Kỹ năng 23/05/2023

Làm thế nào vượt qua tình trạng overthinking trong cuộc sống?

Bài Tuan Anh

Tình trạng overthinking có thể xảy ra với bất kỳ ai. Làm sao để vượt qua nó? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Tình trạng overthinking thường đề cập đến trạng thái suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề nào đó trong thời gian dài, từ đó khiến bạn khó lòng tập trung vào công việc khác. Chúng ta thường nghĩ rằng trạng thái trên giúp mỗi người thấu đáo hơn, tuy nhiên sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Nghiên cứu cho thấy rằng suy nghĩ quá nhiều có liên quan đến cảm giác chán nản, lo lắng và rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Thực tế, ai cũng có lúc rơi vào tình trạng overthinking. Có thể bạn cứ nghĩ về tất cả những thứ sẽ phạm sai lầm trong buổi thuyết trình tuần tới. Hoặc, bạn đã lãng phí vô số thời gian để quyết định xem mình sẽ mặc gì cho buổi phỏng vấn xin việc. Hay đơn giản, bạn luôn khó chịu và bất an về sự thiếu chung thuỷ của người yêu.

Tìm cách chấm dứt việc suy nghĩ quá nhiều có thể giúp bạn tập trung vào các vấn đề quan trọng hơn, gạt bỏ các phiền toái không cần thiết. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

8

1. Dấu hiệu bạn đang trong tình trạng overthinking

Nếu đang băn khoăn không biết liệu mình có đang suy nghĩ quá nhiều về một tình huống hoặc mối quan hệ hay không, thì đây là một số biểu hiện cụ thể:

– Không thể thư giãn, không có khả năng suy nghĩ về bất cứ điều gì khác

– Thường xuyên cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn, đồng thời cố gắng sửa chữa những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn

– Cảm thấy tinh thần kiệt quệ, có nhiều suy nghĩ tiêu cực

– Nhớ lại những tình huống hoặc kinh nghiệm trong tâm trí của bạn, nghĩ đến những điều xấu nhất.

Ảnh: Pexels

2. Nguyên nhân khiến bạn suy nghĩ quá nhiều

 – Bạn không tập trung vào giải pháp: Suy nghĩ quá mức khác với giải quyết vấn đề. Điều này khiến bạn tốn thời gian mà không đưa ra được phương hướng.

– Suy nghĩ lặp lại một vấn đề: Việc bạn liên tục suy nghĩ một vấn đề và chúng lặp đi lặp lại giống nhau sẽ khiến bản thân bế tắc hơn. Ngoài ra, đôi khi đó cũng là biểu hiện cảnh báo sức khoẻ tinh thần của bạn không tốt.

– Bộ não của bạn đang quá tải: Việc suy nghĩ nhiều làm bộ não trở nên quá tải, và làm bạn khó ngủ hơn.

Ảnh: Pexels

3. Cách vượt qua tình trạng overthinking

Rèn luyện sự chú ý

Rèn luyện sự chú ý là một kỹ thuật thiền có thể mang lại lợi ích cho những người mắc chứng lo âu và trầm cảm. Cách dễ nhất để thực hành nó là tập trung vào việc gì đó thông thường, chẳng hạn như rửa bát đĩa hoặc gấp quần áo. Bạn sẽ học cách quán sát hiện tại, tránh những luồng suy nghĩ không cần thiết bao quanh.

Nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng thiền trong 10 phút có thể là một cách hiệu quả để ngăn chặn những suy nghĩ và lo lắng xâm nhập.

Học cách chấp nhận

Suy nghĩ quá nhiều thường bắt nguồn từ việc đắm chìm trong những sai lầm trong quá khứ hoặc lo lắng về những điều mà bạn không thể thay đổi. Thay vì mắng mỏ bản nhân, hãy thử cố gắng chấp nhận và từ bi hơn.

Cách thực hành như sau:

– Thực hành lòng biết ơn và suy nghĩ về những khía cạnh của bản thân mà bạn đánh giá cao

– Hãy ở bên cạnh những người có thể khuyến khích và yêu thương bạn.

– Tha thứ cho bản thân vì những điều bạn hối tiếc

Ảnh: Pexels

Học cách hít thở thật sâu

Bạn đã nghe điều này hàng trăm lần, nhưng quả thật, biện pháp trên có tác dụng rất lớn. Lần tới khi bạn thấy mình trằn trọc suy nghĩ, hãy nhắm mắt lại và hít thở sâu. Bạn có thể thử phương pháp sau đây:

– Tìm một nơi thoải mái để ngồi, thư giãn cổ và vai của bạn.

– Đặt một tay lên tim và tay kia trên bụng. Hít vào và thở ra bằng mũi, chú ý đến cách ngực và bụng di chuyển khi bạn thở.

– Hãy thử thực hiện bài tập này 3 lần một ngày trong 5 phút hoặc bất cứ khi nào bạn có suy nghĩ không cần thiết.

Nhận biết những suy nghĩ tiêu cực tự động

Negative automatic thoughts (ANTs) đề cập đến những suy nghĩ tiêu cực nhất thời, thường liên quan đến sợ hãi hoặc tức giận, đôi khi là phản ứng mạnh với một tình huống. Cách để vượt qua chúng:

– Sử dụng sổ ghi chép để theo dõi tình huống, tâm trạng và suy nghĩ đầu tiên tự động đến với bạn khiến bạn lo lắng.

– Khi bạn tìm hiểu chi tiết, hãy đánh giá lý do tại sao tình huống này lại gây ra những suy nghĩ tiêu cực như vậy.

– Chia nhỏ những cảm xúc mà bạn đang trải qua và cố gắng xác định những gì bạn đang nói với bản thân về tình huống đó.

– Tìm giải pháp thay thế cho suy nghĩ ban đầu của bạn.

Ảnh: Pexels

Thoát khỏi sự phân tâm

Ngừng suy nghĩ quá mức bằng cách tham gia vào một hoạt động mà bạn yêu thích. Điều này sẽ khác nhau đối với mọi người, nhưng các ý tưởng bao gồm: Đi tập thể dục, bắt đầu một sở thích mới,…

Thật khó để bắt đầu một điều gì đó mới khi bạn bị choáng ngợp bởi những suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, hãy thử dành ra một khoảng thời gian nhỏ — chẳng hạn như 30 phút — cách ngày. Sử dụng thời gian này để khám phá những phiền nhiễu tiềm ẩn trong bạn hoặc lao vào những sở thích hiện có.

Đây

______________

Bài: Thuỳ Dung

Tham khảo: healthline, verywellmind

No more