Vacheron Constantin mang đến kỹ nghệ chế tác đồng hồ cao cấp Chronograph

Bài ELLE Team

Khả năng đo thời gian quãng ngắn, được cung cấp bởi cơ chế chronograph/ bấm giờ của đồng hồ là một trong những tính năng phức tạp của nghề chế tác đồng hồ, bởi những đòi hỏi khắt khe về độ chính xác và độ tin cậy vốn không thể tách rời của cơ chế này. Đồng hồ chronograph lần đầu ra mắt vào đầu thế kỷ 19 với vai trò là một compteur de tierces – bộ đếm thời gian, sau đó được cải tiến với nhiều phát minh, đặc biệt có thể kể đến tính năng tách giây được giới thiệu vào năm 1838, phục vụ cho việc tính toán thời gian tách biệt cùng lúc. Vacheron Constantin đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển này, với chiếc đồng hồ bấm giờ đầu tiên mang chữ thập Maltese xuất hiện vào năm 1874. Kể từ đó, Maison luôn nổi bật với những chiếc đồng hồ bấm giờ, cũng như những chiếc Grand Complication tích hợp tính năng này gắn liền với tinh thần tiên phong của nghệ thuật chế tác đồng hồ.

Tính năng chronograph gói gọn bản chất của Haute Horlogerie – với vai trò là công cụ đo thời gian quãng ngắn, chúng đòi hỏi độ chính xác hoàn hảo, độ tin cậy xuyên suốt và khả năng chống chịu trong môi trường – thường xuyên – khắc nghiệt. Đây là những phẩm chất mà cơ chế bấm giờ đã từng bước tiếp thu và cải tiến, dần trở thành đặc điểm không thể thiếu của đồng hồ công cụ, cũng là dấu ấn đặc biệt mà Vacheron Constantin đã tạo ra cho mình. Ở khía cạnh kỹ thuật, cơ chế bấm giờ đòi hỏi sự nhuần nhuyễn trong quản lý năng lượng, cũng như tạo lập cấu hình cơ học cho phép hoạt động trơn tru song song với vận hành nghiêm ngặt. Các bộ lặp quan trọng cũng dần được ra đời, khi các phép tính thời gian dần trở nên cấp thiết hơn, thậm chí trở thành cơ chế mang tính quyết định trong thời đại của các kỷ lục thể thao và khám phá khoa học. 

5

Cơ chế chronograph/ bấm giờ, một phát minh đầu thế kỷ 19 

Sự ra đời và quá trình tiến hoá của phép đo thời gian không thể được hiểu đúng nếu thiếu đi các nghiên cứu thiên văn trước đó. Điều này cũng đúng với cơ chế bấm giờ, một trong những phát minh cận đại trong chế tác đồng hồ đeo tay – đến từ nhà khoa học người Pháp, Louis Moinet vào năm 1816 với sáng chế compteur de tierces. Dụng cụ được phát triển để quan sát thiên văn này đã được tìm thấy trong một cuộc đấu giá vào năm 2013, và hiện được coi là chiếc đồng hồ chronograph đầu tiên trong lịch sử. Vận hành ở tốc độ phi thường: 216.000 dao động mỗi giờ (30 Hz), chiếc đồng hồ bấm giờ bỏ túi này hiển thị 1/60 giây bằng kim trung tâm, giây và phút trên hai mặt số riêng biệt và giờ trên mặt số 24 giờ. Vào năm 1821, từ công sức của Nicolas Rieussec, thợ đồng hồ người Pháp chế tác riêng cho Vua Louis XVIII, đã cho ra đời một thiết bị có khả năng đo thời gian hoàn thành các vòng đua tại các cuộc đua ngựa. Chính xác đến 1/5 giây, nó đánh dấu một giọt mực – ở điểm đầu và cuối phép đo – lên một mặt số tráng men xoay được đặt trong hộp gỗ. Kể từ đó, những tiến bộ và đổi mới không ngừng đã diễn ra trong lĩnh vực đồng hồ bấm giờ, cả về kích cỡ và tính chính xác. Ngay từ năm 1822, nó đã trở thành một chiếc đồng hồ bấm giờ bỏ túi, và đến giữa thế kỷ, được bổ sung với ba tính năng: bắt đầu, dừng lại và khởi động lại từ đầu.

