Tương lai nào cho hệ sinh thái Việt Nam đang trên bờ vực bị huỷ diệt?

Bài ELLE Team

Việt Nam từng tự hào sau bao năm mưa bom bão đạn vẫn giữ vững sự đa dạng sinh học nhưng mọi thứ chỉ còn là quá khứ. Trong một bài viết được đăng trên New York Times đã cảnh báo hệ sinh thái Việt Nam với môi trường sống của các loài động - thực vật đã và đang bị dồn đến bờ vực của sự diệt vong bởi bàn tay của chúng ta!

Mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh và bom đạn trong quá khứ, nhưng Việt Nam vẫn luôn tự hào là một trong những kho tàng hệ sinh thái quý giá của nhân loại. Là một trong những “điểm nóng” về đa dạng sinh học của thế giới, hệ sinh thái Việt Nam vô cùng phong phú với tất cả 30 vườn quốc gia với rất nhiều loài động vật quý hiếm.

Trên thực tế, nhiều loài động – thực vật cực kỳ quý hiếm được tìm thấy ở Việt Nam trong suốt 300 năm qua. Sao la hay được biết đến với cái tên “Kỳ lân châu Á” là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, đàn tê giác hiếm hoi, chi mang (hay còn gọi là hoẵng, kỉ), thỏ vằn, bọ que dài 21 inches và nhiều loài chim, cá, ếch đến nay vẫn chưa từng biết đến hoặc được cho là đã tuyệt chủng rồi, cũng được tìm thấy ở đất nước hình chữ S này. Hệ sinh thái Việt Nam cũng là nhà của khoảng 24 loài linh trưởng như vượn, khỉ, cu li và khỉ châu Á.

he sinh thai viet nam - elle man (1)
Con sao la (Ảnh: Pinterest)
he sinh thai viet nam - elle man (2)
Con chi mang (Ảnh:Pinterest)
he sinh thai viet nam - elle man (3)
Con thỏ vằn (Ảnh: Getty Images)

Rừng Quốc gia Cúc Phương có tới 2000 loài cây khác nhau và là nơi sinh sống chủ yếu của những loài động vật quý hiếm như báo gấm, voọc quần đùi trắng, cầy vằn bắc, rái cá, gấu đen châu Á, sóc bay, cu li,…

he sinh thai viet nam - elle man (4)
Con cu li (Ảnh: Rainforest Rescue)
he sinh thai viet nam - elle man (5)
Con khỉ châu Á (Ảnh: Flickr)

Nhưng theo phóng viên Stephen Nash của báo New York Times đã nói (và có lẽ nhiều người chúng ta đã biết về thực trạng này): “Ở Việt Nam, các khu vườn quốc gia chỉ còn là tên gọi, còn việc săn bắt trộm và tệ hơn thế nữa đã và đang tàn phá đời sống hoang dã”.

Hệ sinh thái Việt Nam đang bị đối mặt với sự tàn phá nặng nề do nhiều lý do sau:

Thứ nhất, Việt Nam là nơi hoạt động buôn bán trái phép các loài động – thực vật quý hiếm diễn ra ồ ạt thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của bộ phận, cơ quan chức năng. Không chỉ khoanh tay đứng nhìn, họ thậm chí còn bắt tay thực hiện các thương vụ buôn bán ấy chỉ vì cái gọi là “lợi nhuận”.

Thứ hai, hệ sinh thái Việt Nam vây quanh bởi nạn tàn phá môi trường sống do bùng nổ dân số. Chính điều này, làm thu hẹp nơi cư trú của hàng triệu loài sinh vật sinh sống trên hành tinh xanh này. Đó chưa phải là điều đáng sợ nhất, nhiều loài chim và động vật nhỏ đứng trước bờ vực của sự diệt vong do sự “lạnh nhạt” với thiên nhiên cũng như nhu cầu đất ở và đất canh tác ngày càng cao của con người. Nhiều sinh vật chưa kịp để các nhà khoa học phát hiện và nghiên cứu thì đã sớm tuyệt chủng.

he sinh thai viet nam - elle man (6)
Con vượn (Ảnh: thetimes.co.uk)
he sinh thai viet nam - elle man (7)
Báo gấm (Ảnh: TripAdvisor)
he sinh thai viet nam - elle man (8)
Voọc quần đùi trắng (Ảnh: Pinterest)

Thứ ba, quần thể sinh vật của Việt Nam cũng giảm đến con số báo động bởi công tác bảo tồn quá yếu ớt. Mặc dù hàng chục ngàn chiếc bẫy thú hoang đã bị tịch thu nhưng hậu quả của nó để lại thật sự khủng khiếp. Cụ thể là, người ta không còn nhìn thấy sao la nữa kể từ khi có người chụp một bức ảnh của nó cách đây 6 năm. Năm 2010, con tê giác cuối cùng cũng bị kẻ săn trộm bắn chết ở vườn Quốc gia Cát Tiên. Hổ cũng không thể tránh khỏi sự “dòm ngó” đáng khiển trách của những tay buôn bán trái phép. Chỉ còn lại số lượng rất nhỏ gấu và voi trong vòng tay bảo vệ yếu ớt của các cơ quan bảo vệ động vật quý hiếm và hoang dã.

Thứ tư, việc săn bắt những loài động vật quý hiếm này bắt nguồn từ những bài thuốc Đông y chữa bách bệnh của Trung Quốc và Việt Nam. Chẳng hạn, pín hổ để chữa bệnh liệt dương, mật gấu điều trị ung thư, sừng tê giác loại bỏ chứng hangover (say nguôi, vẫn còn say và khó chịu sau khi thức dậy qua một đêm nhậu nhẹt) và nhiều bộ phận khác của những con vật vô tội bị lấy đi. Theo Barney Long – giám đốc bảo tồn sinh vật từ tập đoàn phi lợi nhuận Global Wildlife Conservation – cho biết thịt của những loài động vật quý hiếm cũng là một trong những món ăn đẳng cấp trong những nhà hàng sang trọng nhằm khẳng định vị thế của một người trong xã hội.

