Kỹ năng 21/05/2024

Cách giúp bạn cởi mở tư duy và hoàn thiện bản thân

Bài Tuan Anh

Khi có tư duy cởi mở, bạn sẽ hiểu vấn đềsâu sắc hơn, dễ dàng kết nối với người khác, nâng cao sự tự tin của bản thân mình. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu những tips giúp bạn cải thiện khả năng này qua bài viết sau.

 

Tư duy cởi mở là khả năng hạn chế sự phán xét, nâng cao tính khám phá và sự khoan dung dành cho những quan điểm khác biệt. Những người có tư duy cởi mở thường rất trung thực, đáng tin cậy hơn vì họ có xu hướng cân nhắc nhiều khía cạnh quan điểm trước khi đưa ra một quyết định nào đó.

 

Trong bài viết này, hãy cùng ELLE Man tìm hiểu phương pháp giúp bạn cải thiện và xây dựng kỹ năng trên một cách tốt nhất.

5

1. Nhận thức được những thành kiến của bản thân

 

Thành kiến sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta truyền đạt thông tin, từ đó cũng có thể gây là sự phán xét hoặc những nhận định thiên lệch không đáng có. Nhận thức rõ ràng những thành kiến trong bản thân được xem là bước đầu để giúp bạn cởi mở hơn trước ý kiến trái chiều.

 

Khi tiếp nhận quan điểm mới, bạn hãy cân nhắc xem những thành kiến vốn có của mình ảnh hưởng như thế nào đến cách diễn đạt thông tin. Nếu bạn đồng ý với nhận định đó, hãy suy xét về lý do tại sao bạn chấp nhận điều mới mẻ vừa nhận được. Nếu từ chối tiếp thu, bạn cũng phải cân nhắc về lý do chính đáng cho hành động đó.

tư duy
Ảnh: Unsplash

2. Xem xét về những tư duy đối lập

 

Tư duy cởi mở không chỉ liên quan đến việc đặt câu hỏi cho người khác, mà còn cho cả chính bản thân bạn. Hãy đặt mình vào một chủ đề mà bản thân có quan điểm vô cùng mạnh mẽ, sau đó tưởng tượng ý kiến của một người nào đó ở phía đối lập trong cuộc tranh luận. Bạn có thể tự nghĩ ra ít nhất ba lý do chính đáng khiến đối phương giữ nhận định trái chiều. Song song, bạn cũng có thể đọc một bài báo, một cuốn sách bảo vệ lập luận đối lập này để hiểu rõ hơn.

 

Bản thân bạn có thể đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu quan điểm của họ, ngay cả khichúng ta vẫn sẽ tiếp tục giữ vững chính kiến của mình. Điều này giúp bạn nhìn nhận sự việc một cách cởi mở, đa chiều hơn.

 

3. Thực hành diễn giải một cách phóng khoáng

 

Diễn giải phóng khoáng là quá trình nhận định những ý nghĩ của mọi người xung quanh là tích cực. Nó không chỉ đơn giản là xem xét quan điểm, mà còn lạc quan tìm kiếm lời biện minh cho những hành động của họ.

 

Ví dụ, một người đồng nghiệp có thể khiến bạn khó chịu, hãy xem xét tình huống từ họ. Bạn nên cân nhắc về tác động khiến họ trở nên như vậy. Hãy đưa ra một góc nhìn phóng khoáng nhất có thể, ngay cả khi bạn vẫn thừa nhận cảm xúc tiêu cực mà họ gây ra cho bạn.

kỹ năng
Ảnh: Pexels

4. Đặt ra những câu hỏi tư duy

 

Người tư duy cởi mở có xu hướng đặt câu hỏi hơn là đưa ra ý kiến cá nhân hoặc đi thẳng vào cuộc tranh luận. Chính vì thế, bạn hãy thực hành đưa ra nhiều câu hỏi. Ví dụ, nếu đồng nghiệp đang nói về một sở thích mà bạn chưa từng trải nghiệm, hãy hỏi thêm như sở thích đó như thế nào, và điều gì làm họ thích thú như vậy.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc về vấn đề cảm xúc khi đặt câu hỏi. Nếu đồng nghiệp bắt đầu nói về một chủ đề chính trị mà bạn có quan điểm hoàn toàn trái ngược, hãy đặt câu hỏi về ý kiến của họ thay vì tranh cãi.

 

5. Suy nghĩ về những quan điểm trung lập

 

Hãy suy nghĩ về những quan điểm trung lập trong một chủ đề gây tranh cãi. Bạn có thể hỏi người chỉ lắng nghe vấn đề chứ không hề có bất kì ý kiến nào. Điều này sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.

tư duy
Ảnh: Unsplash

6. Kết nối với những tư duy khác biệt

 

Kết nối với nhiều người mang những quan điểm sống đa dạng, hoặc những ai không thường xuyên gặp gỡ hay tương tác, cũng là cách để bạn cởi mở hơn.Ví dụ, bạn có thể mời đồng nghiệp đi ăn trưa dù trước đây cả hai ít khi nói chuyện. Ngay cả khi không có quan điểm chung, bạn hãy tận dụng cơ hội để hiểu thêm về sở thích và tính cách của họ.

 

7. Học hỏi từ nhiều kênh phương tiện khác nhau

 

Đọc sách, xem phim, nghe nhạc, nghe những bài chia sẻ, hoặc trải nghiệm thêm về các loại phương tiện truyền thông, những khía cạnh mang tính nghệ thuật khác nhau đều có thể giúp chúng ta thêm tưởng tượng phong phú và đồng cảm với những quan điểm nhiều chiều.

kỹ năng
Ảnh: Unsplash

8. Điều chỉnh lại những suy nghĩ và tư duy tiêu cực

 

Những người có tư duy cở mở thường thực tế và lạc quan trong quan điểm. Hãy nhận biết thời điểm bạn đưa ra một kết luận tiêu cực và xem xét bản thân có thể thay đổi suy nghĩ đó hay không. Từ đó, bạn có thể tiếp cận vấn đề một cách trung lập hơn.

 

9. Công nhận rằng bạn đang trong quá trình học tập

 

Biết cách thừa nhận những sai lầm có thể sẽ giúp bạn trở nên cởi mở hơn. Không có gì là chính xác tuyệt đối, nên việc chấp nhận bản thân không hoàn hảo sẽ giúp bạn học hỏi thêm kinh nghiệm và làm tốt hơn trong tương lai. Khi ai đó cố giúp bạn thay đổi suy nghĩ về một vấn đề, hãy thể hiện sự cảm kích cho điều đó.

kỹ năng
Ảnh: Pexels
5

_______

Bài: An An

Tham khảo: indeed

No more