Vacheron Constantin Đồng hồ bỏ túi từ bạc và vàng đỏ, bấm giờ tách giây (Inv. Ref. 11092) - 1889
Đồng hồ bỏ túi từ bạc và vàng đỏ, bấm giờ tách giây (Inv. Ref. 11092) – 1889

Cơ chế bấm giờ tách giây để đo thời gian tức thì được phát minh vào năm 1831, khi Joseph-Thaddeus Winner người Áo trình làng hệ thống đầu tiên với một kim “tách giây” có thể dừng lại trước khi ngay lập tức tiếp tục bắt kịp thời gian đã trôi qua khi khởi động lại. Cơ chế này được cải tiến vào năm 1838 với sự ra đời của một kim bổ sung. Mãi đến những năm 1910, những chiếc đồng hồ chronograph đeo tay mới xuất hiện. Cũng giống như phiên bản bỏ túi, ban đầu chúng được trang bị duy nhất một nút bấm cho cả ba chức năng, thường tích hợp vào núm vặn. Một nút bấm thứ hai để thiết lập lại từ đầu trở nên phổ biến từ năm 1934 về sau. Cùng lúc đó, các cơ chế tách giây đầu tiên được cung cấp cho các khách hàng ngày càng quan tâm đến các cuộc thi mạo hiểm, tốc độ và thành tích. Trong khi đó, các nghiên cứu về tần số cao vẫn tiếp tục, cho phép đồng hồ bấm giờ cơ học có thể đo thời gian chính xác đến phần mười, phần trăm hay thậm chí phần nghìn giây, biến cơ chế này trở thành một cơ chế phức tạp quan trọng trong thế giới chế tác đồng hồ.

Vacheron Constantin Đồng hồ bỏ túi từ bạc và vàng đỏ, bấm giờ tách giây (Inv. Ref. 11092) - 1889
Đồng hồ bỏ túi từ bạc và vàng đỏ, bấm giờ tách giây (Inv. Ref. 11092) – 1889

Một cơ chế cơ khí phức tạp

Việc sáng chế ra đồng hồ chronograph được dựa trên rất nhiều phát triển kỹ thuật trước đó, bắt đầu với việc hoàn thiện cơ chế deadbeat seconds/ kim giây giật vào những năm 1750, xuất hiện nổi bật trong chiếc đồng hồ bỏ túi với cơ chế kim giây giật độc lập và điểm chuông theo khắc, nguyên mẫu đầu tiên được lưu giữ trong Maison, có niên đại từ năm 1819. Đây là cách tiếp cận đầu tiên đối với một chiếc đồng hồ sở hữu cơ chế cơ học cho phép kim giây dừng lại và khởi động lại mà không ảnh hưởng đến các chỉ báo thời gian, đặt nền móng cho những thành tựu trong tương lai của nhà sản xuất đối với lĩnh vực sản xuất đồng hồ bấm giờ tin cậy và chính xác.

Vacheron-Constantin-mang-ky-thuat-che-tac-Chronograph
Máy làm tròn từ giữa thế kỷ 19 (trái) và Máy cắt phay từ thế kỷ 19 (phải)

Từ góc nhìn kỹ thuật, cơ chế chronograph có thể được xây dựng theo hai cách. Tuỳ chọn đầu tiên, tinh tế hơn nhưng cũng phức tạp hơn, bao gồm việc tích hợp chức năng này vào thiết kế của chính bộ máy đồng hồ, trong khi tuỳ chọn thứ hai cho phép thêm mô-đun hoặc tấm nền vào bộ chuyển động cơ sở sẵn có. Mặc dù các tuỳ chọn này khác nhau về kiến trúc xây dựng, nhưng nguyên tắc hoạt động vẫn giống nhau. Một hệ thống các nút/bộ đẩy kích hoạt bánh xe điều khiển sẽ quản lý một bộ ly hợp để kết nối hoặc ngắt đồng hồ bấm giờ với hoặc từ hộp số. Ly hợp có thể nằm ngang hoặc đứng. Hệ thống điều khiển thường gặp có hai loại: một bánh cam trong các cấu trúc phổ biến, hoặc một bánh xe cột cho các cơ chế phức tạp hơn. Việc khởi động lại từ đầu của Vacheron Constantin được thực hiện bằng các búa tác động lên các trục của kim bấm giờ.

