Xu hướng 28/02/2019

Thời trang bền vững – Giải pháp cấp bách cho thời trang tương lai?

Bài ELLE Team

Thời trang được ví von như lớp vỏ ngoài đẹp đẽ, rực rỡ vừa bảo vệ con người, vừa là vũ khí của họ. Nhưng thứ càng rực rỡ lại càng có nhiều vấn đề. Vấn đề của thời trang chính là liệu nó có thể vẫn vừa lộng lẫy, vừa là người bạn thân thiện với môi trường và con người? Thời trang bền vững là như thế nào và liệu có phải giải pháp cho ngành thời trang trong tương lai?

Theo cập nhật mới nhất của năm 2019, dân số thế giới chạm mốc gần 7,7 tỷ người. Nguồn tài nguyên trên bờ vực cạn kiệt. Hàng loạt ngành công nghiệp, lĩnh vực bị “kêu tên” vì gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường. Thời trang, ngành công nghiệp phát triển rực rỡ, đa dạng và tốc độ thay đổi “chóng mặt”, cũng không thoát khỏi việc bị lên án này. Ngành công nghiệp thời trang được cho là có mức sử dụng và ô nhiễm nước ngọt cao nhất. Phải mất khoảng 2.700 lít nước để làm một chiếc áo phông cotton và 17-20% ô nhiễm nước công nghiệp xuất phát từ việc nhuộm và xử lý dệt may. Trong một bài báo của trang Huffington Post, phải mất gần 151 gram phân bón tổng hợp để trồng 453 gram bông thô, và nó chỉ mất dưới số lượng bông thô này để làm một chiếc áo phông. Khi dùng bông để làm quần áo, nhiều vật liệu nguy hiểm được sử dụng để tạo ra sản phẩm như kim loại nặng, chất chống cháy, amoniac, phthalates và formaldehyde… Những hóa chất độc hại này xâm nhập vào các loại vải chúng ta sử dụng mỗi ngày, đe dọa không chỉ sự tồn tại của môi trường mà còn của cả con người. Năm 2016, 1/4 lượng quần áo ở Anh được chuyển đến những hố rác thay vì đem đi tái chế. Hoặc tốt hơn, chúng được tặng lại cho người khác hay bán ở những cửa hàng quần áo cũ.

thoi trang ben vung - elle man 11
Ảnh: Fashionbeans

Sau tất cả các sự kiện dấy lên trong ngành và sự trăn trở của các nhà thiết kế, “xu hướng thời trang bền vững” ra đời như lời cam kết “lột xác” cho ngành thời trang tương lai, biến nó thành một ngành công nghiệp xanh và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, vấn đề chính là không có một giải pháp duy nhất nào giải quyết được tất cả các vấn đề đang tồn tại. “Đó là vấn đề về trách nhiệm và đạo đức, xoay quanh việc chúng ta nhìn nhận về bản chất của thời trang, cách thiết kế và đưa chúng ra thị trường”, nhà thiết kế ngươi Anh Christopher Raeburn nhận định. Vậy, thời trang bền vững chính là bắt đầu từ khâu chọn vật liệu, phương pháp thiết kế, tái sử dụng các vật liệu cho đến việc chúng ta mua sắm có chọn lọc, sử dụng, bảo quản và xử lý ra sao.

Hãy cùng ELLE Man lắng nghe những nhà thiết kế dẫn đầu xu hướng thời trang bền vững chia sẻ quan điểm và phương pháp của họ như thế nào!

1. “Hãy mua những loại quần áo làm từ một chất liệu duy nhất”, Christopher Raeburn – Nhà thiết kế, Giám đốc sáng tạo của Timberland

Vấn đề lớn nhất chính là chúng ta đã quen dùng những loại vải được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Chẳng hạn, vải kate được làm từ cotton và polyeste. Mọi người có thể ưa thích vì độ thoáng mát và mềm mịn của nó. Tuy nhiên, loại vải này không thể được tái chế.

Chúng ta cần xem xét lại khâu sản xuất và chọn lựa vật liệu ban đầu bằng việc chú ý chọn những chất liệu sợi tự nhiên hay len vì chúng có khả năng tự phân hủy. Đồng thời, các  nhà thiết kế nên tránh các vật liệu gắn nhãn mác nhựa hay polyeste. Nếu có thể can thiệp vào khâu đầu tiên của cả quá trình, chúng ta hầu như có thể sắp xếp được cả vòng đời của sản phẩm kể cả việc quản lý khâu tái chế khi một mẫu sản phẩm đã lỡ mốt.

ttbv - elle man 4
Nhãn hàng Save the Duck hợp tác với Christopher cho bộ sưu tập viên nang, lấy cảm hứng từ thiên nhiên và đi theo xu hướng thời trang bền vững. Ảnh: MR Magazine
thoi trang ben vung - elle man 14
Ảnh: Fashionbeans
thoi trang ben vung - elle man 15
Ảnh: Fashionbeans

Christopher đã bắt đầu dự án với các sinh viên trường đại học và các nhà thiết kế trẻ nhằm bắt đầu một thế hệ mới với một quan điểm mới về thời trang: thời trang bền vững. Theo ông, điều quan trọng là phải truyền được cảm hứng qua các thiết kế, các sản phẩm thật, từ đó khuyến khích họ tiêu dùng thông minh hơn.

