Kỹ năng 09/02/2020

2 chiến lược thay đổi thói quen suy nghĩ tốt hơn

Bài ELLE Team

Khi bạn nỗ lực thay đổi thói quen suy nghĩ của mình, bạn sẽ có khả năng thúc đẩy cái mới, lãnh đạo hiệu quả hơn, và dễ dàng cảm nhận được các quan điểm của khách hàng. Nhưng làm thế nào thì mới có thể nâng cao chất lượng suy nghĩ của chúng ta?

Khi nói đến các công ty start-up, vấn đề của người này có thể là cơ hội kinh doanh của người kia. Đôi khi, tất cả những gì bạn cần chỉ là một sự thay đổi nhỏ trong quan điểm để tìm ra giải pháp sáng tạo cho những mối bận tâm hàng ngày. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể đạt được điều đó nếu không thay đổi thói quen suy nghĩ của mình, theo hướng tích cực hơn.

Khi bạn nỗ lực thực hiện điều đó, bạn sẽ có khả năng thúc đẩy sự đổi mới, lãnh đạo hiệu quả hơn, và cảm nhận được những quan điểm từ phía khách hàng. Đó chính là tất cả các khía cạnh quan trọng của một công ty thành công. Vì vậy, bạn có thể tự hỏi, làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng suy nghĩ của mình?

Để cải thiện quá trình suy nghĩ, ELLE Man sẽ đề cập đến hai chiến lược để thay đổi thói quen suy nghĩ theo hướng tích cực nhằm có thể tạo ra những tác động đáng kể: vòng lặp thói quen suy nghĩ, và khuôn mẫu suy nghĩ.

thay đổi thói quen elle man vòng lặp suy nghĩ
Ảnh: Unsplash
Những

Vòng lặp thói quen suy nghĩ là gì?

Con người chính là sinh vật của thói quen. Điều đầu tiên vào mỗi sáng sau khi thức dậy, của nhiều người, chắc hẳn sẽ là kiểm tra chiếc smartphone, và xem qua loạt email, tin tức và các trang mạng xã hội. Cũng tương tự như vậy, chúng ta hình thành nên thói quen suy nghĩ.

Các kiểu suy nghĩ của chúng ta trong một số tình huống nhất định được gọi là các vòng lặp thói quen suy nghĩ, và chúng ta hình thành nên chúng dựa trên những kinh nghiệm chủ quan trong cuộc sống. Các vòng lặp thói quen suy nghĩ này giúp chúng ta vượt qua cuộc sống một cách dễ dàng, tức là đôi khi chúng ta chỉ thế mà vượt qua mà không cần phải dừng lại để phân tích kỹ lưỡng tình huống nào đó. Nhưng cũng phải công nhận rằng lối suy nghĩ này đôi khi tồn tại những vấn đề của riêng nó.

thay đổi thói quen elle man báo động đỏ
Ảnh: Unsplash

Ví dụ, bạn luôn trong trạng thái lo lắng, nếu không muốn nói là hoảng loạn, khi nhận được những ý kiến phản hồi hoặc chỉ trích về quan điểm/thành quả/sản phẩm của bản thân. Bất cứ khi nào có khiếu nại từ ai đó, tiếng chuông báo động đỏ sẽ vang lên trong đầu bạn, và bạn sẽ muốn thoát khỏi chúng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đôi khi thứ tốt nhất bạn có thể làm là đi theo hướng đào sâu hơn nữa vào vấn đề. Và giải pháp lúc này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, làm hài lòng cả bạn và người phản hồi.

Do vậy, khi nói đến việc thay đổi thói quen suy nghĩ trong các vòng lặp, bước đầu tiên là dừng lại và nhìn nhận kỹ vấn đề. Bước tiếp theo là thu thập thêm thông tin và kinh nghiệm, và làm như vậy sẽ giúp mở rộng quan điểm của bạn. Điều này có thể giúp chúng ta trở lại đúng hướng khi thói quen suy nghĩ khiến chúng ta lạc lối.

Xây

Cách cải thiện khuôn mẫu suy nghĩ

Các khuôn mẫu suy nghĩ là các khung mà chúng ta sử dụng để giải thích thế giới và hiểu mối quan hệ giữa các sự vật. Giống như hộp công cụ suy nghĩ, mỗi người sẽ có một loạt các khuôn mẫu suy nghĩ  khác nhau, được sử dụng để đối phó với các tình huống khác nhau.

thay đổi thói quen elle man khung
Ảnh: Unsplash

Chẳng hạn, một người đang muốn giảm cân. Anh đến gặp ba chuyên gia: một chuyên gia dinh dưỡng, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và một nhà tâm lý học. Mỗi chuyên gia sẽ xem xét vấn đề theo mô hình suy nghĩ của mình. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra một giải pháp dựa trên chế độ ăn kiêng, bác sĩ phẫu thuật thì một phương pháp thẩm mỹ, và nhà tâm lý học sẽ là một liệu pháp trị liệu để giải quyết mong muốn của bệnh nhân về sự thay đổi thể chất.

