoẻ, thời gian nghỉ phép, cơ hội làm việc từ xa. Những lợi ích này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời nâng cao giá trị công việc mà bạn đang mong muốn. 

Ảnh: Pexels

6. So sánh các con đường nghề nghiệp để lập ra kế hoạch tối ưu

Sau khi nhìn nhận và xem xét các nghề nghiệp tiềm năng, hãy tiến hành so sánh các lựa chọn của bạn. Có những công việc sẽ yêu cầu nhiều kỹ năng và các bằng cấp đi kèm, điều này có thể tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn so với những lựa chọn khác.

Tiếp theo, hãy so sánh mức độ phù hợp của từng công việc với giá trị cốt lõi của bạn. Ví dụ: Bạn cần một nơi có thể cho phép bạn phát triển thêm những đặc tính cá nhân và các mối quan hệ hơn, hay chỗ làm có thể truyền cảm hứng để bạn sáng tạo và phát triển không ngừng.

Tiếp đó, hãy xem xét lại những ưu và nhược điểm của bản thân để đánh giá được con đường nào sẽ là phù hợp và tạo cơ hội tối đa cho bạn đạt được mục đích của bản thân. 

7. Thiết lập mục tiêu thông minh (SMART)

Theo đuổi con đường sự nghiệp có thể sẽ mất nhiều thời gian, vì thế, hãy biết cách phân chia các mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ mà bạn có thể dễ dàng theo dõi. Cùng tìm hiểu về cách thức đặt mục tiêu thông minh – SMART nhé.

S – Specific: Cụ thể: Làm cho mục tiêu của bạn càng rõ ràng càng tốt. Nếu bạn khao khát trở thành giáo viên, hãy đặt mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như phải lấy bằng sư phạm, thực tập trong một ngôi trường,…

M – Measurable: Đo lường: Định lượng quá trình tiến hành của bạn. Ví dụ: Bạn phải hoàn thành bằng cử nhân trong lĩnh vực mình theo đuổi, hoặc đặt chỉ tiêu ứng tuyển vào 10 công việc đáp ứng yêu cầu mà bạn mong muốn.

A – Attainable: Khả năng thực hiện: Để xác định mục tiêu của bạn có khả năng đạt được hay không, hãy nghĩ về các bước nhỏ lẻ và xem xét mức độ khả quan của nó.

R – Relevant: Tính liên quan: Bất kì mục tiêu nào đã đặt ra liên quan đến nghề nghiệp của bạn đều có tầm quan trọng. Hãy suy nghĩ về điều đó và xem xét rằng liệu những mục tiêu ấy có giúp bạn đạt được nhiều mức độ trong kế hoạch dài hạn hay không. 

T – Time-based: Đưa ra thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu của bạn. Hãy đặt các mốc thời gian, thức đẩy bản thân hành động, đạt được những cam kết theo khung thời gian bạn đã đặt ra. 

Ảnh: Pexels

8. Phát triển kế hoạch thực hiện các mục tiêu trong nghề nghiệp 

Để tạo ra bản đồ cho nghề nghiệp tương lai của bạn, hãy xem xét các mục thực thi từ mục tiêu SMART đã nói ở trên, sau đó lập biểu đồ các bước bạn cần thực hiện. Ghi chú trên giấy hoặc điện thoại, laptop, máy tính bảng để thiết lập lịch trình thực thi. 

Ngoài ra, luôn xem xét và sửa đổi kế hoạch khi cần thiết. Những cơ hội mới, những tiến bộ không ngừng được cập nhật, những ưu tiên của bản thân, và sự thay đổi trong nền kinh tế đều có thể là những thay đổi cần thiết trong kế hoạch nghề nghiệp của bạn. 

6

__________

Bài: An An

Tham khảo: indeed

No more