Vườn Quốc gia Cúc Phương được Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1962. Người từng tiên đoán rằng sự tàn phá rừng hiện tại sẽ dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến khí hậu, sản xuất và sự sống. Rừng là vàng. Nếu chúng ta biết cách bảo tồn và quản lý tốt, nó sẽ rất giá trị.

he sinh thai viet nam - elle man (9)
Cầy vằn bắc (Ảnh: Pinterest)
he sinh thai viet nam - elle man (10)
Rái cá (Ảnh: Inaki Relanzon)
he sinh thai viet nam - elle man (11)
Sóc bay (Ảnh: Northern Woodlands Magazine)

Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp Adam Davies cho biết số lượng voọc quần đùi trắng, gấu, mèo, hổ gấm trong những khu rừng này, và những loài khác cũng chẳng còn bao nhiêu hoặc trừ khi chúng trốn khỏi tầm ngắm của các nhà khoa học.

Thay vào đó, bộ sưu tập những loài động vật quý hiếm vô cùng phong phú có thể tìm thấy ở những con đường khá hẹp được các trung tâm cứu hộ động vật khoanh vùng. Ở Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng, du khách có thể tìm thấy bốn loài khỉ châu Á (còn được gọi là khỉ ăn lá) gần như bị tuyệt chủng, vượn và cu li. Nhiều loài trong số đó được giải cứu khỏi các tay buôn động vật hoang dã. Chúng được thăm khám sức khỏe, kiểm tra định kì, hỗ trợ sinh sản và được trả về môi trường tự nhiên khi chúng hoàn toàn bình phục.

he sinh thai viet nam - elle man (14)
Mèo báo (Ảnh: Pinterest)
he sinh thai viet nam - elle man (15)
Cầy hương (Ảnh: Pinterest)
he sinh thai viet nam - elle man (16)
Cầy mực (Ảnh: NRDC)

Hai trung tâm cứu hộ động vật hoang dã khác cũng gánh vác sứ mệnh bảo vệ hệ sinh thái Việt Nam. Một là trung tâm bảo tồn nhiều loài rùa đang gặp nguy cơ tuyệt chủng. Còn trung tâm kia thì giải cứu mèo báo, cầy hương, cầy mực. Đặc biệt, thịt và vảy tê tê có thể là món hàng nhiều người săn đón và được rao bán với giá $1000/kg (tương đương 23 triệu đồng) ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mặc cho những lệnh cấm của luật pháp đặt ra, hoạt động lấy mật gấu vẫn diễn ra sôi nổi. Theo Tuấn Bendixsen, giám đốc Tổ chức Động vật châu Á, cho biết những con gấu ông tìm được đều thiếu chi hoặc bị thương ở những bộ phận khác nhau. Điều này khiến cho việc giúp chúng trở lại với môi trường tự nhiên trở nên khó khăn hơn.

he sinh thai viet nam - elle man (17)
con tê tê (Ảnh: Atlas Obscura)

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất có quy trình quản lý lỏng lẻo trong việc bảo vệ động – thực vật hoang dã. Ở Hoa Kỳ, nhiều loài nằm trong danh mục cần được bảo tồn thì bị đẩy lại gần bờ vực tuyệt chủng hơn. Nếu có một tia hy vọng bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái Việt Nam, các trung tâm bảo tồn là những tổ chức được nghĩ đến đầu tiên. Họ sẽ tiến hành nghiên cứu, điều tra tội phạm săn bắt trái phép, tiến hành kiện tụng nếu cần thiết. Nhưng tất cả những điều đó liệu có hiệu quả?

he sinh thai viet nam - elle man (18)
Chung tay bảo vệ đời sống hoang dã, môi trường sống và cộng đồng khắp 5 châu (Ảnh: cjweb)

Một tia hy vọng khác là đặt nền móng ý thức bảo vệ hệ sinh thái Việt Nam trong cộng đồng địa phương bằng những khích lệ về mặt kinh tế. Chẳng hạn, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tài trợ cho việc trồng cây mây và cây keo như những vùng đệm để bảo tồn tự nhiên vùng biên cương phía Tây giáp Lào. Ở những nơi khác, các nhóm bảo vệ môi trường trả lương cho người dân địa phương để tuần tra rừng nhiệt đới và gỡ bỏ những cái bẫy thú bọn săn trộm đặt ra.

Ngành du lịch cũng là một trong những ngành phát triển nhanh ở Việt Nam. Năm 2018, có đến 15,5 triệu du khách nước ngoài đến Việt Nam tham quan, tăng 64% so với số liệu thống kê năm 2016. Điều này kéo theo những công trình phục vụ cho ngành du lịch bắt đầu nở rộ, như nhà hàng, khách sạn,…ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động – thực vật.

Dù nguyên nhân do đâu hay trách nhiệm thuộc về ai, điều quan trọng là những loài động – thực vật hoang dã và môi trường sống của chúng cần được bảo vệ ngay hôm nay. Đừng vì những lợi ích ích kỷ của con người mà làm hại đến vẻ đẹp của tự nhiên.

Xem thêm

Hoàng tử William đến Việt Nam: cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã

Bộ ảnh đẹp về thế giới động vật được lấy ý tưởng từ bàn chải cũ

Tổng hợp: Hoàng Bảo (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Tham khảo: The New York Times)

No more