Nhân vật 08/01/2017

Trương Nghệ Mưu – Có vượt qua đường trường thành?

Bài ELLE Team

[Tạp chí ELLE Man tháng 12/2016] Sự xuất hiện của Trương Nghệ Mưu trong ngành nghệ thuật thứ 7 luôn tạo thành hai luồng ý kiến, đặc biệt là sau khi ông rời địa hạt phim nghệ thuật sang thị trường giải trí.

Dấu ấn trong thế hệ đạo diễn thứ 5

Thuộc thế hệ đạo diễn thứ 5 của điện ảnh Trung Quốc cùng Trần Khải Ca, Điền Tráng Tráng, Trương Nghệ Mưu trải qua thời kỳ đen tối của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Quá trình bị đẩy đến nông thôn, sống đời sống của dân nghèo đã giúp Trương thay đổi nhận thức về xã hội. Điều này được ông thể hiện rất rõ trong các bộ phim thời kỳ đầu, đặc biệt là bộ ba Cao Lương Đỏ (1987), Cúc Đậu (1990) và Đèn Lồng Đỏ Treo Cao (1991) tái hiện xã hội thôn quê với nhiều hủ tục còn sót lại từ chế độ phong kiến.

truong-nghe-muu-co-vuot-qua-duong-truong-thanh-1

Bằng khả năng của người xuất thân từ nhiếp ảnh, Trương Nghệ Mưu tạo dựng nên một không gian đặc biệt ấn tượng với sắc đỏ làm chủ đạo. Sắc đỏ của bộ quần áo cưới, của đèn lồng, của máu, của rượu. Nó vừa thể hiện được “tính nữ” của nhục dục, vừa thể hiện hủ tục về nối dõi tông đường của xã hội phong kiến – nơi xem người phụ nữ chỉ là công cụ.

Review

Trương luôn khôn khéo tránh né động chạm đến chính trị. Có lẽ, Cách mạng Văn hóa đã “đả thông tư tưởng” khiến ông hiểu hoàn cảnh chính trị của mình, giúp ông tìm được cách kể chuyện độc đáo, không còn mang bóng dáng của thứ phim ảnh đơn điệu dưới thời Mao Trạch Đông. Với ông, thân phận con người, nhất là người phụ nữ mới là điều đáng kể. Ông cho họ tình yêu, cho họ ham muốn và để họ phản kháng. Dù cuối cùng, lẽ tất yếu trong xã hội trọng nam khinh nữ, họ đều có số phận bi thảm.

flowers of war christian bale
flowers of war christian bale

Như rất nhiều người chọn sáng tạo làm mục tiêu theo đuổi, Trương Nghệ Mưu sợ sự sáo mòn và cũ kỹ. “Tôi đã làm nhiều phim về đỏ quá. Tôi không muốn khán giả sẽ nói rằng: “À, lại một phim nữa của Trương Nghệ Mưu” bất cứ khi nào tôi làm một bộ phim mới”. Cho nên, sau bộ ba phim đánh dấu tài năng, ông bắt đầu tìm kiếm những chủ đề mới. Nhưng không vì vậy mà phong cách của ông bị đảo lộn. Sợi dây xuyên suốt trong tất cả các tác phẩm của ông chính là phụ nữ. Trong Phải Sống, Thu Cúc Đi Kiện hay Coming Home (2014), Đường Về Nhà (1999), ông cho người phụ nữ thêm không gian, để họ đứng lên chống lại mặt trái của xã hội, mà ở đây là Cách mạng Văn hóa, là chính quyền. Và, tất nhiên, mọi thứ với Trương chỉ để lột tả số phận của những cá nhân đơn lẻ, cô độc và nghèo khó thay vì đả kích, vạch mặt hay tố cáo.

