Kỹ năng 26/02/2023

10 cách giúp bạn đối phó với áp lực cuộc sống tốt hơn

Bài ELLE Team

Áp lực trong cuộc sống là chuyện mà bất cứ một ai cũng phải đối mặt. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sống của chúng ta. Vì vậy, bản thân mỗi người cần biết cách để vượt qua tình trạng này.

Áp lực rất dễ xảy ra khi bạn chịu những tác động tiêu cực của công việc, đời sống gia đình, tình cảm…trong cuộc sống hàng ngày. Nó khiến người ta cảm thấy chán nản và thất vọng, không còn động lực để vượt qua khó khăn. Những áp lực trong cuộc sống khiến tinh thần chúng ta tụt dốc không phanh và làm ta muốn trốn tránh. Thế nhưng đó không phải là cách giải quyết vấn đề. Cùng ELLE Man gợi ý cho bạn 10 cách để bạn sẵn sàng đối mặt với những áp lực trong cuộc sống. 

9

1. Suy nghĩ tích cực – đơn giản hoá vấn đề:

Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi bạn gặp phải áp lực mệt mỏi là đơn giản hoá vấn đề. Hãy suy nghĩ một cách tích cực, đừng dồn nén bản thân và đừng cố nhốt mình vào bốn bức tường toàn những điều tiêu cực. Hãy cho mình những khoảng lặng, tạm ngưng những việc đang làm và giành thời gian nghỉ ngơi. Điều này không chỉ giúp tâm trạng tốt lên mà còn giúp bạn tự tin “dọn dẹp” những rắc rối trong công việc và cuộc sống.

cách giảm áp lực suy nghĩ tích cực
Ảnh: pexels

2. Hít thở sâu

Khi bị căng thẳng, mệt mỏi, chúng ta thường có xu hướng khó chịu và mất kiên nhẫn. Do đó, để bản thân bình tĩnh hơn và giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng, hợp lý nhất thì việc hít thở thật sâu và đều đặn sẽ giúp cải thiện hiệu quả tâm trạng. Đây là cách giảm stress đơn giản, có thể áp dụng được cho mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. Thực hành thói quen này thường xuyên cũng giúp bạn nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi căng thẳng, lo âu.

hít thở sâu giảm stress
Ảnh: pexels

3. Ngủ đủ giấc: 

Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây căng thẳng và ngược lại những người căng thẳng cũng dễ bị thiếu ngủ. Nó giống như một vòng luẩn quẩn khiến bạn luôn mệt mỏi. Vì thế, hãy rèn luyện thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Khung giờ vàng cho giấc ngủ là trước 11 giờ tối, và cố gắng ngủ ít nhất 7-9 tiếng mỗi đêm, ngay cả vào cuối tuần. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp bạn tránh được những suy nghĩ tiêu cực, gây căng thẳng cho bản thân.

ngủ đủ giảm stress và áp lực
Ảnh: pexels

4. Tránh xa các thiết bị điện tử

Không thể phủ nhận vai trò của các thiết bị điện tử trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị stress và áp lực thì các thiết bị này là yếu tố khiến bạn thêm mệt mỏi và căng thẳng. Ngoài ra, mạng xã hội có thể đem lại cho bạn cảm giác tiêu cực nhiều hơn là tích cực khi phải so sánh bản thân với người khác. Do đó, tốt nhất hãy tránh xa các thiết bị điện tử (bao gồm cả điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi…) và vận động nhẹ nhàng trong vài phút.

tránh xa các thiết bị điện tử
Ảnh: pexels

5. Tập luyện thể dục, thể thao

Tập thể dục có khả năng giảm stress vì giảm cortisol – đây là hormone được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian bạn căng thẳng, lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Đây cũng là phương pháp giúp kích thích tuyến yên của não bộ giải phóng endorphins – chất dẫn truyền thần kinh có hiệu quả cao và giúp có thể tránh được các tác động tiêu cực của stress. Ngoài ra, hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, chơi các trò chơi như quần vợt hoặc bóng đá 30 phút mỗi ngày sẽ làm trẻ hóa tinh thần và giác quan của bạn.

tập thể dục thể thao giảm áp lực
Ảnh: pexels

10

6. Dành thời gian cho bạn bè và gia đình

Khi bản thân bị stress đừng tự mình gồng gánh mọi thứ, lúc này bạn cần một chỗ dựa để chia sẻ. Bạn nên tìm đến những người bạn, những người thân thương mà bạn tin tưởng nhất để trải lòng và nhận những lời khuyên từ họ. Dưới cái nhìn khách quan của người ngoài cuộc sẽ giúp bạn định hướng và suy nghĩ đúng đắn hơn, từ đó dễ dàng giúp bản thân giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

giảm stress
Ảnh: pexels

7. Dọn dẹp nhà cửa

Theo một nghiên cứu khác đăng trên một tạp chí y khoa của Anh, British Journal of Sport Medecine, làm những công việc nhà như lau nhà, hút bụi, rửa chén một cách cật lực, cũng có tác dụng giống như tập thể dục hay chơi thể thao. Dọn dẹp là công việc đòi hỏi sự tập trung cao, chính sự tập trung này giúp ngăn ngừa sự hình thành của chứng rối loạn tập trung tư tưởng (gây ra trầm cảm). Ngoài ra, không gian sống được cải thiện cũng khiến cho tâm trạng của bạn tốt lên nhiều.

dọn dẹp nhà cửa giảm áp lực
Ảnh: pexels

8. Massage

Các động tác massage giúp bạn giải tỏa áp lực, lấy lại tinh thần thoải mái. Nhất là massage với các động tác nhẹ nhàng sẽ kích thích trực tiếp lên các huyệt đạo trên da đầu, kích thích quá trình tuần hoàn máu não từ đó huyết áp ổn định hơn, mang lại cho bạn sự thư thái. Massage xong cơ thể bạn như được lột xác thoát khỏi những căng thẳng và stress, tăng cường khả năng vượt qua bất kỳ kiểu rối loạn giấc ngủ nào. Bạn sẽ ngủ sâu hơn và sức khỏe cũng được cải thiện tốt hơn. Đồng thời, tinh dầu cũng là chất làm thư giãn, giúp xoa dịu tâm trí của bạn và loại bỏ lo lắng.

Massage giảm stress
Ảnh: pexels

9. Tập yoga

Đây là một trong những phương pháp nâng cao thể chất và nuôi dưỡng tinh thần hữu hiệu nhất. Các bài tập yoga yêu cầu biến đổi các tư thế cơ thể một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển kết hợp với thở sâu – có thể giúp hồi phục lại tinh thần sau quãng thời gian căng thẳng. Đặc biệt, tư thế trồng cây chuối hoặc uốn cong lưng có thể giúp tâm trạng tốt lên nhanh chóng.

giảm stress bằng cách tập yoga
Ảnh: pexels

10. Cười thật nhiều

Bất cứ khi nào bạn đối mặt với một tình huống mà bạn cực kỳ cảm thấy căng thẳng, hãy thử cười hoặc nếu không ít nhất bạn hãy mỉm cười, khi đó nụ cười tạo ra endorphin làm giảm độ căng thẳng trong cơ thể. Hãy tự tìm kiếm niềm vui cho bản thân theo nhiều cách. Bạn có thể xem một bộ phim hài, chơi đùa cùng những đứa trẻ hay trao yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. 

cười thật nhiều giảm áp lực
Ảnh: pexels

Career

___

Bài: Nhật Phương

No more