Sức khỏe 15/09/2021

Cách điều trị và chế độ ăn phù hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa

Bài ELLE Team

Rối loạn tiêu tưởng chừng là chuyện của riêng ai nhưng đây là triệu chứng rất phổ biến ở không chỉ ở người già hay trẻ nhỏ mà ở cả thanh niên. Những triệu chứng thường gặp là rối loạn đại tiện, đau bụng, khó tiêu, do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến loạn khuẩn ở đường ruột. Vậy khi bị rối loạn tiêu hoá thì đâu là thực đơn phù hợp cũng như cách điều trị mà bạn cần tuân thủ?

Rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề đường ruột nhiều người gặp phải, gây ảnh hưởng và làm gián đoạn nhiều hoạt động của cuộc sống. Đặc biệt, người rối loạn tiêu hóa nếu chủ quan trong việc điều trị có thể gây nên các bệnh lý như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, polyp đại tràng, thậm chí ung thư… Nếu bạn đang khổ sở vì bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên thì hãy để ELLE Man “mách nước” cho bạn thực đơn và phương pháp điều trị đơn giản nhưng hiệu quả trong bài viết này. 

Đàn

Top thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hoá

1. Gừng

gừng điều trị cho người thường bị rối loạn tiêu hoá
Ảnh: pexels

Đây là loại gia vị rất phổ biến, ngoài nấu ăn gừng còn là nguyên liệu chữa bệnh tiêu hóa hiệu quả mà cụ thể là rối loạn tiêu hóa. Tính axit của gừng sẽ hạn làm giảm bớt chất nhầy trong ruột, làm sạch ruột, kích thích tiêu hóa. Hơn nữa thành phần vitamin B3 trong gừng sẽ giúp ức chế và ngăn chặn bệnh rối loạn tiêu hóa về sau.

Trong kệ bếp của những người bị rối loạn tiêu hoá luôn phải có mứt gừng miếng hoặc trà gừng túi lọc, mỗi ngày uống một ly trà gừng và vài miếng mứt về lâu dài sẽ cải thiện hệ tiêu hoá hiệu quả. 

 

2. Trà bạc hà

Trà bạc hà có thể kể đến như là “bài thuốc vàng” cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Chất peppermint có trong lá bạc hà có tác dụng chống co thắt dạ dày, tác dụng này chính là “khắc tinh” của bệnh rối loạn tiêu hóa. Chỉ cần bạn uống một tách trà bạc hà sau khi ăn là có thể nhanh chóng làm dịu dạ dày. Bên cạnh đó, ngậm kẹo hoặc nhai một vài lá bạc hà cũng mang đến hiệu quả tương tự.

Trà bạc hà
Ảnh: pexels

3. Sữa chua cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

Nhờ có chứa vô vàn các chủng khuẩn có lợi cùng với các enzym tiêu hóa mà sữa chua có thể giúp chúng ta cải thiện hội chứng rối loạn tiêu hóa. Sử dụng một hộp sữa chua không đường mỗi ngày giúp bạn giảm thiểu được chứng rối loạn tiêu hóa cũng như làm đẹp vô cùng tốt.

Sữa chua – Cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh
Ảnh: pexels

4. Bổ sung yến mạch trong chế độ ăn uống

Bột yến mạch có hàm lượng chất xơ cao, có thể thúc đẩy sức khỏe đường đường, duy trì nhu động ruột và điều trị táo bón. Một số nghiên cứu cho biết, bột yến mạch có thể cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, đây là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Điều này có nghĩa là người bệnh có thể sử dụng yến mạch ngay cả khi mắc chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy mãn tính.

Bổ sung yến mạch trong chế độ ăn uống
Ảnh: pexels

5. Giấm táo

Quá ít axit trong dạ dày là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá. Do đó, bạn có thể bổ sung giấm táo để làm tăng lượng axit dạ dày bằng cách sử dụng 1-2 muỗng giấm táo pha với 1 cốc nước lọc để uống. Loại thức uống này sẽ giúp bạn xoa dịu các cơn đau bụng do rối loạn tiêu hoá gây ra.

giấm táo
Ảnh: pexels

6. Quả bơ

Bơ có chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, rất tốt trong việc duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Nó còn có khả năng quan trọng khác là chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A, rất cần thiết cho niêm mạc lót của toàn bộ đường tiêu hóa.

7. Quả táo

Táo có chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Táo sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón và cũng là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe tổng thể.

8. Khoai lang giúp kích thích tiêu hoá, chống viêm loét dạ dày hiệu quả

Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao giúp chữa viêm loát dạ dày. Do đó, nó là một lựa chọn tuyệt vời cho hệ tiêu hóa.