Canh bạc mang tên “trường thành”

truong-nghe-muu-co-vuot-qua-duong-truong-thanh-3

Thời kỳ về sau, những tác phẩm của Trương Nghệ Mưu (kể cả những đạo diễn khác trong thế hệ thứ 5) hướng đến khán giả đại chúng và quốc tế hơn. Chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng của thiên võ hiệp kỳ tình Ngọa Hổ Tàng Long, Trương làm liền tù tì ba phim, từ nghệ thuật đến thương mại: Anh hùng, Hoàng Kim Giáp, Thập diện mai phục. Điều này bắt nguồn phần lớn từ việc phát triển như vũ bão của điện ảnh Trung Quốc, từ số lượng phim đến số lượng rạp chiếu trên khắp cả nước (chủ yếu hướng đến giải trí) thu mỗi năm vài tỷ USD khiến Hollywood cũng phải tìm mọi cách đầu tư vào thị trường này.

truong-nghe-muu-co-vuot-qua-duong-truong-thanh-4

Tư duy hình ảnh của Trương chuyển từ thô ráp, trần trụi sang đẹp đẽ, trau chuốt. Lý giải điều này, Trương chia sẻ giới trẻ không thích xem những phim quá nặng nề mà chuộng những đề tài đơn giản. Gần đây trong bài phỏng vấn với The Hollywood Reporter, Trương một lần nữa nhấn mạnh: “Bây giờ người ta chỉ bàn về doanh thu”. Phát ngôn này đến từ thất bại của Coming Home khi đây là phim nghệ thuật đầu tiên của Trương bị nhiều nhà phê bình quay lưng. IndieWire thì nhấn mạnh Trương đã mất đi cơ hội về với đỉnh cao.

Sau hơn 2 thập kỷ làm việc không ngừng nghỉ, nhận về vô số lời khen chê, ở độ tuổi 65 Trương Nghệ Mưu vẫn tiếp tục thay đổi trên con đường sáng tác để tạo ra sự đa dạng nhất có thể. Trương cho biết: “The Great Wall thực sự là một thách thức cho tôi vì bộ phim hoàn toàn nói tiếng Anh. Tôi đã từng từ chối những tác phẩm như vậy, nhưng sau khi làm Kim Lăng Thập Tam Hoa – bộ phim nói một phần bằng tiếng Anh, phản hồi của khán giả không tệ khiến tôi thay đổi suy nghĩ”. Khi dàn diễn viên của The Great Wall được công bố, Trương vấp phải những phản đối gay gắt về việc “trắng hóa” nhân vật khi chọn Matt Damon vào vai nam chính. Ông lên tiếng trên Entertainment Weekly: “Bộ phim này không phải là về việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành, Damon cũng không đóng một vai dành cho người Trung Quốc. Anh chỉ là 1 trong 5 nhân vật chính, mà 4 nhân vật còn lại là người Trung Quốc”. “Tôi đã và sẽ không chọn diễn viên cho một bộ phim đi ngược lại quan điểm thẩm mỹ điện ảnh của tôi”.

The

Giới chuyên môn đánh giá, The Great Wall với Trương Nghệ Mưu là một canh bạc. Tận dụng cái tên còn sức hút với truyền thông và công chúng, ông hợp tác với Hollywood để bước vào guồng công nghệ làm phim tân tiến trước khi ‘thất thủ’. Với kinh phí sản xuất 160 triệu USD, chưa kể chi phí quảng cáo, The Great Wall cần đạt 400 triệu USD mới có thể huề vốn, và ít nhất khẳng định vị trí của Trương trên thị trường phim giải trí.

Fun fact: The Great Wall có dàn diễn viên siêu sao gồm Matt Damon, Lưu Đức Hoa, Bành Vu Yến, Lâm Canh Tân, Trần Học Đông,…Lấy bối cảnh thời Bắc Tống, phim kể về một lính đánh thuê Châu Âu vô tình phát hiện bí mật đằng sau Vạn Lý Trường Thành. Khi những sinh vật ăn thịt bao vây Trường thành, William đã gia nhập lực lượng bản địa chiến đấu chống lại thay vì tham lam tìm kiếm gia tài. Phim ra rạp ngày 17/2.

Tuấn Lalarme – Đức Trần (Nguồn Tạp chí Phái đẹp ELLE)

 

No more