Bước đi thế kỷ: Cuộc chơi của người nghệ sỹ

Bài intern intern

Nếu bạn là người yêu thích độ cao, hãy hòa mình vào phim "Bước đi thế kỷ" cùng nghệ sĩ người Pháp Phillipe Petit.

“Bước đi thế kỷ” tái hiện pha mạo hiểm nổi tiếng nhất Philippe Petit nhằm tưởng nhớ đến những nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9.

bước đi thế kỷ cuộc dạo chơi của người nghệ sỹ - elleman 4
Phillipe Petit

Buổi sáng ngày 7 tháng 8 năm 1974, nghệ sĩ người Pháp Phillipe Petit thực hiện cuộc dạo bước trên một sợi dây cáp dài 60 mét nối hai Tòa Tháp Đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, cách mặt đất hơn 400 mét. Cuộc dạo bước ấy – cuộc dạo bước kéo dài 45 phút, không đồ bảo hộ, không bạt đỡ, chỉ có bản năng và sự khổ luyện – trở thành một trong những sự kiện thú vị nhất trong lịch sử tồn tại của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới.

Đạo diễn điện ảnh Robert Zemeckis đã điện ảnh hóa thành công màn trình diễn của Petit. Bằng cách sử dụng những góc máy phi tuyến tính và các hiệu ứng hình ảnh mượt mà, ông tái hiện sinh động chuyến đi trên dây – một thách thức cả về tinh thần lẫn thể xác. Khán giả như được nếm trải cảm giác của người nghệ sĩ đứng trên bờ vực hư vô bốn mươi hai năm về trước.

bước đi thế kỷ cuộc dạo chơi của người nghệ sỹ - elleman 1
Phim The Walk

“Bước đi thế kỷ” chia làm ba phần rõ rệt. Phần đầu xoay quanh cuộc đời Phillipe trước khi thực hiện màn đi dây ngoạn mục. Ở phần này, Phillipe gặp hai người quan trọng trong đời mình: bậc thầy đi dây Papa Rudy và Annie, cô gái chung chí hướng và cũng là bạn gái anh. Dù Zemeckis đã lược bớt vài sự kiện, mạch phim vẫn cứ lê thê – chiếm gần nửa thời gian bộ phim. Lê thê là thế, nhưng chẳng một điểm nhấn. Ngoại trừ Philippe, các nhân vật khác được xây dựng thiếu chiều sâu. Thậm chí Phillipe cũng có phần rập khuôn. Dù biết rằng với mỗi bộ phim kịch tính, việc tạo đà cho các sự kiện là quan trọng nhưng phần đầu bộ phim lại không khớp lắm so với nửa sau.

bước đi thế kỷ cuộc dạo chơi của người nghệ sỹ - elleman 2
Phim The Walk

Phần hai xoay quanh khâu chuẩn bị của Philippe trước Cuộc Đi Dạo Thế Kỷ. Phillipe cùng sự trợ giúp của ba người khác (gồm một người sợ độ cao) lọt qua hệ thống an ninh, âm thầm đưa dây cáp nặng hơn 200 kg cũng như một số thiết bị khác lên sân thượng. Đến phần này, phim mới thực sự vào guồng. Cứ tưởng phần hai với phần một không dính dáng gì nhau.

Đoạn ngắn nhất lại là Cuộc Đi Dạo. Dù Zemeckis không đẩy nhanh mạch phim nhưng diễn tiến không như ngoài đời thực (Trong phim là 20 phút, ngoài đời 45 phút). Một sự kiện ngoài đời thật và được tư liệu hóa kĩ càng khi lên phim vẫn đem lại cho người xem sự căng thẳng tột độ. Khả năng đem cảm xúc vào một sự kiện lịch sử là bằng chứng cho tài nghệ của nhà làm phim. Mặc những thiếu sót của phần đầu, cả hai phần sau đã bù lại không thiếu một giây.

bước đi thế kỷ cuộc dạo chơi của người nghệ sỹ - elleman
Phim The Walk

Nếu bị lôi cuốn bởi câu chuyện của Philippe, hãy xem bộ phim tài liệu năm 2008 của James Marsh, Man on Wire. Phim đưa ra một góc nhìn hoàn toàn chân thật về cuộc đời người nghệ sĩ, bao gồm cả sự kiện đi trên dây. Còn với những ai muốn tận hưởng dư âm của trải nghiệm qua một góc nhìn sáng tạo, “Bước đi thế kỷ” sẽ là chọn lựa tốt hơn. Điều này cũng tương tự như phim Everest. Bộ phim tài liệu năm 1998, tái hiện lại thảm họa 1996, sở hữu yếu tố kể chuyện tốt hơn nhưng thua về khía cạnh hình ảnh và cảm xúc so với bộ phim điện ảnh năm 2015.

Những ai chưa bao giờ biết hay chưa từng lên đến tầng thượng của Tòa Tháp Đôi, khi một trong những cảnh chụp Tòa Tháp từ dưới lên sẽ chóng mặt cỡ nếu cứ ngửa cổ ngước nhìn. Zemeckis đã tái hiện thành công hình ảnh Trung Tâm Thương Mại Thế Giới – không chỉ như tòa nhà khiến người ta chóng mặt, nhưng là pháo đài bất khả xâm phạm suốt 27 năm, tưởng chừng một vụ đánh bom cũng chẳng làm nó nao núng. Tòa Tháp Đôi của Zemeckis thật như đã từng. Cũng lâu lắm rồi kể từ bộ phim King Kong, người ta mới thấy Tòa Tháp Đôi xuất hiện nhiều đến thế trên màn ảnh rộng và khi ấy, đạo diễn John Guillerman không phải phụ thuộc vào công nghệ tái lập hình ảnh.

bước đi thế kỷ cuộc dạo chơi của người nghệ sỹ - elleman 4
Phim The Walk

Tuy nhiên, phim cấm chỉ định với người sợ độ cao. Góc máy của Zemeckis, được công nghệ CGI cởi trói, có thể vút lên cao hay sà xuống tùy ý. Những người đi dây không được phép nhìn xuống dưới, nhưng góc máy thì không tha cho khán giả. Khán giả vừa hồi hộp theo từng bước chân của Phillipe mà cũng chóng mặt trước toàn cảnh thành phố New York. Sau đó, góc máy rọi xuống mặt đất, đem đến góc nhìn cận cảnh những người đang ngước lên. Công nghệ 3D đóng vai trò quan trọng, dù thỉnh thoảng sự thiếu ổn định của kính 3D (kính 3D dễ làm cảnh nền bị chồng hình) sẽ gây khó chịu. Tuy nhiên, xem màn ảnh rộng vẫn sướng hơn xem ở nhà hay xem trên điện thoại. “Bước đi thế kỷ” là một trong số những phim mà khi xem trên màn ảnh nhỏ sẽ không phát huy được kĩ xảo vốn có.

5

“Bước đi thế kỷ” không nhận được bất cứ đề cử Oscar cho hạng mục diễn viên. Joseph Gordon-Levitt diễn không tới nỗi nhưng anh chỉ là nhân vật “phụ” cho diễn viên chính đích thực của bộ phim – Tòa Tháp Đôi. Bộ phim xứng đáng được đề cử cho hạng mục kĩ xảo – một màn trình diễn hiệu ứng bậc thầy. Tóm lại, những ai kiên nhẫn đi qua nửa đầu bộ phim sẽ thấm thía câu nói: “Điều tốt lành xứng đáng với sự chờ đợi”.

________

Tổng hợp: Phúc

No more