Nguyên nhân gây ra mụn mông và cách khắc phục

Bài EM Digital Editor

Nổi mụn ở mông là một vấn đề thường gây khó xử, ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết sau.

Nổi mụn mông có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và nó khá phổ biến. Bạn có thể nổi một vài nốt mụn mông ở vài chỗ hoặc bạn có thể bị mụn đỏ, sần sùi trên toàn bộ mông của bạn. Các nốt mụn ở mông có thể gây đau hoặc ngứa, hoặc bạn có thể hoàn toàn không cảm thấy chúng. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng trên và làm sau để loại bỏ mụn ở mông.

Đi

Nguyên nhân nổi mụn ở mông

Mụn

Trên mông có lỗ chân lông giống như các vùng da khác trên cơ thể. Khi lỗ chân lông bị bí tắc, nó có thể dẫn đến nổi mụn. Những người bị mụn ở những nơi khác trên cơ thể cũng thường bị nổi mụn ở mông. Mụn thông thường có thể nổi lên trên ngực, vai, lưng và mông.

Ảnh: Moteelec/Shutterstock

Mụn ở mông do viêm nang lông

Viêm nang lông là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn đỏ, sưng tấy trên mông. Mông giống như những bộ phận khác trên cơ thể, đều có các nang lông. Nếu nang lông bị kích ứng, nó sẽ đỏ và sưng lên. Các vết sưng có thể tạo thành đầu trắng trông giống như mụn bọc. Các vết sưng cũng có thể gây đau hoặc ngứa, tùy trường hợp.

Một vài lý do dẫn đến tình trạng viêm nang lông:

– Ma sát do quần áo bó sát có thể gây kích ứng các nang lông

– Mồ hôi kích thích các nang lông

– Áo lót làm từ chất liệu không thoáng khí (như nylon hoặc polyester) có thể giữ độ ẩm trên da của bạn, gây kích ứng các nang lông của bạn ngay cả khi bạn không đổ mồ hôi nhiều.

– Các nang tóc có thể bị nhiễm vi khuẩn

– Một loại viêm nang lông có thể xảy ra nếu bạn dành thời gian trong bồn tắm nước nóng hoặc hồ bơi không được vệ sinh sạch sẽ.

Dày sừng

Những nốt sần sùi thô ráp trên mông cũng có thể là do dày sừng nang lông. Đây là một tình trạng rất phổ biến gây ra các mụn nhỏ có màu da hoặc đỏ trên bề mặt da. Các nốt mụn có thể trông giống như mụn nhỏ hoặc giống nổi da gà. Bạn chỉ có thể  biết được những nốt mụn này khi dùng tay sờ lên.

Các nốt mụn bọc dày sừng phát triển khi protein tạo thành lớp bảo vệ trên bề mặt da (keratin) tích tụ xung quanh lỗ chân lông. Khi chất sừng tích tụ, nó có thể  tạo ra vết sưng mà bạn nhìn thấy và cảm nhận được. Tình trạng này thường có ở mông, mặt sau của cánh tay trên và mặt trước của đùi.

Không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra bệnh dày sừng, mặc dù nó có xu hướng xảy ra trong gia đình. Tình trạng này sẽ bắt đầu khi còn nhỏ và những năm thiếu niên nhưng mất dần theo thời gian.

Ảnh: Sunflower Dermatology

Nhọt (Áp xe da)

Nếu bạn có một mụn rất lớn, đau hoặc một đám mụn lớn ở mông, bạn có thể bị nhọt (áp xe da). Nhọt phát triển khi nang lông bị nhiễm trùng.

Nhọt bắt đầu nhỏ và có thể nhanh chóng phát triển thành mụn lớn. Nó cũng gây ra đau đớn nhiều. Mụn nhọt có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, và mông là vị trí thường gặp.

Vi khuẩn Staphylococcus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhọt, nhưng vi khuẩn như Streptococcus hoặc vi khuẩn Pseudomonas cũng có thể gây ra chúng. Nhiễm nấm cũng có thể gây ra nhọt nhưng hiếm gặp hơn.

Ảnh: AboutKidsHealth

Những cách giải quyết mụn ở mông

Benzoyl Peroxide

Không phải tất cả mụn mông đều là mụn, nhưng bạn thường vẫn có thể điều trị chúng bằng các sản phẩm trị mụn không kê đơn. Sữa tắm hoặc xà phòng xà phòng chứa benzoyl peroxide là những lựa chọn tốt nhất.

Benzoyl peroxide có tác dụng tốt nhất đối với các mụn sưng tấy như viêm nang lông.  Để sử dụng, hãy nhẹ nhàng thoa xà phòng lên tất cả các khu vực bị ảnh hưởng mỗi khi bạn tắm, sau đó rửa sạch.

Ảnh: Paula’s Choice
Ảnh: Health Việt Nam

Kem/Sữa tẩy tế bào chết

Việc giữ cho các nang lông không bị bí tắc sẽ giúp làn da của bạn luôn mịn màng. Tẩy da chết thường xuyên là chìa khóa. Những loại kem/lotion tẩy tế bào chết giúp tăng tốc độ thay đổi tế bào trong khi vẫn giữ ẩm cho da và chúng đặc biệt hữu ích đối với bệnh dày sừng.

Nếu mụn ở mông của bạn nhẹ, các loại kem có chứa các hoại AHA hay BHA sẽ mang lại hiệu quả khi sử dụng.

Ảnh: CeraVe
Ảnh: Paula’s Choice

Thuốc kháng sinh bôi hoặc uống

Nếu mụn mông của bạn rất đỏ, sưng và đau và các phương pháp điều trị tại nhà không đỡ, hãy đến khám với bác sĩ. Nếu bạn bị nhiễm trùng nặng, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh đường bôi hoặc đường uống.

Chọc hút mủ

Bạn thường có thể chữa lành mụn nhọt bằng cách điều trị tại nhà. Chườm ấm có thể giúp nhọt “se đầu” và tiêu đi. Một khi đã khô, nó sẽ lành lại.

Nếu mụn nhọt của bạn không thuyên giảm sau vài ngày, hãy đến gặp bác sĩ. Họ có thể rạch một đường nhỏ để dẫn lưu nhiễm trùng. Bạn đừng nên tự làm tại nhà để tránh vết thương bị nhiễm trùng nhiều hơn.

Làm cách nào để tránh mụn ở mông?

Bất cứ ai cũng có thể có thể bị mụn mông. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được, nhưng có một số điều bạn có thể làm để hạn chế chúng:

Tắm sau khi đổ mồ hôi: Mồ hôi có thể gây kích ứng các nang lông và khiến da bạn dễ nổi mụn. Tránh mặc quần áo tập luyện ướt đẫm mồ hôi và tắm ngay khi có thể.

Chuyển sang đồ lót bằng vải cotton: Chất liệu cotton thoáng khí tốt hơn chất liệu tổng hợp.

Làm sạch nhẹ nhàng: Việc chà xát sẽ gây kích ứng các nang đã bị viêm và làm cho mụn đỏ và to hơn. Thay vào đó, hãy tẩy tế bào chết bằng sữa tắm hoặc kem/sữa dưỡng thể chứa AHA.

Đừng nặn hay chọt vào mụn: Nặn mụn có thể khiến tình trạng mụn trở nên xấu đi cũng như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tránh mặc quần áo bó sát: Ma sát do quần bó sát có thể gây kích ứng da và làm bùng phát mụn.

Ảnh: David Shifrin MD

Những

____________

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Vĩnh Khang

Tham khảo: Verywell Health

No more