Bấm giờ tách giây / Split-seconds chronograph

Chuyên môn trong chế tác những mẫu đồng hồ phức tạp và siêu phức tạp này khiến cho, kể từ đầu thế kỷ trước, Maison đã liên tục được yêu cầu sản xuất các mẫu đặc biệt. Trong bối cảnh này, cần nhắc lại rằng các mẫu Grand Complication luôn phải được tích hợp cơ chế tính giờ quãng ngắn, đặc biệt trong hình thái bấm giờ tách giây xảo diệu. Một ví dụ sang trọng: chiếc đồng hồ dành cho Vua Fouad 1 vào năm 1929 bởi cộng đồng người Thuỵ Sỹ tại Ai Cập, thể hiện một kỳ công kỹ thuật ấn tượng. Điều này một lần nữa tái hiện trong chiếc đồng hồ được Vacheron Constantin chế tác 17 năm sau cho con trai ông – Vua Farouk – kết hợp 14 tính năng phức tạp, bao gồm bấm giờ tách giây.

Vacheron Constantin Đồng hồ bỏ túi, quà tặng cho Vua Fouad 1 (Inv. Ref. 11294) - 1929
Đồng hồ bỏ túi, quà tặng cho Vua Fouad 1 (Inv. Ref. 11294) – 1929

Chuyên môn đặc biệt này cũng được minh hoạ bởi chiếc Les Cabinotiers Grande Complication bấm giờ tách giây – Tempo – ra mắt năm 2020, kết hợp cơ chế bấm giờ tách giây với những cơ chế siêu phức tạp khác như lịch vạn niên, một vài cơ chế thiên văn học, tourbillon và bộ lặp phút. Chiếc đồng hồ đeo tay hai mặt phức tạp nhất mà Vacheron Constantin từng chế tác này, thực sự là một dàn giao hưởng cơ khí tuyệt mỹ, với một bộ chuyển động khác thường có tới 24 cơ chế và 1,163 chi tiết.

Vacheron Constantin Đồng hồ Les Cabinotiers Grand Complication bấm giờ tách giây - Tempo - 2020
Đồng hồ Les Cabinotiers Grand Complication bấm giờ tách giây – Tempo – 2020

Một số mẫu đồng hồ nổi bật

1. Đồng hồ bỏ túi bằng vàng đỏ với bộ lặp một phần tư và kim giây giật độc lập (Ref. Inv. 12085) – 1819

Kể từ đầu thế kỷ 19, nhà chế tác bắt đầu phát triển những chiếc đồng hồ bỏ túi với kim giây giật độc lập, giống như mẫu năm 1819 này, đi cùng với bộ lặp một phần tư. Với chữ ký Vacheron Constantin & Co trên mặt tráng men, chiếc đồng hồ này sở hữu cơ chế cho phép kim giây trung tâm có thể dừng và khởi động lại mà không ảnh hưởng đến hiển thị giờ và phút với các kim hình rắn. Kiểu đồng hồ này được coi là thuỷ tổ của những chiếc đồng hồ bấm giờ.

