Từ điển Gen Z: 10 từ lóng về chuyện hẹn hò và mạng xã hội mà bạn nên biết

Bài Tuan Anh

Gen Z được xem là thế hệ năng động và gắn mình với sự phát triển cực thịnh của mạng xã hội. Chính điều đó đã giúp họ sở hữu loạt thuật ngữ mới vô cùng thú vị. Bạn đã biết hết về tiếng lóng của Gen Z khi đề cập đến chuyện hẹn hò và mạng xã hội? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Giống như Gen X, Y, Gen Z cũng sở hữu cho mình những thuật ngữ và tiếng lóng riêng. Điều này khiến một số người thuộc thế hệ khác cảm thấy khó hiểu, xem đó như một ngôn ngữ mới. Hãy cùng ELLE Man điểm qua 10 cụm từ thông dụng nhất của Gen Z khi đề cập đến mạng xã hội và chuyện hẹn hò.

Nhận

1. Ghosting: Lơ hết mọi tin nhắn, điện thoại, Facebook

Trong khoảng 8 năm trở lại đây, hình thức hẹn hò trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Một trong những cụm từ phát triển theo đó là “ghosting”. Từ này ám chỉ việc đột ngột cắt đứt liên lạc với một người mà không rõ lý do. Hình thức ghosting có thể tồn tại trong các cuộc hẹn hò trực tiếp, tuy nhiên phổ biến nhất là hình thức online.

Ví dụ: Cô ấy đã “ghost” tôi rồi.

Ảnh: Mika Baumeister/ Unsplash

2. Trap boy/ Trap girl:  Các cô gái, chàng trai chơi đùa tình cảm (theo tiếng lóng của Gen Z Việt Nam)

Trên thực tế, từ “trap boy” hay “trap girl” là từ lóng chỉ các chàng trai đóng giả nữ giới, hoặc cô gái đóng giả nam giới trong truyện anime. Tuy nhiên, với sự sáng tạo của mình, cộng đồng người trẻ Việt đã sáng tạo bằng cách chơi chữ. “Trap” là cái bẫy. Khi ghép lại, sẽ ám chỉ những chàng trai, cô gái thích chơi đùa tình cảm với người khác.

Những

3. Pick me boy/ pick me girl

“Pick me boy” là một chàng trai luôn cố gắng lôi kéo phụ nữ bằng cách tỏ ra tội nghiệp. Hoặc đây cũng có thể là chàng trai luôn tỏ ra mình khác biệt. Ví dụ, anh ấy có thể liên tục chỉ ra rằng anh ấy là một chàng trai tốt và những người đàn ông khác thì thật tồi tệ. Còn “pick me girl” là cụm từ chỉ những cô gái luôn tỏ ra mình độc đáo và khác biệt hơn so với những phụ nữ khác.

Ảnh: Jose Pinto/ Unsplash

4. Từ “Netflix and chill” trong mắt Gen Z: Quan hệ chăn gối

Cụm từ “Netflix and chill” bắt đầu mang nghĩa rủ rê quan hệ tình dục từ năm 2014, khi các cô gái tuổi teen sử dụng để cảnh báo những người khác rằng nếu một chàng trai rủ rê bạn “netflix and chill”, thì đó không phải là thư giãn đơn thuần. Tuy nhiên, đến năm 2015, khi Netflix đăng trên tài khoản Twitter của họ ảnh gif của bộ phim Clueless, trong đó chú thích “Netflix and chill? No, really.” thì cụm từ này càng thêm nổi tiếng.

Hiện tại, từ lóng trên được nói đến nhằm rủ rê chuyện quan hệ chăn gối của các thanh niên. Ví dụ: Hôm nay cô ấy rủ mình “Netflix and chill”.

Ảnh: David Balev/ Unsplash

5. Tra nam: Đàn ông đểu cáng

Bên cạnh những từ lóng xuất phát từ Tây phương, cũng có vài từ nổi bật bắt nguồn từ Trung Quốc. Một trong số đó là “tra nam”. “Tra” theo tiếng Trung tạm hiểu là xấu xa bẩn thỉu. Kết hợp với “nam”, để ám chỉ những người đàn ông sống trái với lương tâm, lừa tình.

Ví dụ: Anh ta là một trong những “tra nam” đình đám của lớp.

Ảnh: Zana Latif/ Unsplash

6. F*ck boy: Chàng trai hư hỏng

Từ “f*ck boy” được sử dụng sớm nhất là trong bài hát “Boy Boy” năm 2002 của rapper Cam’ron: “Oh this cat over front? Fuck boy, boy.” Trong bài hát này, nam rapper chỉ một anh chàng thua cuộc yếu đuối, kẻ tệ bạc, người không theo quy ước nam tính.

Trải qua nhiều năm, đến năm 2017, cụm từ trên chỉ một người đàn ông không tôn trọng phụ nữ, là một tay chơi. Ví dụ: Anh ta là một tay f*ck boy chuyên lừa gạt các cô gái. Tuy nhiên, một số dùng cụm từ trên để chỉ cách ăn mặc. Ví dụ: Hãy mặc như một f*ck boy đi vào trong bar.

Vì

7. Catfishing: Gỉa mạo khi hẹn hò online

Thực tế, catfishing có nghĩa rất rộng, ám chỉ đến tội phạm công nghệ cao sử dụng những hình ảnh, tài khoản giả mạo nhằm lừa thông tin của nạn nhân. Trong hẹn hò online, cụm từ “catfishing” ám chỉ những người dùng hình ảnh giả, tài khoản giả nhằm lấy được tình cảm của đối phương thông qua hẹn hò trực tuyến, trò chuyện.

Ảnh: Chris Montgomery / Unsplash

8. Cancel Culture: Gen Z và văn hóa hủy bỏ

Trong những năm vừa qua, cụm từ “cancel culture” dần trở nên quen thuộc với người dùng mạng xã hội, nhất là với thể hệ Gen Z. Theo từ điển Urban Dictionary, từ “cancel” trong văn hóa đại chúng là “khiến một người hoặc một thứ trở nên lạc lõng” hoặc “chối bỏ một cá nhân hay một ý tưởng”.

Ngày nay, từ “cancel culture” dùng để chỉ làn sóng người dùng mạng xã hội công khai tẩy chay một nhân vật, công ty, người ảnh hưởng, buộc họ phải rời khỏi lĩnh vực của mình. “Cancel culture” cũng đang gây tranh cãi bởi sự độc hại và thù hằn của nó tác động lên một cá nhân, tập thể.

Ảnh: Markus Winkler/ Unsplash

9. Sip tea (cụm từ tiếng Việt là “hít drama”): Hóng chuyện phiếm

“Sip tea” là cách viết thay thế của cụm từ “spilling the tea”, nghĩa là bạn chỉ tham gia lắng nghe các cuộc trò chuyện phiếm mà không can thiệp vào. Ví dụ: Hôm nay ca sĩ X mua váy mới, “sip tea” nào!

Ảnh: Szabo Viktor/ Unsplash

10. Love Bombing: Ném bom tình yêu

“Ném bom tình yêu” là dành sự quan tâm, ngưỡng mộ và tình cảm quá mức cho một người với mục đích thao túng mối quan hệ. Điều này khiến cho nạn nhân vô cùng khó chịu khi đối phương luôn tìm mọi cách lấy lòng họ.

Ảnh: Alexander Shatov/ Unsplash

_________

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Vĩnh Khang

No more