Kỹ năng 05/01/2023

Bạn có phải là người hay che giấu cảm xúc thật của mình?

Bài Tuan Anh

Ức chế cảm xúc là cụm từ chỉ tình trạng tê liệt cảm xúc, cho rằng việc có tình cảm sẽ gây đau đớn và làm cho bản thân dễ tổn thương. Tâm lý này thường là kết quả của những trải nghiệm thời thơ ấu khi việc bộc lộ tình cảm của trẻ thường bị cha mẹ đón nhận hời hợt. Làm sao để vượt qua tình trạng này? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Tâm lý ức chế cảm xúc thường bộc lộ qua những điều bạn có thể thấy và cảm nhận được. Tiêu biểu, có thể đã lâu rồi bạn không thể thành thật chia sẻ sự lo lắng, bộc lộ sự xúc động mạnh mẽ trước các mối quan hệ hoặc các sự kiện trong cuộc sống? Hoặc bạn thường cảm thấy rằng cuộc sống còn có nhiều việc “nghiêm trọng” hơn phải quan tâm thay vì đối phó với cảm xúc của chính mình. Bạn có thể đang trốn tránh những cảm giác khó chịu, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn cũng đang bỏ lỡ những hành động yêu thương và quan tâm. Bạn có thể bị tê liệt và kiềm nén về cảm xúc.

1. Vì sao bạn thường có tâm lý kiềm nén cảm xúc thật?

Việc khó khăn trong cách bày tỏ cảm xúc có thể xuất phát khi còn nhỏ, vào thời điểm bạn phải thích nghi với hoàn cảnh mà việc thể hiện cảm xúc ra bên ngoài sẽ bị phớt lờ hoặc trừng phạt. Hãy đơn giản, ngay cả bố mẹ và người thân yêu của bạn cũng không giỏi bộc lộ cảm xúc của mình. 

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể liên quan đến vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Post-traumatic Stress Disorder – PTSD), rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder), mất nhân cách (Depersonalization), tình trạng lạm dụng hoặc bỏ bê, lạm dụng chất kích thích hoặc một phần của các triệu chứng lo âu khác, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive Disorder – OCD), hoặc trầm cảm. Nếu nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến của ​​​​chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Bạn

2. 6 dấu hiệu giúp bạn nhận diện mình có tâm lý kiềm nén cảm xúc

– Thường xuyên cảm thấy mọi thứ nghiêm trọng hoặc trống rỗng.

– Cảm thấy rằng việc có cảm xúc “không phải là phong cách của bạn”.

– Né tránh việc bày tỏ cảm xúc cá nhân hay khi người khác bày tỏ cảm xúc.

– Luôn căng thẳng hoặc tạo cảm giác “xa cách” với những người thân yêu.

– Che giấu cảm xúc hoặc chỉ bộc lộ cảm xúc khi cách xa người khác một cách “an toàn”.

– Chỉ cảm nhận cảm xúc thông qua xem TV, phim hoặc quảng cáo truyền hình sáo rỗng mà không phải cảm xúc cá nhân.

3. Cách để vượt qua tâm lý hay kiềm nén cảm xúc là gì?

Trước khi đi vào một số mẹo để tự giúp bản thân vượt qua tâm lý ức chế cảm xúc, quan trọng là bạn phải nhắc rằng bản thân đang trốn tránh cảm xúc vì những lý do chưa chính đáng. Và quá trình cởi mở hơn với cảm xúc cần đòi hỏi sự kiên nhẫn, luyện tập và tự chăm sóc bản thân. Nó bao gồm:

 – Xem xét quá khứ

– Sử dụng góc nhìn ở ngôi thứ ba

– Đọc tiểu thuyết và xem các bộ phim

– Sử dụng “bánh xe cảm xúc”

– Tìm hiểu ranh giới cảm xúc

– Chia sẻ cảm xúc với người bạn tin tưởng

Ảnh: Pexels
Ảnh: Better Up
Ảnh: Pexels

20

________

Bài: Duy Hoàng

Tham khảo: Psychology T oday

No more