Đồng hồ bỏ túi bằng vàng đỏ, với bộ lặp một phần tư và cơ chế kim giây giật độc lập (Inv. Ref. 12085) - 1819
Đồng hồ bỏ túi bằng vàng đỏ, với bộ lặp một phần tư và cơ chế kim giây giật độc lập (Inv. Ref. 12085) – 1819

2. Đồng hồ bỏ túi bằng bạc và vàng đỏ với cơ chế bấm giờ tách giây (Ref. Inv. 11092) – 1889

Đồng hồ bỏ túi một nút bấm, ở phiên bản đơn giản hoặc phiên bản có bộ đếm tổng 30 phút, với các mẫu phức tạp nhất sở hữu tính năng tách giây, có khả năng đo đến phần năm, phần mười hoặc phần trăm giây để đáp ứng kỳ vọng của các nhà nuôi ngựa và một số nhà công nghiệp. Vào thế kỷ 19, một khách hàng người Argentina – một tín đồ đua ngựa – đã đặt hàng chiếc đồng hồ bấm giờ tách giây với mặt lưng được thiết kế riêng: hình ảnh một kỵ sĩ được tráng men. Đây là mẫu “two-tone” cổ nhất trong bộ sưu tập riêng của Vacheron Constantin.

Đồng hồ bỏ túi bằng bạc và vàng đỏ với cơ chế bấm giờ tách giây (Ref. Inv. 11092) – 1889
Đồng hồ bỏ túi bằng bạc và vàng đỏ với cơ chế bấm giờ tách giây (Ref. Inv. 11092) – 1889

3. Đồng hồ bấm giờ bỏ túi vàng 18K, với tính năng bấm giờ tách giây (Ref. Inv. 11528) – 1913

Những tiến bộ trong thiên văn học và y học, cũng như sự phát triển của cuộc sống hàng ngày song song với sự phát triển của thể thao và các phương tiện giao thông đã thúc đẩy những cải tiến trong chế tạo đồng hồ, bao gồm nhu cầu về độ chính xác của các dụng cụ đo thời gian. Vacheron Constantin đã đáp ứng nhu cầu này, đặc biệt với chiếc đồng hồ bỏ túi bấm giờ tách giaya này – với bộ đếm tích tụ 30 phút và kim giây nhỏ. Mẫu đồng hồ có chứng nhận chronometer này đã được xếp loại A bởi các đài thiên văn Geneva và Teddington, cũng như giải Ba tại Cuộc thi trên Đài Thiên văn Geneva – được thể hiện bằng hình khắc trên mặt lưng của đồng hồ. Được sản xuất vào năm 1913, phiên bản này đã được bán cho Maharajah of Patiala vào năm 1921.

Đồng hồ bấm giờ bỏ túi kiểu thợ săn bằng vàng 18K, với cơ chế bấm giờ tách giây (Inv. Ref. 11528) - 1913
Đồng hồ bấm giờ bỏ túi kiểu thợ săn bằng vàng 18K, với cơ chế bấm giờ tách giây (Inv. Ref. 11528) – 1913

4. Đồng hồ Harmony bấm giờ tách giây bằng bạch kim 950, phiên bản kỷ niệm 260 năm thành lập (Ref. 5400S/000P-B057) – 2016

Để kỷ niệm 260 năm thành lập, Vacheron Constantin giới thiệu bộ sưu tập mang tên Harmony vào năm 2015. Thiết kế hình gối này được lấy cảm hứng từ một trong những chiếc đồng hồ chronograph đeo tay đầu tiên của Maison vào năm 1928. Mẫu flagship của bộ sưu tập mới, chiếc Ultra-Thin Grande Complication Calibre 3500 Chronograph, nổi bật với sự thanh mảnh của bộ máy tự động, chỉ dày 5,20 mm với thành quả từ bảy năm nghiên cứu và phát triển. Được đặt trong một bộ vỏ bạch kim 950, nó vận hành một cơ chế bấm giờ tách giây với bộ đếm 60 phút, đi cùng một hiển thị kim giây nhỏ và trữ năng lên tới 51 giờ. Trên cơ sở cấu trúc cổ điển của thương hiệu, Calibre 3500 cũng được bổ sung những tiến bộ kỹ thuật mới nhất từ Nhà sản xuất.

Đồng hồ Harmony từ bạch kim 950, bấm giờ tách giây, phiên bản kỷ niệm 260 năm thành lập (Ref. 5400S/000P-B057) - 2016
Đồng hồ Harmony từ bạch kim 950, bấm giờ tách giây, phiên bản kỷ niệm 260 năm thành lập (Ref. 5400S/000P-B057) – 2016

Vacheron

___

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

No more