2. “Phải hiểu rằng bền vững không phải là xu hướng”, Orsola De Castro – Đồng sáng lập của Fashion Revolution

Theo Orsola, chúng ta xem “thời trang bền vững” như một xu hướng là vì chúng ta chỉ nhận thấy nó như một tình trạng nhất thời. “Chúng ta cần làm thời trang một cách thông minh hơn. Đây là vấn đè về sự sống còn và tồn tại của loài người”.

ttbv - elle man 5
Ảnh: Fashion Revolution

Thời trang được ví như hơi thở của nền văn hóa. Nó cũng được xem như một cách giao tiếp phi ngôn ngữ của mỗi người. Và có lẽ chúng ta đã “vung tay quá trán” khi nghĩ rằng mình có toàn quyền quyết định với phong cách và cách tiêu xài của mình. Chúng ta dễ dàng mua những thứ mình thích nhưng có lẽ sẽ không dùng. Mọi người cần thay đổi trong chính suy nghĩ và cách tiêu dùng của mình, chứ không phải chỉ là phản ứng nhất thời theo một lời kêu gọi nào đấy.

thoi trang ben vung - elle man 16
Ảnh: Fashionbeans

Orsola cho rằng thời trang là ngành nhiều tiềm năng, bởi vì nó hầu như ảnh hưởng và có liên quan đến tất cả các lĩnh vực khác từ nông nghiệp đến truyền thông. Và chúng ta có thể thấy những bước đi đầu tiên đến từ chính phủ các nước. Chính phủ Anh đã tiến hành cuộc điều tra về ảnh hưởng của ngành công nghiệp thời trang. Pháp ban hành bộ luật nghiêm cấm các nhãn hàng đốt hàng tồn kho, thay vào đó là tặng lại cho bên thứ ba. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng đây là trách nhiệm của chính phủ và các nhãn hàng tiên phong trong vấn đề về thời trang bền vững này. Và của cả những người tiêu dùng cuối cùng trong hành vi mua sắm của họ. Chúng ta cần tìm ra cách thật sự hiệu quả, chủ động thay đổi theo hướng đó và duy trì nó suốt phần còn lại của cuộc đời.

ttbv - elle man 6
Một thiết kế của Orsola với chất liệu từ những mẩu vải thừa. Ảnh: Inhabitat

3. “Hãy sử dụng những loại đồ có thể tái sử dụng”, Elin Larsson – Giám đốc phát triển bền vững tại Filippa K

Theo cô, thời trang nhanh hay chậm, đắt hay rẻ đều được làm chỉ bằng một cách như nhau, cùng một chất liệu và quy trình sản xuất. Tuy nhiên, thời trang bền vững sẽ luôn ủng hộ việc tiêu dùng thời trang chậm, những bộ quần áo có thể tái sử dụng nhiều lần theo nhiều cách khác nhau.

ttbv - elle man 7
Ảnh: Fiippa K

Chúng ta có thể xem xét từ lúc bắt đầu chọn mua sản phẩm, xem sản phẩm đó có thể ứng dụng cho nhiều mục đích, nhiều trường hợp? Chất vải có phải loai có thể tự phân hủy hay có thể đem đi tái chế? Filippa K thành lập hẳn một hệ thống nhận lại quần áo của nhãn hàng họ, những loại mà người tiêu dùng không còn cần. Mục đích chính là kéo dài vòng đời của sản phẩm thông qua việc bán lại những quần áo cũ hoặc đem tái chế nếu bộ đồ không thể mặc được nữa.

Dự án này thật sự có ý nghĩa về nhiều mặt. Nó vừa là một trong những doanh nghiệp tiên phong cổ vũ xu hướng thời trang bền vững, vừa góp phần thay đổi dần ý thức và thói quen tiêu dùng của người dân.

4. “Hãy lựa chọn và bảo quản quần jeans một cách thông minh” , Adriana Galijasevic – Chuyên gia về denim và phát triern bền vững tại G-Star Raw

Trong thị trường denim ngày nay, vải sợi pha là loại vải phổ biến vì tính chất co dãn tốt. Tuy nhiên, loại vải hỗn hợp này lại rất khó để tái chế. Bột chàm là một chất liệu khác gây ảnh hưởng không tốt đến môi. Đó là lý do G-Star Raw tạo ra loại vải denim Cradle to Cradle Gold Certified™ đầu tiên và chi sẻ nó cho các doanh nghiệp khác. Họ đã sử dụng công nghệ chàm không chứa hydrosulphite trong vải và áp dựng những biên phăp nhuộm thân thiện hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tính bền của một chiếc quần jeans phụ thuộc vào loại vải làm nên nó và cả cách sử dụng của mỗi người. Vì vậy, hãy đầu tư xứng đáng cho một chiếc quần bền đẹp, thân thiên với cả môi trường và bản thân mỗi người. Điều đó sẽ kinh tế và thông minh hơn việc liên tục thay những chiếc quần kém chất lượng và nhanh phai màu.

