Kỹ năng 24/03/2022

Tips giúp bạn tiết kiệm được khoản thu nhập lớn từ tuổi 25

Bài Tuan Anh

Khi chạm đến tuổi 25, điều này đồng nghĩa bạn đã tham gia lao động được vài năm và có được một số kinh nghiệm nhất định. Đến lúc bạn cần suy nghĩ việc tiết kiệm. Tuy nhiên, làm sao để có khoản dư khi bạn vẫn đang vật lộn với cuộc sống có quá nhiều thứ phải chi tiêu? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu một số tips để giúp bạn cân bằng tài chính.

Theo cách nhà nghiên cứu về tài chính cá nhân, bạn nên tiết kiệm 20% thu nhập của mình cho việc nghỉ hưu về già và các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ dàng bởi lẽ ở độ tuổi 25, chúng ta vẫn phải lo rất nhiều khoản chi phí. Mặt khác, nhiều người lao động vẫn chưa thực sự trang trải đầy đủ mọi nhu cầu cuộc sống ở độ tuổi 25. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn chỉ có thể tiết kiệm 5% hoặc 10% thu nhập của mình, đó vẫn là một khởi đầu tốt nếu bạn có thể cam kết tăng tỷ lệ phần trăm đó khi thu nhập của bản thân tăng lên.

Tại sao lại là tuổi 25 mà không thể trễ hơn, khi chúng ta đã ổn định tài chính?

Một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra cả một người 25 tuổi và một người 35 tuổi đều tiết kiệm 100 đô la mỗi tháng, tỷ lệ lãi khoảng 5%. Thêm 10 năm tiết kiệm có nghĩa là người tuổi 25 có khoảng 162.000 đô la trong tài khoản ngân hàng của mình, trong khi người 35 có 89.000 đô la vào thời điểm cả hai 65 tuổi. Như vậy, chênh lệch đạt ngưỡng gấp đôi nếu bạn chậm tiết kiệm 10 năm.

Hãy cùng ELLE Man đến với những tips quản lý tài chính cá nhân giúp bạn tiết kiệm được khoản thu nhập cho quỹ khẩn cấp và lương hưu.

3

Đặt ra số tiền tiết kiệm nhất định dù tài chính cá nhân có thế nào

Khi bạn bắt đầu sự nghiệp của mình, có thể rất khó để kiếm thêm tiền. Bên cạnh đó, bạn có thể phải trả những khoản nợ như sinh viên, hoặc giúp đỡ bố mẹ. Mặt khác, lập nghiệp xa nhà khiến bạn phải tính toán rất nhiều để đáp ứng được tiền nhà cửa, ăn uống. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đặt ra một số tiền nhất định để tiết kiệm, dù ít hay nhiều. Hãy tích lũy khoản thu nhập cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như quỹ khẩn cấp mà bạn có thể sử dụng nếu điều gì đó bất ngờ xảy ra. Điều này giúp bạn trách nhiệm hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Ảnh: Rupixen.com/ Unsplash

Tập trung xây dựng khoản quỹ khẩn cấp

Vào thời điểm mới bắt đầu tiết kiệm, điều đầu tiên bạn cần làm là tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong ba tháng.  Nó nên là khoản tiền trong thẻ, không phải là chứng khoán, để bạn có thể nhanh chóng sử dụng khi cần.  Khi đạt tối thiểu được ba tháng, bạn có thể tiết kiệm lên 6 tháng cho phần sinh hoạt phí.  Khoản thu nhập này sẽ giúp bạn yên tâm khi có bất kỳ chuyện không may xảy ra.

Ảnh: Getty Images

Tiết kiệm nhiều hơn khi tài chính cá nhân thăng tiến

Ngay cả khi bạn không kiếm được nhiều tiền bây giờ, điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo tỷ lệ tiết kiệm của bạn tăng lên theo thời gian bằng cách lập kế hoạch ngay từ bây giờ. Mặt khác, chi phí của bạn chỉ cần tăng với tốc độ chậm hơn so với thu nhập của bạn. Nếu bạn có thể sống tốt khỏi lạm phát thì bạn có đủ khả năng để làm cho số dư tiết kiệm của mình tăng vọt.

Ảnh: Towfiqu Barbhuiya/ Unsplash

Tìm kiếm một nguồn thu nhập phụ

Nếu bạn thực sự nghiêm túc về việc tăng tiền tiết kiệm hoặc có một mục tiêu lớn như đạt được sự độc lập về tài chính và nghỉ hưu sớm, thì bạn không thể phụ thuộc vào một công ty chính thức. Thực hiện bất kỳ công việc nào giúp bạn gia tăng thu nhập tiền mặt là điều cần làm. Hãy tìm kiếm những nguồn thu nhập khác ngoài công việc đi làm hưởng lương như việc làm bán thời gian, kinh doanh, đầu tư…

Mặt khác, hãy tận dụng sức mạnh của những gói gửi tiết kiệm hoặc đầu tư để khiến số tiền của bạn tăng hơn. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của những lãi suất nhỏ, bởi vì khi có thể từ những số đó, chúng sẽ từ từ tăng lên và tạo cho chúng ta động lực để tiếp tục.

Ảnh: The Guardian

Cách

Nắm được khoản tiền bản thân đã sử dụng

Điều quan trọng là phải biết chính xác số tiền bạn đang kiếm được và cách bạn chi tiêu nó. Hãy tìm một app ứng dụng trên điện thoại hoặc ghi lại các khoản chi tiêu. Sau đó, hãy xem xét kỹ lưỡng và cố gắng giảm thiểu lãng phí hết mức có thể. Ví dụ, bạn phát hiện 10% của mình được tiêu vào việc di chuyển xe ôm công nghệ, hãy tiết kiệm nó lại bằng cách đi xe bus. Khi đã quen với kiểm soát chi tiêu, bạn sẽ biết cân nhắc từng khoản tiền sử dụng.

Bên cạnh đó, chúng ta thường chi tiêu quá mức để lại những khoản nợ mỗi tháng trong thẻ tín dụng hoặc thâm vào khoản tiết kiệm. Để tránh tình trạng này, bạn nên thiết lập những quy tắc chi tiêu cho mình, món đồ nào nên và không nên mua, đồng thời đưa ra một mức gía hợp lý.

Ảnh: Scott Graham/Unsplash

Tận dụng hàng giảm giá

Bạn có thể sở hữu được món quà mình yêu thích với giá tốt trong thời điểm hạ giá. Tuy nhiên, bạn cũng nên nắm vững cách mua để tránh vung tay quá trán. Cụ thể, bạn nên lên một danh sách chi tiết cần mua, so sánh giá từ các thương hiệu khác nhau, tận dụng các ưu đãi từ nhà cung cấp như thẻ tín dụng,… Điều này sẽ giúp bạn thoả mãn khát khao mua sắm mà không bị thiếu hụt ngân sách.

Ảnh: Artem Beliaikin/ Unsplash

_____

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Tuấn Phạm

No more