Kỹ năng 15/10/2024

7 cách giúp bạn nâng cấp kỹ năng lắng nghe chủ động

Bài Tuan Anh

Tất cả chúng ta đều biết được sự hữu dụng của việc lắng nghe chủ động và tích cực. Vì thế, việc cải thiện kỹ năng này là một điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu 7 cách giúp bạn lắng nghe tốt hơn.

lắng nghe

Bạn đã bao giờ cố gắng trò chuyện với một người đang không chú ý đến mình? Hầu như chúng ta đều đã từng là cả hai vế trong bối cảnh đó. Thật tế, lắng nghe không phải lúc nào cũng dễ dàng, đó là một kỹ năng mà tất cả chúng ta cần phải luyện tập.

 

Dù là trong công việc, gia đình, tình cảm hay bất kỳ mối quan hệ nào, việc lắng nghe chủ động sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Vì vậy cùng ELLE Man tham khảo bài đọc để cải thiện kỹ năng này.

body language

1. Đặt ra mục tiêu nhất định

 

Khi bắt đầu cuộc hội thoại hoặc trong quá trình trò chuyện với người đối diện, bạn hãy cố gắng nắm bắt mục đích mà họ muốn truyền tải. Nếu xảy ra tranh cãi, thay vì chứng minh rằng mình đúng, bạn có thể bày tỏ mong muốn được hiểu rõ lý do tại sao đối phương lại không đồng ý với bạn.

lắng nghe
Ảnh: Tư liệu

2. Thực hành chánh niệm

 

Chánh niệm là điều bạn cần có trong một cuộc trò chuyện. Vậy làm thế nào để đảm bảo tâm trí và cơ thể bạn đang tập trung ở một nơi, cùng một lúc, cùng một việc?

 

Điều đầu tiên là cất điện thoại và loại bỏ những thứ gây mất tập trung khác. Ngay cả khi bạn đang là người lắng nghe, thì việc để điện thoại trước mặt sẽ cho đối phương thấy những gì họ nói là không hề quan trọng đối với bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đang để bản thân mình tập trung vào việc lắng nghe, và người đó nhận được sự chú ý hoàn toàn từ bạn.

 

Cố gắng hiện diện 100% trong sự lắng nghe chủ động là một điều khó khăn vì tâm trí chúng ta sẽ có lúc lơ đễnh. Vì vậy, hãy tập trung và để tâm trí quay trở lại ngay trong khoảnh khắc.

 

3. Đưa ra những câu hỏi lắng nghe

 

Một cách để tập trung vào hiện tại là đặt ra câu hỏi. Nó có thể là việc phản hồi lại những gì đối phương đã và đang nói để đảm bảo rằng bạn đang hiểu đúng, gợi ý để họ giải thích thêm về quan điểm đang đưa ra, hoặc bày tỏ cảm nhận của bạn về thông tin mà họ đang truyền đạt.

 

Khi tương tác qua lại bằng những câu hỏi, bạn cũng có thể giúp họ gợi lên những cảm xúc hoặc suy nghĩ mà họ bỏ quên hoặc không hề nghĩ tới. Điều này sẽ góp phần xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn.

kỹ năng
Ảnh: Tư liệu

4. Không nên tập trung vào câu trả lời của bạn

 

Nhiều người sẽ rơi vào trạng thái lơ đễng vì bận rộn suy nghĩ về cách trả lời cho tình huống đang diễn ra. Một cách để nâng cấp việc lắng nghe chủ động là để bản thân thoát khỏi áp lực đó.

 

Chúng ta thường sẽ thấy việc chủ động lắng nghe rất khó khăn vì lo lắng về cách làm sao để phản hồi với những thông tin được tiếp thu. Nhưng nếu bạn có thể giải thoát bản thân mình khỏi chướng ngại đó, thì cuộc lắng nghe của bạn sẽ mang lại nhiều ý nghĩa hơn.

 

5. Không phán xét người đối diện lắng nghe

 

Để trở thành một người lắng nghe chủ động và tích cực, bạn cần cởi mở lắng nghe quan điểm của người khác. Điều đó không dễ dàng khi bạn đang nói về những chủ đề khó, đặc biệt khi có liên quan đến lợi ích, quyền hạn giữa bạn và người đối thoại. Chìa khoá cho người lắng nghe thành công là nhận biết được khi nào bản thân mình có sự phán xét và kịp thời điều chỉnh thái độ. Mục đích của cuộc hội thoại là để hiểu, để học hỏi, không phải là để thắng thua.

lắng nghe
Ảnh: Tư liệu

6. Ngôn ngữ cơ thể

 

Những cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể sẽ cho thấy bạn đang mở lòng đón nhận thông tin từ đối phương chứ không hề phán xét hay chỉ trích.

 

Bạn có thể duy trì giao tiếp bằng mắt với đối phương, không phải là nhìn chằm chằm hoặc có phần thách thức, nhưng đảm bảo rằng bạn đã rời mắt khỏi điện thoại, hoặc nhìn vào những vật thể, người xung quanh, và tập trung vào cuộc nói chuyện.

 

Bạn nên sử dụng ngôn ngữ hình thể một cách cởi mở để đối phương nhận được tín hiệu là bạn đang tập trung và sẵn sàng tiếp nhận thông điệp. Ví dụ việc khoanh tay, gác chân, ngả người quá thoải mái có thể tạo ấn tượng rằng bạn chẳng mấy quan tâm đến những lời người khác đang nó. Thay vào đó hãy tựa nhẹ vào ghế, ngồi thẳng lưng, tay buông thoải mái, để người đối diện cũng thấy dễ chịu hơn.

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết những tín hiệu từ ngôn ngữ cơ thể của người đối diện để xác định được hướng đi của câu chuyện. Ví dụ, nếu họ ngưng giao tiếp bằng mắt, khom lưng, bồn chồn thì có nghĩa là họ đang lo lắng về thông điệp truyền tải. Từ đó, bạn cũng có thể thay đổi giọng điệu, và gợi ra những câu hỏi lạc quan hơn để giảm bớt căng thẳng.

 

7. Ghi chú lại cuộc đối thoại lắng nghe

 

Tuỳ thuộc vào thời gian, địa điểm và hoàn cảnh, ghi chép là một cách hoàn hảo để duy trì sự tập trung, và chứng minh với người đối diện rằng bạn đang coi trọng những gì người khác nói.

lắng nghe
Ảnh: Tư liệu

______

Bài: An An

Tham khảo: indeed

No more