Kỹ năng 26/11/2023

Làm sao để giải quyết mâu thuẫn nơi công sở một cách khéo léo?

Bài Tuan Anh

Mâu thuẫn khi làm việc chung không phải là điều quá xa lạ. Làm sao để xử lý tình huống trên một cách hiệu quả nhất?

 

Mâu thuẫn nơi công sở là tình huống mà bất kỳ ai cũng từng gặp phải. Biết cách giải quyết chúng sẽ là một kỹ năng quan trọng giúp bạn hoạt động nhóm tốt hơn và giữ mối quan hệ đồng nghiệp bền chặt. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Nhận

I. VÌ SAO NÊN GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN CÔNG SỞ THẬT NHANH CHÓNG?

 

Có rất nhiều lý do để bạn giải quyết thật nhanh những mâu thuẫn nơi công sở. Bởi lẽ, kết thúc xung đột không chỉ tác động đến công việc hiện tại, mà còn góp phần giúp bạn đạt được các điều sau.

 

Cùng nhau giải quyết những vấn đề lớn: Đôi khi một bất đồng nhỏ là khởi nguồn cho những mâu thuẫn lớn hơn. Trước khi mọi thứ trở nên trầm trọng, bạn nên xử lý chúng. Ngoài ra, nó giúp bạn xử lý các căng thẳng để mối quan hệ tốt hơn.

 

Xây dựng môi trường công sở lành mạnh: Có rất nhiều thao túng tâm lý và xích mích nơi công sở làm mọi thứ tệ hơn. Học cách biện hộ cho bản thân và người khác bằng cách giải quyết sự khó chịu của từng cá thể trong tập thể giúp công ty bạn đoàn kết, bền vững hơn.

 

Hiểu thêm về chính bạn: Bạn càng dành nhiều thời gian để xem xét vai trò của chính mình trong cuộc xung đột, bạn sẽ hiểu thêm về bản thân, đồng thời góp phần tăng khả năng giải quyết các mâu thuẫn. Ngoài ra, nó giúp bạn cải thiện khả năng lãnh đạo.

mâu thuẫn
Ảnh: Unsplash

II. CÁC CÁCH GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN NƠI CÔNG SỞ

 

1. Đánh giá tình hình chung

 

Đánh giá tình hình là điều đầu tiên bạn cần làm. Hãy xem xét lại các hành vi của mình để đánh giá bản thân bạn có phải là nguồn cơn gây xích mích hay không. Hãy cố gắng nhìn nhận tình huống một cách khách quan và suy nghĩ về những điều bạn cần giải quyết với đồng nghiệp của mình.

 

2. Giải quyết mâu thuẫn sớm nhất có thể

 

Khi bạn đã nhận thấy vấn đề và dành thời gian để tự mình xem xét mọi khía cạnh, hãy liên hệ với bên kia để trò chuyện. Bạn thảo luận và giải quyết mâu thuẫn càng sớm thì càng ít có khả năng phát triển thành một chuyện lớn gây ảnh hưởng đến năng suất hoặc sức khỏe của bạn.

xung đột
Ảnh: Unsplash

3. Đặt cuộc họp riêng

 

Bất cứ khi nào có thể, hãy tổ chức cuộc họp giải quyết mâu thuẫn ở nơi riêng tư. Nếu bạn cảm thấy cả hai đều được hưởng lợi từ người hòa giải bên thứ ba, hãy mời họ tham gia. Tuy nhiên, cuộc gặp càng riêng tư thì mọi người tham gia càng thành thật và cởi mở hơn về cảm xúc của mình mà không sợ bị đám đông phán xét.

 

4. Chú ý ngôn ngữ cơ thể của bạn

 

Các tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ của chúng ta đều bộc lộ rất nhiều điều. Một số chuyển động cơ thể, chẳng hạn như bồn chồn, có thể là dấu hiệu của sự lo lắng. Vì thế, hãy tập kiểm soát vài hành động của bạn như: Duy trì ánh mắt, giữ cánh tay của bạn ở hai bên hoặc không bắt chéo, giữ nét mặt trung tính hoặc bình tĩnh,…

mâu thuẫn
Ảnh: Unsplash

5. Thể hiện cảm xúc của bạn

 

Trong nhiều trường hợp, xung đột nảy sinh từ cảm giác bị tổn thương hơn là bất đồng công việc. Khi tham gia cuộc họp giải quyết mâu thuẫn, hãy sử dụng ngôn ngữ “Tôi” để mô tả cảm giác của bạn, chẳng hạn như “Tôi cảm thấy xấu hổ khi bạn chỉ ra lỗi tôi đã mắc phải trên bảng tính” thay vì “bạn khiến tôi xấu hổ”.

 

Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng chính bạn làm chủ đề của câu để tránh cho đối phương cảm thấy đang bị tấn công.

 

6. Tìm ra vấn đề khiến mâu thuẫn xảy ra

 

Một số mâu thuẫn xảy ra do sự thiếu cẩn trọng từ cả hai bên. Bạn hãy dành thời gian để kiểm tra xem đối phương cảm thấy thế nào, đồng thời đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội chia sẻ.

mâu thuẫn
Ảnh: Unsplash

7. Lắng nghe đối phương

 

Khi đối phương đang chia sẻ, hãy sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực để đảm bảo bạn hiểu rõ quan điểm người đối diện. Bên cạnh đó, chúng ta hãy đưa ra phản hồi rằng bản thân đang tiếp nhận thông tin bằng cách không ngắt lời, hoặc yêu cầu làm rõ khi cần thiết.

 

8. Tìm kiếm giải pháp kết thúc mâu thuẫn

 

Sau khi tranh luận, hãy tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn. Trong một số trường hợp, chỉ cần một lời xin lỗi chân thành là đủ. Ngoài ra, bạn có thể tham gia để tìm kiếm cách thức giải quyết vừa lòng cả hai bên.

mâu thuẫn
Ảnh: Unsplash

9. Lập kế hoạch

 

Nếu cần, hãy lập một kế hoạch làm việc để tránh mâu thuẫn. Bạn có thể cân nhắc nờ bên thứ ba sắp xếp một loạt các bước giúp mọi thứ trôi chảy, đồng thời cả hai đều được lắng nghe và thấu hiểu.

Cách

_________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: indeed

No more