Tất nhiên, khuôn mẫu suy nghĩ rất có ích cho chúng ta. Nếu bạn muốn giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống của bạn có thể sẽ mang lại kết quả như mong muốn. Các khuôn mẫu này cũng giúp chúng ta sắp xếp, giải quyết những chi tiết gần như vô tận của thế giới ngoài kia, và đưa ra quyết định thông minh hơn.

Nhưng chúng cũng những hạn chế nhất định, và dẫn đến những điểm mù trong quan điểm của con người. Như người ta vẫn thường nói: “Nếu tất cả những gì bạn có chỉ là một cây búa, thì mọi thứ sẽ đều sẽ trông giống như một cây đinh.” 

Ảnh: Flickr user Felix Montino/Unsplash

Michael Karnjanaprakorn, người sáng lập Skillshare (một cộng đồng học tập trực tuyến của Mỹ) dành cho những người muốn học hỏi từ các video giáo dục. đã viết rằng các khuôn mẫu suy nghĩ rất quan trọng đối khi chúng giúp anh “đưa ra các quyết định quan trọng, lãnh đạo nhóm, và lên chiến lược giành lấy phần thắng trên thị trường.” Một số khuôn mẫu anh sử dụng bao gồm:

Quy tắc 10/10/10: Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, hãy xem xét quyết định đó sẽ khiến bạn cảm thấy thế nào trong 10 phút, 10 tháng và 10 năm. Bài tập này buộc bạn phải suy ngẫm về hậu quả ngắn hạn và dài hạn, và loại bỏ yếu tố cảm xúc ra khỏi việc ra quyết định.

“Con hào” cạnh tranh: Hãy nghĩ về doanh nghiệp của bạn như một tòa lâu đài và lợi thế cạnh tranh của bạn chính là con hào sẽ bảo vệ tòa lâu đài này – con hào càng rộng, thì lâu đài của bạn càng an toàn. Khi xây dựng doanh nghiệp của bạn, hãy xem xét đến cách bạn sẽ phát triển “con hào” thế nào theo thời gian, với các yếu tố như tính hiệu quả, hiệu quả của các mối quan hệ và lợi thế chi phí.

Lắng nghe, quyết định, và giao tiếp: Khi bạn đưa ra quyết định với tư cách là người lãnh đạo, trước tiên hãy lắng nghe, sau đó quyết định và giao tiếp – hãy nhớ đến trình tự này mỗi khi đưa ra quyết định.

Hay lấy ví dụ CEO của JotForm (JotForm là một công ty tạo biểu mẫu trực tuyến có trụ sở tại San Francisco. Phần mềm của JotForm tạo các biểu mẫu với công cụ tạo kéo và thả và tùy chọn để mã hóa dữ liệu người dùng. Tính đến năm 2015, JotForm đã có 2 triệu người dùng đã đăng ký và 7.000 mẫu biểu mẫu). Anh sử dụng một khuôn mẫu suy nghĩ có tên gọi là vòng tròn năng lực. Vòng tròn năng lực của bạn bao gồm tất cả các lĩnh vực mà bạn đã đạt được lượng kiến thức cấp cao, thông qua kinh nghiệm hoặc học tập. Đương nhiên, mọi người đều có vòng tròn năng lực khác nhau. Một số, như mã hóa, đòi hỏi chuyên môn hóa cao hơn những người khác, như dịch vụ khách hàng. Cho nên nắm được vòng tròn năng lực của mình, bạn sẽ biết bạn chuyên môn hóa của bạn ở đâu, nhiệm vụ nào dành cho bạn, và nhiệm vụ nào bạn phải có ai đó thành thạo giúp bạn hoàn thành.

Ảnh: pro321/Unsplash

Khi chúng ta nhận biết được các vòng lặp thói quen suy nghĩ, và áp dụng một loạt các khuôn mẫu suy nghĩ, chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về thế giới xung quanh. Chúng ta có thể thay đổi thói quen suy nghĩ nhằm cải thiện chất lượng ý nghĩ và đưa ra những quyết định thông minh hơn. Hãy nhớ rằng, thói quen xấu sẽ không làm nên con người của bạn, mà những lựa chọn của bạn thì có thể.

Binh

Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man

Bài viết: Mika (Nguồn tham khảo: Fast Company)

No more