Kỹ năng 29/06/2023

6 phong cách lãnh đạo giúp bạn trở thành nhà quản lý tài ba

Bài Tuan Anh

Có bao nhiêu phong cách lãnh đạo, và ưu nhược của từng phương thức là gì? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Cách ứng xử, hướng dẫn và quản lý những đồng đội hay nhân viên rất quan trọng đối với một người lãnh đạo. Bên cạnh việc trở thành “đầu tay”, họ cũng còn phải thúc đẩy người khác sáng tạo, kích thích sự đổi mới, truyền cảm hứng cho đồng đội.  

Trên thực tế, có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong kỹ năng quản lý công việc, con người. Để làm rõ từng khía cạnh, hãy cùng ELLE MAN tham khảo 6 kiểu lãnh đạo thường thấy nhất.

Tips

1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền

Nhà lãnh đạo chuyên quyền thường có những đặc điểm chính sau đây:

– Là những người đưa ra kỳ vọng rất rõ ràng về những gì cần phải làm, thời gian cũng như cách thức thực hiện cho đồng đội, nhân viên.

– Giữa người đứng đầu và các thành viên tham gia có sự phân biệt rõ ràng. Nhà lãnh đạo chuyên quyền đưa ra mọi quyết định một cách độc lập, sẽ có rất ít hoặc thậm chí không nhận bất kì sự đóng góp ý kiến nào từ những người còn lại trong nhóm. 

Ảnh: Pexels

Dưới sự lãnh đạo theo phong cách này, những thành viên trong nhóm thường đưa ra quyết định ít sáng tạo hơn. Vì vậy, nếu lạm dụng cung cách này, bạn sẽ bị xem là người ưa kiểm soát, độc tài. Phong cách này cũng mang đến xu hướng tạo ra môi trường hỗn loạn, thù địch, có khả năng gây chống đối nhà lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền sẽ phát huy hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp, thời gian đưa quyết định bị hạn chế hoặc khi người lãnh đạo là thành viên hiểu biết nhất trong nhóm, và cần thực thi dứt khoát. 

2. Phong cách dân chủ

Theo nghiên cứu, nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ thường đem lai hiệu quả cao, khi họ thường đưa ra hướng dẫn cho các thành viên, đồng thời cho phép mọi người tham gia đóng góp. Thông thường, thành viên trong nhóm này sẽ kém hơn về hiệu suất làm việc so với nhóm được lãnh đạo bởi nhà chuyên quyền, nhưng chất lượng của những đóng góp lại cao hơn. 

Các thành viên trong nhóm được lãnh đạo bởi phong cách dân chủ sẽ cảm thấy mình được là một phần quan trọng, thúc đẩy động lực và tính sáng tạo trong suốt quá trình hợp tác. Nhưng bên cạnh sự khuyến khích đó, người lãnh đạo dân chủ vẫn sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. 

Ảnh: Pexels

3. Phong cách lãnh đạo ủy quyền

Đây là phong cách mà người lãnh đạo ủy quyền và trách nhiệm cho các nhân viên để họ đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Trái ngược với phong cách lãnh đạo dân chủ, nhà lãnh đạo ủy quyền đưa ra rất ít ý kiến hoặc không hướng dẫn cho các thành viên và để cho họ tự ra quyết định.

Đây sẽ là phong cách hữu ích nếu thành viên trong nhóm là những người có chuyên môn và trình độ cao. Nếu áp dụng không đúng, nó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu định hướng cho cả nhóm, các thành viên đổ lỗi cho nhau khi có bất kì sai sót nào xảy ra, từ chối nhận trách nhiệm, và từ đó hiệu suất làm việc bị giảm sút.

Ảnh: Pexels

4. Phong cách chuyển đổi

Đây thường được xem là phong cách lãnh đạo mang lại tính hiệu quả cao nhất, khi người đứng đầu khuyến khích, truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên đổi mới và tạo ra sự thay đổi, giúp phát triển và định hình thành công trong tương lai của công ty.

Nhà lãnh đạo chuyển đổi cần có sự thông minh về mặt cảm xúc, luôn tràn đầy năng lượng và đam mê. Họ không chỉ cam kết giúp cả nhóm đạt được mục tiêu đã đề ra mà còn giúp tất cả thành viên phát huy hết tiềm năng của mình.

Phương thức này mang lại hiệu suất công việc cao hơn và mức độ hài lòng của nhóm được cải thiện nhiều hơn so với những phong cách khác. 

Ảnh: Pexels

5. Phong cách lãnh đạo giao dịch

Như tên gọi của nó, người lãnh đạo sẽ xem mối quan hệ giữa họ và cấp dưới là một giao dịch. Bằng cách chấp thuận trở thành một thành viên trong nhóm, cá nhân đó đã đồng ý tuân thủ theo nhà lãnh đạo. Trong đa số trường hợp, điều này liên quan đến mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, tập trung vào việc thành viên sẽ hoàn thành các nhiệm vụ được yêu cầu để nhận lại thù lao xứng đáng. 

Ưu điểm lớn nhất của phong cách lãnh đạo này là xác định vai trò rõ ràng của từng thành viên. Mọi người biết được nhiệm vụ và đổi lại họ sẽ nhận được gì. Bên cạnh đó, nó cũng đòi hỏi người lãnh đạo phải giám sát và chỉ đạo trong trường hợp cần thiết. 

Các thành viên tham gia trong nhóm cũng được khuyến khích thực hiện tốt để nhận phần thưởng. Ngoài ra, nhược điểm tồn tại trong phong cách giao dịch là sự kìm hãm khả năng sáng tạo và tư duy vượt bật của nhóm.

Ảnh: Pexels

6. Phong cách lãnh đạo tình huống

Đây là phương pháp thay đổi linh hoạt dựa trên những tình huống cụ thể, trong đó bao gồm tầm quan trọng của nhiệm vụ, năng lực và tinh thần của những người đảm nhận nhiệm vụ đó.

Theo chính tác giả của lý thuyết này – Hersey và Blanchard, họ đã gợi ý rằng có bốn phong cách lãnh đạo chính mà mọi nhà quản lý có thể linh hoạt thay đổi cho từng nhóm nhân viên:

– Chỉ đạo: Ít ra hướng dẫn và hỗ trợ, chỉ đưa mệnh lệnh và yêu cầu sự tuân thủ

– Huấn luyện: Đưa ra mệnh lệnh nhưng đi kèm nhiều sự hỗ trợ

– Hỗ trợ: Cung cấp rất nhiều sự trợ giúp nhưng ít định hướng

– Ủy quyền: Hạn chế cả về hướng dẫn và hỗ trợ

Lợi

_________

Bài: An An

Tham khảo: verywellmind

No more