Sức khỏe 16/01/2024

Điều gì xảy ra khi bạn chạy bộ mỗi ngày?

Bài Tuan Anh

Chạy bộ là một hình thức tập thể dục cực kỳ phổ biến vì dễ tiếp cận, không yêu cầu dụng cụ và chi phí đắt tiền. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu những thay đổi về cơ thể khi bạn tập luyện mỗi ngày.

 

Chạy bộ mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Bạn có thể cải thiện tim mạch, xây dựng cơ bắp, tăng mật độ xương, tăng sự tự tin và cải thiện tâm trạng.

11

I. LỢI ÍCH CỦA CHẠY BỘ MỖI NGÀY

 

1. Lợi ích thể chất

 

Chạy là một bài tập toàn thân, đem lại nhiều lợi ích khi bạn chạy đều đặn mỗi ngày:

 

– Tốt cho sức khỏe tim mạch

 

– Xây dựng sức mạnh và cơ bắp

 

– Cải thiện hiệu suất chạy, đồng thời ảnh hưởng tích cực đến mật độ xương

 

– Duy trì cân nặng hợp lý

chạy bộ
Ảnh: Unsplash

Chạy là một trong những bài tập aerobic tốt nhất và dễ tiếp cận nhất mà bạn có thể thực hiện để cải thiện sức khỏe tim mạch. Khi chạy, nhịp tim của bạn tăng lên, máu, oxy và chất dinh dưỡng được bơm đến các cơ bắp đang hoạt động. Theo thời gian, tim và phổi của bạn trở nên khỏe hơn. Khi tim mạch được cải thiện, bạn có thể chạy nhanh và hiệu quả hơn, bớt khó thở, đuối sức hơn so với khi mới bắt đầu.

 

Người ta đã chứng minh rằng việc chạy bộ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện tỷ lệ tử vong. Chạy góp phần cải thiện các yếu tố chuyển hóa tim mạch như huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol. Các nghiên cứu cho thấy chạy bộ làm giảm huyết áp và tăng cholesterol HDL – cholesterol tốt, góp phần làm giảm các bệnh mãn tính.

tập thể dục
Ảnh: Unsplash

Chạy bộ cũng một bài tập xây dựng cơ bắp tuyệt vời bằng cách sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau, từ cơ trọng tâm đến phần thân trên và thân dưới. Ngoài ra, nếu mục tiêu của bạn là quản lý cân nặng thì chạy là cách rèn luyện hữu ích.

 

Xương của bạn cũng được ảnh hưởng một cách tích cực khi chạy. Hoạt động có tác động mạnh này gây áp lực lên xương, kích thích xương tạo ra nhiều khoáng chất và trở nên chắc khỏe hơn.

 

2. Lợi ích sức khỏe tinh thần

 

Chạy bộ không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Một nghiên cứu cho thấy thuốc chống trầm cảm hoặc chạy bộ đều là những phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều người mắc chứng trầm cảm và rối loạn lo âu.

 

Cảm giác hưng phấn mà nhiều người chạy bộ trải qua là do não giải phóng beta-endorphin, tạo ra cảm giác dễ chịu sau khi chạy và góp phần tăng cường sức khỏe não bộ, cải thiện trí nhớ và các hoạt động nhận thức.

chạy bộ
Ảnh: Unsplash

3. Rủi ro có thể xảy ra khi chạy quá nhiều

 

Tuy nhiên, chạy cũng có một số rủi ro như:

 

– Nguy cơ chấn thương

 

– Đau nhức, đau khớp, mệt mỏi

 

– Kiệt sức, mệt mỏi về tinh thần

 

Hãy khởi động kỹ trước mỗi buổi tập và nghỉ ngơi đủ để cơ thể hồi phục và cơ bắp phát triển.

 

II. CÁCH ĐƯA CHẠY BỘ VÀO THÓI QUEN TẬP HÀNG NGÀY

 

Có nhiều cách an toàn và lành mạnh để xây dựng thói quen chạy bộ. Bạn cần bắt đầu từ từ và tăng dần khoảng cách, cường độ khi chạy.

 

1. Thêm các bài tập tăng sức mạnh

 

Hãy cân nhắc thêm các bài tập như đạp xe, bơi lội, yoga, gym vào chế độ tập luyện. Điều này giúp đa dạng hình thức tập luyện và việc xây dựng các nhóm cơ chính dùng để chạy như cơ mông, cơ lõi giúp tăng hiệu suất chạy và ngăn ngừa chấn thương.

tập gym
Ảnh: Unsplash

2. Ưu tiên nghỉ ngơi

 

Nghỉ ngơi rất cần thiết. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu một ngày bạn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức thì đó là dấu hiệu cơ thể yêu cầu được nghỉ ngơi.

 

3. Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khi chạy bộ

 

Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp ngăn ngừa mệt mỏi, buồn nôn, chuột rút và nguy cơ kiệt sức. Cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, chất điện giải, calo cơ thể bạn sẽ hồi phục tốt và phát triển cơ bắp tốt hơn.

Ảnh: Unsplash

4. Sử dụng giày tập và trang phục phù hợp

 

Một đôi giày và quần áo phù hợp sẽ giúp bạn thoải mái và hỗ trợ thêm cho bạn khi chạy.

 

Chạy bộ thường xuyên như một thói quen tập thể dục hàng ngày mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần. Nhưng bạn không cần thực hiện hàng giờ liền một cách quá sức. Thay vào đó, hãy kết hợp việc chạy bộ với các bài tập thể lực khác để tăng sức mạnh cơ bắp, giảm nguy cơ chấn thương, kiệt sức. Bên cạnh đó, bạn nên lắng nghe cơ thể đi cảm thấy mệt mỏi, đau nhức.

Các

__________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: healthline

No more