thoi trang ben vung - elle man 21
Ảnh: Fashionbeans

5. “Chọn mua những loại vật liệu thông minh”, Bhavesh Naik – Giám đốc cấp cao tại Napapijri

Ngành công nghiệp vật liệu đang phát triển những phương pháp chế tạo mới nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và giảm bớt sựt hừa thãi trong ngành sản xuất. Hàng loạt phương pháp được áp dụng để chuyển những cánh đống bông thành những hồ carbon, những hồ chứa tự khí CO2 lấy từ không khí. Song song đó, các công nghệ nhuộm màu mới xuất hiện giúp tiết kiệm được lượng nước cần dùng và tiêu thụ ít hóa chất hơn.

Xét cho cùng, để hiểu được tác hại của thời trang tác động lên môi trường như thế nào, chúng ta cần hiểu rõ vòng đời của một sản phẩm, từ nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho tới cách xử lý chúng ra sao. Và cũng từ đó, ta mới tìm được giải pháp thích hợp cho một sản phẩm bền vững.

Ảnh: Fashion Beans
Ảnh: Fashion Beans

6. “Kéo dài vòng đời quần áo của bạn”, Lulu O’Connor – Người sáng lập Clothes Doctor

ttbv - elle man 111
Ảnh: LDNfashion

Chúng ta ai cũng từng ngạc nhiên vì sự quá tải của tủ quần áo của mình. Và có lẽ, có nhiều hơn một món đồ bị lãng quên từ lâu vẫn nằm ở đó. Nếu thấy chán kiểu quần áo đó, hãy thử làm mới chúng. Youtube và mạng xã hội luôn sẵn sàng cung cấp hàng ý tưởng “chế biến” đồ thành những kiểu dáng mới lạ. tại sao không thử biến đổi một chút thay vì vứt bộ quần áo đó đi?

“Trong thời kì mà sự ô nhiễm và thừa thãi từ ngành thời trang đang trở thành vấn đề đáng ngại như ngày nay, thì việc bảo quản tủ quần áo của mình trở nên hết sức cần thiết, và việc tái sử dựng nó ít nhất một hay năm nữa là một thay đổi nhỏ mà tất cả chúng ta đều có thể thử làm”.

5

7. “Hãy mua rác, theo đúng nghĩa đen của nó” – Fredrik Ekström – Giám đốc sáng kiến sinh thái tại Treton

Theo ông, thời trang là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm và kém bền vững nhất nhưng thật khó để một nhãn hàng đảm bảo 100% các sản phẩm thân thiện với môi trường.

ttbv - elle man 12
Ảnh: Fashionbeans

Hầu hết các nguyên vật liệu ở Treton đều không được tìm thấy trong tự nhiên, nhưng có thể được xem là bán tự nhiên. Treton tìm cách biến các lưới đánh cá bị bỏ lại ở đại dương thành các bộ quần áo, chẳng hạn như áo mưa chất lượng cao. Họ xem rác thải như nguồn tài nguyên đầu vào và cũng là một cách tiết kiệm nguồn tài nguyên của chính doanh nghiệp.

Đây cũng là một cách sáng tạo để bảo vệ môi trường từ quan điểm của các lãnh đạo Treton.

8. “Hãy tự hỏi quần áo của bạn thật sự được làm từ đâu”,  Flora Davidson – Đồng sáng lập của Supplycompass

ttbv - elle man 15
Ảnh: Fashionbeans

Hầu hết nhà máy của Supplycompass đều đặt tại Ấn Độ, một trong những nhà sản xuất bông hữu cơ lớn nhất. Mục tiêu của doanh nghiệp là tìm được nơi trồng gần với nơi sản xuất nhất. Điều này cũng góp phần giảm thiểu những tác động ô nhiễm gián tiếp đến môi trường.

Về vấn đề của các nhà bán lẻ, họ cần đề cao việc hợp tác với nhà sản xuất về vấn đề vận chuyển. Chẳng hạn, nhà cung cấp phải vận chuyển hai lần cùng một sản phẩm cho cùng một nơi, thay vì vận chuyển cùng một lần. Điều này cũng gián tiêp ảnh hưởng đến môi trường.

Flora nhấn mạnh tính hợp tác giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất, đồng thời giảm thiểu tối đa các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường. Một quan điểm khác về thời trang bên vững đáng xem xét.

XEM THÊM: 

8 thương hiệu thời trang bền vững dành cho nam

Thời trang bền vững: NTK Trương Thanh Hải và Võ Công Khanh nói gì về xu hướng?

Lược dịch: Mai Le (Tạp chí phái mạnh ELLE Man. Tham khảo: Fashionbeans)

cùng chuyên mục

No more