 

Ăn uống khoa học để điều trị rối loạn tiêu hóa

1. Thay đổi chế độ ăn

Để giúp hệ tiêu hóa hồi phục và cân bằng trở lại, điều quan trọng nhất là thay đổi chế độ ăn. Ngoài việc đảm bảo tối đa vệ sinh thực phẩm để tránh “nhập khẩu” các vi sinh vật gây hại, bạn cần lưu ý tránh những thực phẩm tuy tốt với người bình thường nhưng lại tai hại với những người rối loạn tiêu hóa.

Đó là những thực phẩm gây đầy hơi như tỏi, hành, đậu, bắp cải, húng quế, cần tây, chuối, mận, nho khô… Cũng nên cai bớt các loại thực phẩm từ sữa vì đường lactose là thứ “khó nhằn” đối với bộ máy tiêu hóa kém khỏe mạnh. Các món ăn có nhiều mỡ cũng vậy, quá “nặng” với đường ruột đang có vấn đề của bạn.

chế độ ăn khoẻ mạnh
Ảnh: pexels

 

2. Ăn nhiều bữa nhỏ

Ăn nhiều bữa nhỏ hơn có thể tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp người bệnh không ăn quá nhiều. Điều này cũng có thể giảm áp lực lên hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Khi ăn một bữa ăn lớn, hệ thống tiêu hóa có thể bị quá tải, dẫn đến xử lý thức ăn không tốt như bình thường. Điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng do acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này dẫn đến sự quá tải của dạ dày, gây đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn.

 

3. Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ có thể hỗ trợ làm tăng khối lượng phân, giúp phân mềm và điều trị táo bón hiệu quả. Những người bị rối loạn tiêu hóa được khuyến cáo tiêu thụ chất xơ mỗi ngày để điều chỉnh hoạt động của hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

bổ sung chất xơ để lợi cho tiêu hóa
Ảnh: pexels

 

4. Uống đủ nước

Uống đủ nước có thể làm sạch toàn bộ hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, làm mềm phân và ngăn ngừa các rủi ro khác. Bên cạnh đó, nước có thể giúp hệ thống tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn bằng cách giúp cơ thể phân hủy thức ăn. Người bệnh nên cố gắng uống 8 cốc nước lọc mỗi ngày. Tránh sử dụng đồ uống có đường, chất kích thích và đồ uống có cồn, điều này có thể khiến các triệu chứng rối loạn tiêu hoá trở nên nghiêm trọng hơn.

uống đủ nước
Ảnh: pexels

Triệu

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

1. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục và duy trì vận động là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa rối loạn tiêu hoá. Các hoạt động thể chất có thể giúp thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hoá. Điều này giúp người bệnh đi đại tiện thuận lợi hơn và tránh nguy cơ táo bón. Bạn có thể thực hiện các động tác thể dục vừa phải, chẳng hạn như đi xe đạp hoặc chạy bộ ngắn để hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hoá.

tập thể dục tăng cường tiêu hóa
Ảnh: pexels

 

2. Giữ tinh thần thoải mái

Ruột và não được cho là có mối liên kết phức tạp, nghĩa là những gì tiêu cực diễn ra ở não cũng sẽ tác động xấu đến ruột. Stress được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón, và hội chứng ruột kích thích. Kiểm soát căng thẳng bằng cách tập yoga hoặc ngồi thiền đã được chứng minh vừa giúp thư giãn đầu óc, thoải mái tư duy, vừa có tác dụng cải thiện các triệu chứng ở những người mắc hội chứng ruột kích thích và các bệnh rối loạn tiêu hoá.

thiền để giảm stress
Ảnh: pexels

 

Bổ sung lợi khuẩn bằng các loại men vi sinh và men tiêu hóa

Uống men vi sinh vẫn được coi là biện pháp chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn có hiệu quả nhanh nhất bởi nó cung cấp số lượng khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá nhanh nhất và giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tối đa. Sau khoảng 1 tuần sử dụng thuốc là có thể thấy bệnh đã được cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn.

Bổ sung lợi khuẩn bằng các loại men vi sinh và men tiêu hóa
Ảnh: pexels

 

Điều trị tại bệnh viện

Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá chỉ ra ở trên thường chỉ xảy ra ít và ở mức độ nhẹ. Khi nhận thấy sự kéo dài và nặng hơn thì bạn cần phải có sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ. Để tránh tối đa những trường hợp bệnh xấu nhất có thể xảy ra. 

4

___

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Nhật Phương

No more